Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài văn Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học. sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
Dàn ý Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
a. Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
b. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
* Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự xuất hiện.
- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
* Đặc điểm của nhân vật
- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ của nhân vật.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
c. Kết bài
Đánh giá về nhân vật
Video Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học – Mẫu 1
Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.
Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.
Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.
Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.
Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật hài hước, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học – Mẫu 2
Ai đó đã từng nói: "Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ". Vâng, truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là tiếng nói, là nỗi niềm, tiếng lòng của người bình dân trong xã hội cũ. Song những tiếng lòng ấy không hề ủy mị, không hề mềm yếu dẫu rằng nó được cất lên trong bùn đen cơ cực. "Tấm Cám" là một truyện cổ tích thể hiện rõ niềm lạc quan, niềm tin của nhân dân lao động. Tấm là nhân vật chính trong truyện hiện lên với số phận bất hạnh nhưng ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn.
"Tấm Cám" là một truyện cổ tích thần kỳ. Truyện kể về cuộc đời số phận của Tấm - cô gái mồ côi, bất hạnh nhưng có phẩm chất tốt đẹp, trải qua nhiều gian nan cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Thông qua số phận bất hạnh của Tấm, nhân dân gửi gắm ước mơ, khát vọng lí tưởng xã hội của mình về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.
Tấm là một cô gái có số phận bất hạnh. Tấm mồ côi từ nhỏ: "Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám". Tác giả dân gian đã đưa người đọc đến với số phận rất quen thuộc trong truyện cổ tích: đó là người mồ côi. Ở với dì ghẻ, Tấm phải sống một cuộc sống khổ cực, bị mẹ con Cám hành hạ. Tấm phải làm lụng suốt ngày đêm trong khi Cám thì thảnh thơi. Đâu chỉ có thế, Tấm còn bị Cám lừa lấy mất giỏ cá. Mất giỏ cá là Tấm mất đi phần thưởng của dì, mất đi cái yếm đẹp, mất đi tình yêu thương mà Tấm khao khát có được. Không chỉ có vậy, khi chỉ còn con cá bống bầu bạn, Tấm cũng bị mẹ con Cám bắt lấy và giết thịt. Cuộc đời Tấm dường như bị bủa vây trong sự hãm hại. Bống là con cá duy nhất còn sót lại trong giỏ cá. Bị lấy mất cá là Tấm mất đi người bạn ngày ngày tâm sự, sẻ chia, mất một niềm an ủi cuối cùng. Tấm là hiện thân của một cuộc đời đày đoạ, tước đoạt, một hình ảnh tiêu biểu cho những số phận thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội phân chia giai cấp. Bởi vậy tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi khi bị chèn ép, áp bức có sức lay động mỗi trái tim nhân hậu, khơi dậy niềm cảm thông chia sẻ ở mọi người.
Nhờ Bụt, Tấm từ một cô gái mồ côi đã trở thành hoàng hậu. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi cần sự an ủi, giúp đỡ. Tấm bị mất chiếc yếm đỏ, Bụt cho hi vọng là con cá bống. Tấm bị mất cá bống, Bụt lại cho hi vọng. Tấm không được đi xem hội, Bụt cho một cho đàn chim sẻ đến giúp để đi hội làng gặp nhà vua. Lúc đi hội, Tấm làm rơi giày. Chính chiếc giày giúp Tấm gặp lại được vua trở thành hoàng hậu. Đó chính là ước mơ của người xưa về một sự đổi đời trở thành hoàng hậu, bước lên ngôi vị tối cao, là ước mơ, khát vọng lớn lao của người dân bị đè nén, áp bức. Hạnh phúc ấy chỉ dành cho những con người hiền lành, lương thiện.
Tấm là một con người sẵn sàng đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho chính mình. Thông qua các cuộc đấu tranh của Tấm, nhân dân lao động gửi gắm niềm tin, ước muốn về khát khao đổi đời,về cuộc chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Tấm phải nhiều lần hóa thân: Tấm bị giết hóa thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt, Tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt, Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra làm người. Cuộc đấu tranh giành lại quyền sống của Tấm là vô cùng gian nan, quyết liệt, không khoan nhượng. Cuộc đấu tranh cho thấy cái ác luôn hiện hữu, luôn xuất hiện đầy ắp hành hạ cái thiện. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con Cám vẫn đeo bám tiêu diệt Tấm tới cùng. Sự đày đoạ của Tấm đã đến tận cùng, bị tước đoạt cả hạnh phúc lẫn tính mạng.
