TOP 20 mẫu Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm lớp 8 HAY NHẤT

Tải xuống 9 1.5 K 1

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tự do "Những cánh buồm" của Hoàng Trung Thông

Dàn ý Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hoàng Trung Thông, bài thơ Những cánh buồm.

2. Thân bài

a. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển

- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.

- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.

- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Cảm nhận của người cha khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy sung sướng.

b. Cuộc trò chuyện của hai cha con

- Người con tò mò hỏi cha “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”.

- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/…Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”, người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

- Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:“Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…” thể hiện khát khao được khám phá thế giới rộng lớn.

=> Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Những cánh buồm”.

TOP 20 mẫu Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm lớp 8 HAY NHẤT (ảnh 1)

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 1

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ qua bài thơ “Những cánh buồm”. Tác phẩm của ông là tiếng lòng của người cha chan chứa tình yêu thương dành cho con. Bên cạnh hình ảnh người cha ân cần, luôn quan tâm, che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai thì hình ảnh người con lại cho em thấy được sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha của mình. Cha và con đi dạo trên bờ biển. Con hướng mắt về phía đằng xa rồi cất lên câu hỏi đầy thơ ngây: “Cha ơi/ Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Từ câu hỏi của đứa con, em có thể thấy, trong lòng con, cha là người có thể giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc. Đồng thời, dòng thơ còn cho thấy người con luôn muốn học hỏi, tìm tòi mọi thứ. Tiếp đến, con còn là đứa trẻ mang trong mình hoài bão, khát vọng được tìm hiểu thế giới, đi đến những chân trời, vùng đất bao la, rộng lớn. Con “trỏ cánh buồm xa nói khẽ”: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi…”. Câu nói ấy thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối mà con dành cho cha mình. Khát vọng của con chính là ước mơ của cha thuở nào. Hình ảnh cánh buồm vì thế cũng trở nên thật sâu sắc, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ biểu trưng cho hoài bão của bao thế hệ mà còn đại diện cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đối mặt, đương đầu với phong ba bão táp để vươn tới thành công. Như vậy, với lời thơ dạt dào cảm xúc, chan chứa tình yêu thương và hình ảnh thơ gần gũi, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thể hiện một cách đầy tinh tế tình cảm của hai cha con. Qua văn bản, em càng thêm cảm phục, ngưỡng mộ trước tài năng của tác giả.

TOP 20 mẫu Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm lớp 8 HAY NHẤT (ảnh 3)

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 2

Bài thơ Những cánh buồm là một tác phẩm viết về tình cảm cha con vô cùng ấn tượng. Tình phụ tử trong tác phẩm thơ này không hoa mĩ, mà mộc mạc, chân chất. Hình ảnh người cha dịu dàng dắt tay con đi trên bãi cát, mỉm cười và âu yếm xoa đầu con nhỏ, rồi ân cần trả lời những câu hỏi ngô nghê của con thật ấm áp biết bao. Dưới sự dẫn lối của cha, bao khát vọng về thế giới rộng lớn ngoài kia đã được khơi gợi lên trong lòng người con nhỏ bé. Đứa trẻ ấy dựng lên ước mong khám phá những điều kì lạ ở bến bờ xa xôi. Và còn mang theo cả những ước mơ còn chưa thành hiện thực của bố nữa. Tình cha con ấy thật giản dị mà cũng thật ấm áp. Dường như ta có thể cảm nhận được điều ấy ở mọi người cha trên thế gian này. Đó chính là ý nghĩa lan tỏa mạnh mẽ của tác phẩm thơ Những cánh buồm đến cho người đọc.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 3

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho người đọc nhiều suy tư. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và chân thành, có thể thấy, Những cánh buồm là một bài thơ hay, ý nghĩa.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 4

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông khiến em cảm thấy rất yêu thích. Người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Tóm lại, qua b ài thơ, em có thể cảm nhận tình cha ấm áp vô bờ.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 5

