Toptailieu.vn xin giới thiệu (20+ bài văn) Nghị luận về bạo lực học đường (siêu hay) sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường.
Dàn ý Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề bạo lực học đường.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Thực trạng
· Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến.
· Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc.
· Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.
b. Nguyên nhân
· Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh.
· Khách quan: do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.
c. Hậu quả
· Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.
· Gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.
· Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.
d. Giải pháp
· Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
· Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em.
· Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: vấn đề bạo lực học đường đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Video Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 1
Học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, sự trau dồi bản thân của chúng ta ngày hôm nay sẽ quyết định đến thành công, giá trị tốt đẹp mà chúng ta có sau này. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn mà ta dễ dàng nhận thấy đó là vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng phức tạp.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí, đạo lí, xúc phạm trấn áp danh dự, nhân phẩm của người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói thậm chí là đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Báo chí và các kênh truyền thông những năm gần đây đưa rất nhiều vụ tin tức về những người vi phạm đạo đức, có hành vi bạo lực học đường ở nhiều cấp độ khác nhau khiến ta cần suy nghĩ và nhìn nhận.
Nguyên nhân của vấn nạn này đầu tiên phải kể đến là do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân mỗi người học sinh, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Bên cạnh đó còn là do các bạn bị ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...) Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình cũng là nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách đối với các em học sinh, nó làm cho nạn nhân bị tổn thương về thể xác và tinh thần, gây ám ảnh một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, nó còn tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội; con người phát triển không toàn diện, mất dần nhân tính là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Để khắc phục vấn nạn này, trước hết mỗi người cần nhận thức được sự nguy hiểm, tác hại mà bạo lực học đường gây ra cho bản thân và cho người khác.
Bên cạnh đó, thầy cô và nhà trường cần quản lí học sinh của mình một cách nghiêm khắc, kỉ luật hơn, có biện pháp mạnh để răn đe cũng như phòng trừ những trường hợp bạo lực học đường. Gia đình cũng cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, dạy con em mình cách sống yêu thương, tình nghĩa, đoàn kết với mọi người để hạn chế tối thiểu xảy ra các vụ bạo lực học đường. Vì một thế hệ công dân vừa có tài, vừa có đức, chúng ta hãy cùng nhau chung tay nâng đỡ những thế hệ học sinh sống với nhân cách cao đẹp ngay từ hôm nay.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 2
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.
Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 3
Môi trường học đường là môi trường học tập cung cấp cho chúng ta kiến thức, kỹ năng cùng các hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường học đường- nơi an toàn và được coi là ngôi nhà thứ hai của mỗi người đang ngày một thay đổi. Nó bị bao phủ bởi màu sắc ảm đạm của những lời nói tục chửi bậy, những hành vi vô lễ, những hành động gian lận… Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là vấn nạn bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là gì? Đó là những hành vi ứng xử thô bạo gây tổn hại thân thể, tinh thần của người khác bất chấp ý lí lẽ. Bạo lực học đường là điểm nóng của ngành giáo dục hiện nay và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Đối tượng của bạo lực học đường không chỉ gói gọn là giữa học sinh mà còn là cả thầy cô giáo.
Bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau. Nhưng diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức là đánh đập thể xác, lăng mạ tinh thần qua mạng xã hội, cô lập trong lớp học. Nó lôi kéo sự tham gia không chỉ của một cá nhân mà thông thường là một nhóm sẽ cùng xúc phạm, đánh đập đối tượng nào đó. Chúng ta thấy xôn xao trên dư luận vụ nhóm nữ sinh cấp ba ở Hưng Yên đánh đập, lột đồ bạn học chỉ vì xích mích cá nhân. Rồi mười nữ sinh ở Quảng Ninh đánh hội đồng hai bạn học vào chiều ngày 6 tháng 4 năm 2019. Rất nhiều vụ việc bạo lực học đường thương tâm như vậy đang ngày ngày xảy ra.
Chúng ta còn biết đến vụ việc cô giáo Hải Phòng phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, thầy giáo tát vào mặt, đánh vào đầu khiến học sinh nhập viện. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau như vậy nên hành vi của nhiều người tưởng chừng trêu đùa nhưng rất có thể dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.