Lần hóa thân cuối cùng, cô Tấm bước ra làm người đã gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc. Có lẽ hạnh phúc nơi trần thế mới là hạnh phúc đích thực và đáng trân trọng. Hạnh phúc giữa cuộc sống đời thực, được bên cạnh những người mình thương yêu. Đặc biệt, để có được hạnh phúc ấy, Tấm đã phải đấu tranh rất nhiều lần. Nếu như lúc trước lúc khó khăn, đau khổ, Tấm có Bụt hiện ra giúp đỡ thì lúc này đây, Tấm chủ động đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho mình. Gửi hồn mình vào chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị,... sau bao lần hóa thân, bị hãm hại, Tấm trở lại làm người. Tấm lại trở về là Tấm - một hoàng hậu xinh đẹp. Nhưng hạnh phúc sẽ chẳng bền lâu khi cái ác chưa bị diệt trừ tận gốc. Tấm tự tay trừng trị mẹ con Cám, để mẹ con cám phải nhận cái kết thích đáng. Nhân dân đã đứng về phía Tấm, công lý đứng về phía Tấm, hạnh phúc lại trở về bên cô Tấm nết na.
"Tấm Cám" là một truyện cổ tích mà ở đó mà không hề thấy người nông dân bi quan. Cái hiện thực với xã hội bất công vẫn cứ hiện ra thông qua số phận của nhân vật Tấm nhưng cũng qua nhân vật Tấm, nhân dân gửi gắm những ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, được thể hiện bằng cốt truyện chặt chẽ, có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo hấp dẫn cho truyện. Thông qua nhân vật Tấm, người đọc hiểu được những ước mơ, khát vọng mà nhân dân gửi gắm, ta thấy được sự đấu tranh của tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, văn học dân gian đã và mãi có chỗ đứng trong lòng bạn đọc và có giá trị sâu sắc trong kho tàng văn học Việt Nam nói chung. Bởi thông qua văn học dân gian, người đọc hiểu được đời sống cũng như tâm tư tình cảm người nông dân xưa, càng thêm trân trọng hơn kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học – Mẫu 3
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có vô vàn những câu truyện dân gian hay, cảm động và có ý nghĩa, trong số đó có truyện “Sọ Dừa” một câu chuyện với nhiều tình tiết hoang đường đầy ly kì nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa cuộc sống nhất là ước mơ của những người nông dân nghèo.
Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.
Tuy Sọ Dừa mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông, ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán thiệt hơn, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận Sọ Dừa. Sọ Dừa hàng ngày đều đưa trâu đi ăn đồng xa, nhìn con nào con nấy đều béo tốt và khỏe mạnh, phú ông lấy làm mừng lắm, càng tin tưởng Sọ Dừa hơn. Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa. Chính việc đi đưa cơm cho Sọ Dừa nên cô út mới biết được bí mật rằng Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô, lại còn biết thổi sáo hay nữa.
Sọ Dừa nói với mẹ mình muốn lấy con gái phú ông, vì thương con mẹ Sọ Dừa cũng qua thưa chuyện. Phú ông lấy làm điều nực cười lắm nhưng không từ chối thẳng thừng mà thách Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho. Sọ Dừa vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người, vì vậy Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ.
Hai cô chị nhà phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí, khác người thì đã lắc đầu bĩu môi không thèm nhìn, chỉ có mỗi cô út là gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ Sọ Dừa trở về hình hài là một chàng trai tuấn tú, thông minh, Sọ Dừa đã biến một ngôi nhà vô cùng khang trang, tráng lệ, có người hầu đi lại liên tục. Chính điều này đã làm cho hai cô chị nhà phú ông không khỏi tiếc nuối và nghiên tức với cô Út.
Hình ảnh Sọ Dừa khác người, hình dạng xấu xí, đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự thương cảm và lòng ưu ái, cảm thông của nhân ta đối với những số phận thiếu may mắn, bất hạnh, khi sinh ra bị khiếm khuyết. Câu truyện cũng muốn nhắn nhủ đến mọi người không nên chỉ chú trọng vẻ bên ngoài mà đánh đồng những đức tính bên trong của con người. Sọ Dừa khiếm khuyết nhưng nhiều tài, thông minh, nhanh nhẹn. Vẻ bề ngoài không thể biểu hiện được cả mặt chất và lượng của một con người.
Qua nhân vật Sọ Dừa nhân dân ta khi xưa muốn ngợi ca tình yêu một tình yêu trong sáng, không hám danh lợi, tình yêu chung thủy, không vì cái ngoại hình bên ngoài mà chia rẽ được tình cảm lứa đôi. Vì tình yêu con người ta có thể vượt qua được tất cả những khó khăn, thử thách. Đó chính là ước muốn, thông điệp của nhân dân qua hình ảnh nhân vật Sọ Dừa.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học – Mẫu 4
Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.
Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.
Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm bài học về tình yêu thương, cũng như tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ và đồng cảm của con người trong cuộc sống.
Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học – Mẫu 5
ừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.
Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.
Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…
Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.
Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.