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm thơ hay và ý nghĩa về tình cảm cha con. Trong nền trời xanh và bãi cát vàng trải dài, hình ảnh người cha và người con hiện lên quấn quýt và tràn đầu yêu thương. Hai cha con nắm lấy tay nhau, thảnh thơi đi dạo bên bờ biển với sự vui vẻ và hạnh phúc. Niềm vui ấy, đơn giản chính là khi được ở cạnh người thân yêu nhất của mình. Người cha thì trìu mến, bao dung, yêu chiều mà xoa đầu của con và trả lời từng câu hỏi của đứa trẻ. Còn người con thì hào hứng với mọi thứ xung quanh mình, và hồ hởi kể cho cha những ước mơ của mình. Chính người con ấy, còn mong thực hiện được cả ước mơ của cha mình, không để nó bị lãng quên. Sự yêu thương, gắn kết và kế thừa trong suy, ước mơ ấy đã khiến hai cha con lại càng thêm gần gũi với nhau hơn. Tuy không có những hình ảnh to lớn, những câu từ thể hiện trực tiếp tình cảm cha con. Nhưng bài thơ Những cánh buồm vẫn giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc thứ tình cảm lớn lao và thiêng liêng ấy qua từng hành động, lời thoại của nhân vật.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 6

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 7

“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, khung cảnh thiên nhiên vô cùng tinh khôi, khiến người đọc cảm thấy say mê, thích thú. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Đặc biệt là hình ảnh gợi ra tình cảm cha con ấm áp – chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cho người cha như tìm thấy chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Và từ đó, chúng ta thấy được mong ước của người cha là đứa con có thể thực hiện ước mơ thay mình. Bài thơ nói về tình cảm cha con ấm áp, cũng như ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 8

Với tác phẩm “Những cánh buồm”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã đem đến cho em cùng rất nhiều độc giả khác vô vàn xúc cảm. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về tình cha con gắn bó và thiêng liêng. Ở đây, ta đã được thấy hình ảnh hai cha con với sự trái ngược vô cùng đặc biệt: “Bóng cha dài lênh khênh/Bóng con tròn chắc nịch”. Nếu người cha hiện lên với sự vững chãi, chở che, bao bọc thì đứa con lại xuất hiện với vẻ ngây thơ, hồn nhiên. Điểm chung giữa hai cha con là ước mơ về những chuyến đi xa, về sự khám phá, trải nghiệm. Mong ước của đứa con thơ lúc này như một cơn gió làm dao động mặt hồ yên tĩnh, gợi lên ước mơ thuở xa xưa của người cha. Qua những câu thơ ngắn gọn, em đã cảm nhận được tình yêu mà người cha dành cho con vô cùng cảm động, gần gũi. Với việc sử dụng những hình ảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc, bài thơ đã dựng lên bức tranh chân thực, đẹp đẽ trước mắt người đọc. Giọng thơ giản dị, chân thành, khiến người đọc có thể dễ dàng cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Đọc bài thơ, em lại càng thêm yêu quý người cha kính mến của em – người đã cho em rất nhiều bài học vô giá.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 9

Những cánh buồm là một áng thơ viết về tình cha con mộc mạc mà sâu đậm nhất trong lòng em. Bài thơ không sử dụng nhiều hình ảnh hoa mĩ hay câu chuyện to lớn, nhưng vẫn khiến người đọc thổn thức không thôi về tình cảm cha con ấm áp. Người cha trong bài thơ yêu thương con của mình vô cùng. Tình yêu ấy thể hiện qua hành động dịu dàng mỉm cười xoa tóc con, âu yếm dắt con đi trên bờ cát, và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ngô nghê của con. Và người con cũng yêu thương, quấn quýt cha mình. Cậu bé đặt ra những câu hỏi, nắm tay cha và nói về những ước mơ của mình. Bầu không khí ấm áp ấy khắc họa tình cha con mộc mạc và giản dị, nhưng vô cùng chân thật. Nó như một dòng nước ấm hiền hòa chảy vào trái tim em, gợi lên trong em những tình cảm và kỉ niệm hạnh phúc cùng người cha yêu dấu. Sự đồng điệu trong cảm xúc ấy chính là sứ mệnh của những tác phẩm thơ chân chính. Và bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã làm được điều đó.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 10

Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Nhiều người khi đọc bài thơ này hẳn sẽ ấn tượng với hình ảnh cánh buồm, nhưng em lại ấn tượng với hình ảnh ánh nắng in lên vai hai cha con: “Ánh nắng chảy đầy vai”. “Chảy” vốn là một từ được dùng cho chất lỏng, không phải cho ánh sáng. Vậy mà nhà thơ lại sử dụng nó để miêu tả sự chiếu sáng của ánh nắng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Chính việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ này đã làm cho câu thơ gợi cảm hơn, khiến cho người đọc có nhiều liên tưởng hơn. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 11

“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là bài thơ hay và để lại cho em nhiều cảm xúc. Viết về tình cảm cha con, nhà thơ đã viết bằng một ngòi bút chan chứa tình yêu thương và dạt dào cảm xúc. Thông qua cuộc trò chuyện giữa người cha và con khi đi dạo trên bãi biển, tác giả muốn ca ngợi tình cảm gia đình gắn bó, thắm thiết. Điều khiến em đặc biệt ấn tượng ở bài thơ này chính là sự ân cần, yêu thương của người cha dành cho con. Khi dắt tay con đi trên bãi biển, lòng cha vui tươi, hạnh phúc. Khi thấy con ngô nghê hỏi rằng: “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”, cha có hành động vô cùng âu yếm đó là mỉm cười và xoa đầu con. Cha từ tốn giải thích cho con và nói rằng “ở nơi đó cha chưa hề đi đến”. Hình ảnh “cha dắt con đi” lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh vào tình cảm thương yêu, trìu mến của cha. Cha luôn dìu dắt, đồng hành cùng con trên bước đường tương lai như cánh buồm đang giương cao trong gió. Trong khổ cuối cùng, người cha ánh lên niềm hạnh phúc khi nhìn thấy ước mơ ngày trước của mình trong khát vọng của con. Bằng cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi cảm: “phơi phới”, “thầm thì”,… cùng sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố miêu tả với tự sự, nhà thơ đã đem đến cho em cảm nhận về tình cha con thắm thiết. Tác phẩm là áng thơ hay ngợi ca tình cảm gia đình.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 12

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh thiên nhiên sau một đêm mưa rả rích hiện ra tràn đầy sức sống. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Hình ảnh của cha và con cũng hiện lên với nét đáng yêu. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị, còn con lại mong muốn được khám phá. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con vậy. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con, sẽ được con thực hiện. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 13

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 14

Có biết bao bài thơ viết về tình cha con nhưng em đặc biệt yêu thích và ấn tượng với bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông. Đây là tác phẩm viết rất hay về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm cha con gắn bó, thiêng liêng, sâu sắc. Trong văn bản, điều khiến em rung cảm là tình yêu thương và sự ân cần của người cha dành cho con. Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát “dưới ánh mai hồng”. Thấy con bước đi trên bờ biển, lòng cha “vui phơi phới”. Từ “phơi phới” đã diễn tả được hết sự vui sướng của cha. Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con. Cụm từ “cha dắt con đi” được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh vào tình cảm yêu thương và sự đồng hành của cha trên bước đường cùng con chinh phục tương lai. Cha giống như cánh buồm, luôn đồng hành, dẫn bước. Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng. Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con. Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”. Để rồi khi đứng trước mong ước được khám phá thế giới của con, người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng “Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận/ Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”. Có thể nói, bằng cách kết hợp giữa yếu tố tự sự với miêu tả, sử dụng từ ngữ giàu sức gợi và hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày, tác giả Hoàng Trung Thông đã thể hiện một cách đầy tinh tế nỗi lòng, tình cảm của người cha. Từ đây, em càng thêm yêu và trân trọng những giây phút được ở bên gia đình.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 15

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch – một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 16