Vậy đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Nó có thể bắt đầu xảy đến từ những hành vi tưởng chừng vô hại, là “chuyện nhỏ” như nói móc, nhìn đểu, ghen ghét trong học tập, yêu đương. Các em học sinh còn quá nhỏ để nhận thức được hành vi và dễ dàng bị tác động từ phim ảnh, sách báo bạo lực. Suy nghĩ, hành động trong cơn nóng giận đến mất kiểm soát. Sự giáo dục thiếu hoàn chỉnh do non nớt trong tư duy cùng với sự thờ ơ của gia đình. Tất cả tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm mống bạo lực học đường và khi có điều kiện nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Chúng ta đều biết đến những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây đến đối với cả hai đối tượng là nạn nhân và người gây ra bạo lực. Nạn nhân của hành vi bạo lực học đường sẽ chịu tổn thương cả về thể xác, tinh thần. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Cha mẹ, bạn bè người bị hại thì hoang mang lo lắng cho nạn nhân. Trong họ và xã hội đều có cái nhìn cảnh giác với môi trường học tập. Người gây ra bạo lực cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả cho những sai lầm của mình. Người đó sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, làm hỏng tương lai của chính mình và trở thành nỗi xấu hổ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Dưới áp lực từ dư luận, dù là nạn nhân hai người bạo hành thì hậu quả để lại của bạo lực học đường đều rất nghiêm trọng đối với tương lai và sự phát triển của họ.
iải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết. Và giáo dục để nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về bạo lực học đường là yếu tố then chốt. Cần phải nhân rộng sự hiểu biết của mọi người để phòng tránh, ngăn chặn những hành vi không tốt. Hãy kết nối mọi người với nhau bằng tình yêu thương sự bao dung và lòng nhân ái. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để tạo ra môi trường giáo dục và tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Còn đối với những trường hợp cố tình vi phạm, pháp luật phải có những xử lý, răn đe cho phù hợp để ngăn chặn bạo lực học đường dù chỉ là mầm mống.
Mỗi cá nhân hãy cùng đóng góp sức lực để ngăn chặn bạo lực học đường. Phải có quan điểm nhận thức rõ ràng, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Hình thành, rèn luyện, tu dưỡng những đức tính tốt đẹp. Tuyệt đối không a dua theo bè kết phái và làm ra những hành vi đáng xấu hổ. Đừng để con quỷ giận dữ trong bạn điều khiển. Trở thành nạn nhân hay người gây ra bạo lực học đường đều không phải mong muốn tốt đẹp. Hãy có ý thức để tự bảo vệ chính bản thân bạn và người xung quanh bạn.
Bạo lực học đường là hiện tượng không tốt đối và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Việc ngăn chặn, phòng chống, đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường rất thiết thực và cần thiết. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường. Xây dựng một môi trường giáo dục văn minh và nhà trường sẽ là nơi để học, để phát triển nhân cách, kỹ năng trong mỗi cá nhân
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 4
Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học hiện nay, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và thật đáng buồn, đáng hổ thẹn thay khi những con người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những con người đã và đang hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với những kiến thức sách vở, toàn là những kiến thức văn minh, văn hóa, đạo đức mà lại chỉ thích xúc phạm, lăng nhục, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của các phương tiện truyền thông, phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm lan tràn trên các trang mạng xã hội đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ thực dụng, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta còn quá lỏng lẻo, chưa thực sự thiết chế nội quy chặt chẽ. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị phát hiện.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào. Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao… Tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn, cha mẹ cũng không nắm bắt kịp hoặc là không có thời giờ để quan tâm.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh mặc áo dài trắng thướt tha mà lại ngoắt một cái có thể lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau, những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đánh nhau tập thể như những tên xã hội đen thực thụ, rồi chính người trong cuộc còn tung lên mạng trong sự hả hê mà không hề biết rằng đã làm đau nhói trái tim của những bậc sinh thành và những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Trước hết, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào sự bế tắc khó gỡ bỏ. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường.
Đồng thời, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân vận động, câu lạc bộ thể thao, các câu lạc bộ về những môn nghệ thuật để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường.
Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lý có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn những hành động có hại đến môi trường văn hóa, xã hội. Quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường – Xã hội. Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng sống cho học sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mỗi học sinh cần biết kiềm chế bản thân, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả mình gây ra.
Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì tất cả mọi học sinh, dù không liên quan thì cũng không nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ quan công an địa phương… để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ, cần phải có biện pháp triệt để vấn đề này, lôi những nạn nhân đang bế tắc ra nơi ánh sáng.
Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim đạo đức và đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình, nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh.
Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, vấn đề bạo lực học đường cần được thật sự chú trọng quan tâm.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 5
Bạo lực học đường trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp. Tính chất và mức độ không ngừng tăng cao. Vấn nạn này trở thành một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối trong xã hội. Vậy làm thế nào để phòng chống bạo lực học đường?
Trước tiên, mỗi người cần hiểu rõ thế nào là bạo lực? Bạo lực là hành vi gây tổn hại đến người khác. Bao gồm tổn hại về cơ thể và tinh thần. Biểu hiện cụ thể như: đánh đấm vào cơ thể, mắng chửi, xỉ nhục, nói xấu, tung tin trên mạng, đụng chạm vào những vùng nhạy cảm, quấy rối, xâm hại, thậm chí bỏ rơi, không quan tâm, cô lập bạn cũng là một hành vi bạo lực...
Nguyên nhân đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp nhau đồ đạc, nói xấu nhau, tung ảnh của nhau trên mạng xã hội, hiểu nhầm nhau, đọc trộm tin nhắn của nhau cũng dẫn tới bạo lực...
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình. Một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau thậm chí chúng thường xuyên bị đánh đập cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực.
Trong thời đại cách mạng 4.0, các em bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ mạng xã hội. Mạng xã hội vô tình đã định hướng ngôn ngữ và hành vi của bản thân các em. Mấy ngày nay, bản thân ngạc nhiên khi thấy rất nhiều học sinh nói câu: “Em làm vậy bố em đánh em không trượt phát nào!”. Tôi tò mò hỏi một em “Sao cô thấy mấy bạn hay dùng câu đó thế? Câu đó xuất phát từ đâu?” Bạn học sinh đó trả lời: Trên mạng đấy cô. Người nói là Fan cứng của anh “Khá Bảnh”. Vì khi anh ấy đi cắt tóc giống anh Khá thì bố anh ấy đã đánh anh ấy không trượt phát nào.
Đối với nhà trường cần nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật. Hoạt động này khá đa dạng như thành lập tổ tư vấn tâm lí, giáo dục thông qua các giờ học, giờ sinh hoạt lớp, mời chuyên gia tâm lí.
Khi học trò có xích mích, mâu thuẫn thì giáo viên cần giúp học sinh tìm những cách giải quyết xích mích, mẫu thuẫn lịch sự, có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Thầy giáo cô giáo phải là nơi tin tưởng để các em tìm đến để nhờ tư vấn và giúp đỡ.
Đặc biệt, nhà trường cần tạo một không gian thân thiện, lành mạnh, xây dựng tổ tư vấn tâm lí học đường. Thầy giáo, cô giáo chính là những người sẽ giúp học trò vượt qua khủng hoảng tâm lí tuổi mới lớn và giúp các con tìm ra cách giải quyết tình huống tốt nhất.
Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý nghiêm minh.
Cách thứ nhất, tìm cách tách khỏi môi trường ấy tạm thời. Kế sách mà chúng ta vẫn hay đùa vui đó là: trong ba sáu kế, kế chuồn là thượng sách. Lí do là bởi khi đó, người gây bạo lực cho chúng ta họ đang ở trạng thái tâm lí nóng giận, dễ bị kích động nên cách tốt nhất là ta sẽ tìm cách tách khỏi môi trường ấy tạm thời bằng việc đi đến một chỗ nào đó. Để cả ta và người gây bạo lực cho ta giữ bình tĩnh. Tuy nhiên, sau đó, khi đã bình tĩnh thì sẽ quay trở lại để nói chuyện hoặc giải quyết vấn đề hiểu lầm dẫn tới mâu thuẫn và bạo lực đó.
Trong trường hợp chúng ta bị kẻ gây bạo lực khống chế thì bình tĩnh quan sát tình huống và tìm cách để thoát thân bằng một số cách sau:
- Khi bị nắm tay và kéo đi. Ta có thể dùng đầu gối hoặc dùng cùi trỏ đánh lại, tìm khe hở của tay để thoát ra
- Khi bị ôm ghì từ phía sau ta có thể huých vào tay, dẫm vào chân hoặc tìm cách ngồi xuống và bỏ chạy
Cách thứ hai là có thể tìm người tin cậy để giúp đỡ. Ví dụ: Ở trường, ta có thể báo, nhờ sự giúp đỡ của thầy cô. Ở nhà, có thể nói với bố mẹ hoặc báo công an…
Tóm lại dù là giáo viên, phụ huynh hay học sinh đều phải có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường. Nên mỗi người cần phải biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và có lòng vị tha. Như vậy mới có thể nói không với bạo lực học đường.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 6
Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Vấn đề bạo lực học đường thực sự đặt ra những thách thức to lớn đối với nền giáo dục Việt Nam
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại gây ra những tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. Phạm vi bạo lực học đường có thể xảy ra trong và ngoài trường học, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nền giáo dục và tình hình an ninh xã hội.
Trường học là một môi trường tốt nhất giáo dục học sinh những tri thức về khoa học mà còn hình thành, rèn luyện và kiện toàn nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn; trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Trong mối quan hệ giữa sinh đối với học sinh: Đây là vấn đề nóng bỏng, đáng báo động, cũng là nỗi ám ảnh của cả xã hội. Tính chất bạo lực giữa học sinh không những tăng tiến về số lượng và mức độ nguy hiểm cũng tăng đến mức báo động. Ngoài việc đánh nhau, học sinh còn sử dụng những hung khí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác như dao, súng, vũ khí phóng điện,… để khống chế, gây thương tích cho người khác.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Trong mối quan hệ giữa trò đối với thầy cũng xảy ra nhiều điều bất cập. Do lười học, không nghiêm túc trong thi cử, thiếu tư cách, nhiều học sinh bị điểm kém, bị kỉ luật nên căm ghét và cùng phụ huynh hành hung thầy cô giáo. Đây cũng là hiện tượng làm nhức nhối lòng người bởi nó làm băng hoại truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc. Không ít vụ học sinh đánh thầy giáo, cô giáo vì mâu thuẫn, bức xúc ngay tại lớp học hoặc ngoài trường học được đưa lên báo chí. Sự việc đúng sai dù đã được làm rõ nhưng những tổn thương do vụ việc gây ra thật khó bù đắp nổi.
Trong mối quan hệ giữa thầy đối với trò trong thời gian gần đây cũng nảy sinh nhiều vấn nạn. Do thiếu trách nhiệm trong công việc và suy thoái đạo đức nhà giáo, có một số thầy cô đã đối xử thô bạo đối với học sinh như xúc phạm thân thể, xúc phạm danh dự, đe dọa, khủng bố tinh thần học sinh gây hậu quả không nhỏ về mặt sức khỏe và để đặt được những di chứng tinh thần đối với học sinh. Dù các quy định hướng đến bảo vệ quyền lợi và bản thân học sinh nhưng những vụ việc vi phạm vẫn thường xuyên xảy ra, gây bức xúc trong và ngoài nhà trường.
Trong mối quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp cũng xuất hiện nhiều mâu thuẫn sâu sắc. Có thể do bất đồng về quan điểm, ý kiến, bị xúc phạm, khiêu khích mà nhiều giáo viên đã lớn tiếng với nhau ngay tại trường học, thậm chí là xô xát, gây thương tích nghiêm trọng.
Hiện tượng bạo lực giữa học sinh với nhau đã xuất hiện từ nhiều năm với những mức độ khác nhau, nhưng chưa bao giờ lại xuất hiện nhiều như hiện nay, gây bức xúc trong dư luận về vấn đề giáo dục học sinh vì đánh nhau không chỉ nhất thời nóng giận và không chỉ giữa hai cá nhân mà có tổ chức, có băng nhóm, thậm chí là các băng nhóm trấn lột nhau.
Việc đánh nhau không chỉ ở nam sinh, mà nữ sinh cũng đánh nhau một cách tàn bạo: đánh hội đồng, đánh có chủ đích, lột quần áo hà nhục nhau… Điều đáng sợ là sự thờ ơ, vô cảm của những học sinh khác khi trực tiếp chứng kiến cảnh hành hạ bạn, thậm chí cổ vũ, reo hò hay quay phim để đưa lên mạng.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Trước hết, nó làm tổn hại về sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong, tù tội, gây nên nỗi đau lòng cha mẹ, thầy cô, bạn bè bạn. Làm cho môi trường giáo dục không an toàn, xã hội mất niềm tin, học sinh và phụ huynh lo lắng, bất an vì sợ bị tấn công.
Bạo lực học đường gây mất trật tự an ninh xã hội. Nếu không kịp phát hiện và ngăn chặn sẽ dẫn đến hành vi tội phạm. Không những thế, nó còn tác động nguy hại nhất là đạo đức xã hội, làm băng hoại nhân cách của thanh niên, làm cho họ chai sạn trong tình cảm, thực dụng trong cuộc sống và thiếu nhân bản trong sử thế với đời; rồi từ đó ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.
Nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lý có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Nguyên nhân làm nảy sinh bạo lực học đường, đầu tiên là do sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường không đi kèm với việc khẳng định, giáo dục đạo đức nhân cách cho con người trong thời đại mới. Nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó khiến cho con người chỉ biết đồng tiền, tôn sùng đời sống vật chất mà đánh mất đi tình người, đánh mất sự cảm thông và lòng yêu thương, sẵn sàng tranh đoạt, làm tổn thương người khác vì lợi ích của bản thân.
Sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin và các phương tiện giải trí khiến cho cái xấu, cái ác xâm nhập sâu rộng trong đời sống con người, làm suy thoái đạo đức xã hội. Những website có nội dung bạo lực (chém giết, khủng bố,…), hoặc đồi trụy xuất hiện và hoạt động công khai đang giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Kỉ cương trong nhà trường của chúng ta còn quá lỏng lẻo và chưa đồng bộ, không có tính răn đe và giáo dục mạnh mẽ. Chúng ta quá nuông chiều học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.
Nhà trường đặt nặng việc dạy chữ hơn dạy người. trong một thời gian dài, nền giáo dục đặt mục tiêu giáo dục tri thức cho học sinh, tạo ra những lao động có trình độ, có kĩ năng để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà quên đi nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn cho các em. Môi trường sư phạm một số nơi chưa được đảm bảo gây phản cảm với học sinh.
Một số giáo viên chưa gương mẫu, thậm chí thiếu nghiêm túc, công bằng với học sinh… Sĩ số học sinh đông khiến người thầy không thể theo sát học trò, khó can thiệp để kịp thời ngăn chặn mâu thuẫn,Chất lượng hệ thống giáo dục chưa đồng bộ, nhiều người yếu kém vẫn còn làm công tác giáo dục cho nên nhiều lúc học giải thích không thấu tình đạt lí khiến các em học sinh ngại thổ lộ khi gặp vấn đề, dẫn đến ức chế và phản ứng bằng hành động bạo lực.
Gia đình vì bận rộn với công việc thiếu quan tâm đến con em mình, ỷ thác việc giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh cho trường học. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào. Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Hiện tượng suy thoái đạo đức ở học sinh gây nên bạo lực học đường. Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống thời thượng phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Gia đình cần quan tâm hơn nữa để con em mình, theo dõi hoạt động của con để cùng để phối hợp với nhà trường ngăn chặn những xung đột có thể dẫn đến đánh nhau. Cha mẹ phải là những người thầy đầu tiên dạy trẻ hình thành kĩ năng sống trước khi đến tuổi đi học.
Ngay đầu năm học, nhà trường cần nắm được sơ bộ danh sách các học sinh cá biệt, có dấu hiệu bạo lực để quản lí cho phù hợp. Cần dạy học sinh biết kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. Trước hết, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho các em, chú trọng đến kĩ năng giao tiếp, ứng xử thuyết phục được học sinh.
Sự tận tụy, yêu thương chân thành của thầy sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của học sinh trong ứng xử với mọi người xung quanh. Nhà trường cần tăng cường hoạt động ngoại khóa, rèn luyện người xung quanh. Nhà trường cần tăng cường hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh hơn là chạy theo bệnh thành tích để đặt lên vai các em những ước muốn phù phiếm của người lớn. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào.
Nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường.
Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Quan trọng hơn tất cả là bản thân mỗi học sinh, mỗi giáo viên phải biết tự rèn luyện mình, sống đúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội, biết tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, hạn chế các xung đột và tìm cách giải quyết những mâu thuẫn một cách tốt đẹp nhất. Hãy lấy sự cảm thông, tình yêu thương làm nền tảng của hành động, lấy lợi ích của cộng đồng làm mục đích cố gắng, có như thế, bạo lực trong học đường sẽ không còn nữa.
Dù nhà trường, gia đình và xã hội đã quyết liệt ngăn chặn tình trạng bạo lực, thế nhưng, vẫn còn tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau, để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cần quyết liệt lên án, chấn chỉnh để xây dựng trường học thân thiện, hiệu quả và tiến bộ.
Học sinh gây gổ, đánh nhau, dẫn đến bạo lực trong học đừng là một hiện tượng tiêu cực. Học sinh cần chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, hạn chế sử dụng mạng xã hội, bồi dưỡng nhân cách để sau này trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Bạo lực học đường là một vấn nạn của xã hội. Trách nhiệm của chúng ta là ngăn chặn bạo lực học đường và tạo ra một thế giới mà ở đó ai cũng được tôn trọng, ai cũng thành công. Bởi vậy, hãy tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau để cùng xây dựng một môi trường học tập an toàn, tiến bộ, một xã hội văn minh, giàu lòng nhân ái.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về bạo lực học đường – Mẫu 7
Những năm gần đây vấn nạn bạo lực học đường đang làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Các biểu hiện của bạo lực học đường hết sức phức tạp bao gồm các hành vi hành hung trấn áp, xâm phạm, đe dọa làm tổn thương thân thể và tinh thần của người khác. kể cả hành vi lạm dụng tình dục, hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường cũng là biểu hiện của bạo lực học đường.
Bấy lâu nay, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường chỉ diễn ra giữa học sinh với học sinh. Thực tế, bạo lực học đường có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều hành vi. Về đối tượng, bạo lực học đường có thể xảy ra giữa học sinh đối với học sinh, học sinh đối với giáo viên, giáo viên đối với học sinh, giáo viên đối với giáo viên, phụ huynh đối với giáo viên.
Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích, học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế. Bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như “thích thì đánh cho nó chừa”, “nhìn đểu”…
Làm nảy sinh hiện tượng bạo lực ấy chính là do sự suy thoái của nền tảng đạo đức xã hội. Con người ngày càng xem trọng đời sống vật chất, vô tâm và ích kỷ. Chính vì thế, từ những mâu thuẫn nhỏ làm bùng nổ mâu thuẫn lớn bà dẫn đến bạo lực.
Nội quy, quy chế nhà trường còn yếu kém, cơ chế quản lí lỏng lẻo khiến cho việc xử lí các vi phạm không triệt để, chưa có tính răn đe và giáo dục. Bởi thế, càng nhắc nhở, càng xử phạt, càng khiến cho học sinh bướng bỉnh và hư hỏng hơn.
Nhà trường chú trọng đến việc giáo dục tri thức mà xem nhẹ việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh khiến cho nhiều học sinh mất phương hướng, buông lỏng kỉ luật, trở nên hư hỏng.
Nhiều giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, chạy theo lợi ích, chèn ép học sinh về điểm số, gây căng thẳng trong giờ học khiến học sinh bất mãn. Một số giáo viên khác có hành vi đồi bại với học sinh, khiến học sinh không còn kính trọng nữa. Từ việc xem thường một vài cá nhân dẫn đến tâm lí xem thường cả tập thể và hệ thống giáo dục nước nhà.
Gia đình và xã hội thiếu quan tâm đến vấn đề tâm sinh lí của lứa tuổi học học. Nhiều phụ huynh không hợp tác giáo dục con em mình khiến cho học sinh có thái độ xem thường nhà trường, thầy cô bạn bè. Từ việc suy thoái đạo đức dẫn đến việc buông lỏng việc học, tỏ ý thách thức đối với trường học và giáo viên, gây hấn với bạn bè. Việc xử phạt của nhà trường và giáo viên càng khiến cho học sinh hư hỏng chán nản, bất mãn và làm gia tăng tính bạo lực.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiệm trọng, khó lường, gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác.
Trước hết, rất nhiều học sinh bị bạo lực tinh thần mỗi ngày bởi học sinh và giáo viên. Tình trạng ấy kéo dài trong một thời gian mà không được phát hiện, can thiệp. Cho đến khi xảy ra xung đột, phản nhà nhà trường mới hay và xử lí thì đã quá muộn.
Học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, là cú sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…
Bạo lực học đường làm xấu đi hình ảnh hà trường và hình ảnh người thầy đối với xã hội. Nhiều người mất dần niềm tin đối với trường học, thấy không thật an tâm khi con em mình đi học.
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tịt!! bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tạo hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cẩn xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách.
Không có chiến thắng nào vẻ vang bằng sự chiến thắng của tình yêu thương. Trường học phải là nơi tiên phong giáo dục đạo đức, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho con người trên nguyên tắc trật tự, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm cao cả nhất. Vì một môi trường học đường lành mạnh, học sinh “HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”. Hãy ngăn chặn ngay lập tức vấn nạn bạo lực trong học đường. Mỗi thầy cô giáo trong trường học, mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.