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, chúng ta như được bước vào một thế giới tuyệt đẹp. Ở đó, khung cảnh xung quanh chính là bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện trở lại đầy rực rỡ, nước biển trong xanh còn bãi cát thì mịn màng. Hình ảnh trung tâm trong bài là người cha đang dắt con đi dạo trên bãi biển. Bóng của người cha và đứa con gợi ra khoảng cách giữa hai thế hệ. Bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch. Khi nhìn về phía chân trời, con đã thắc mắc ở ngoài đó có những gì. Cha đã giải thích cho con rằng theo cánh buồm trắng ở ngoài nơi xa sẽ có nhà, cửa – cũng chính là tổ quốc thân yêu. Lời đề nghị của đứa con “mượn cánh buồm trắng để con đi” đã khiến cha nhớ lại về mong ước của bản thân khi còn nhỏ. Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Trong bài thơ, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những cánh buồm. Đó là một hình ảnh mang tính biểu tượng, những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con, hay cũng chính là cha thuở trước. Qua đó, hình ảnh này đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp, được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 17

Với tác phẩm “Những cánh buồm”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã đem đến cho em rung cảm sâu sắc về tình cảm gia đình. Đó là tình cảm cha con ấm áp, gắn bó, tràn đầy yêu thương. Hình ảnh cha và con hiện lên trái ngược: “Bóng cha dài lênh khênh/Bóng con tròn chắc nịch” đã hòa cùng khung cảnh thiên nhiên hết sức tươi đẹp: “ánh mặt trời rực rỡ”, “biển xanh”, “ánh mai hồng”, “ánh nắng chảy đầy vai”. Tất cả cùng tạo nên một bức tranh tràn đầy màu sắc và thấm đượm tình yêu thương. Bước vào khung cảnh như mơ ấy, ta được nghe cuộc trò chuyện của hai cha con về vùng đất phía xa kia. Đó là nơi “có cây có cửa có nhà”, có những “cánh buồm trắng” rong ruổi đó đây. Nơi ấy là chốn mà cha từng rất mong ước được đặt chân đến, được khám phá và tìm hiểu mà chưa có cơ hội. Giờ đây, ước mơ đó lại một lần nữa được thắp lên trong tâm trí người cha qua câu hỏi ngây ngô của đứa con thơ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé/Để con đi…”. Người cha như vỡ òa trong cảm xúc, vừa vui, vừa tự hào lại vừa lo lắng. Đôi vai bé nhỏ của con đã mang thêm ước mơ thuở xưa của cha. Với giọng văn đầy cảm xúc kết hợp cùng ngôn ngữ thơ giản dị, ta thấy được những hình ảnh về hai cha con hiện lên thật gần gũi, chân thực biết bao nhiêu. Sự tự hào hiện lên qua từng cử chỉ, hành động của người cha. Ông vui sướng vì đứa con bé bỏng ngày nào giờ đã có cho mình một ước mơ cao cả, giống hệt như ông của những ngày xa cũ. Trong tương lai, người con sẽ đem theo ước mơ thời trẻ của cha, cùng cánh buồm trắng lướt trên mặt biển để khám phá vùng đất mới. Không chỉ đề cao tình cảm gia đình thiêng liêng, đáng quý, bài thơ còn ngợi ca những khát vọng, hoài bão của con người. Bài thơ đã để lại trong lòng độc giả những dấu ấn vô cùng sâu đậm.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 18

Khi đọc các sáng tác của nhà thơ Hoàng Trung Thông, em đặc biệt ấn tượng với tác phẩm “Những cánh buồm” của ông. Bằng giọng thơ giản dị, chân thành cùng cách xây dựng đoạn hội thoại giữa hai cha con, tác giả muốn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn bó. Sự ân cần, yêu thương của người cha dành cho con chính là điểm khiến em đặc biệt yêu thích. Khi dắt tay con đi trên bãi biển vào buổi sớm, lòng cha ngập tràn hạnh phúc. Đó chính là xúc cảm của một người cha luôn trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc bên đứa con thân yêu của mình. Đứng trước những câu hỏi ngây thơ của con, cha có những cử chỉ hết sức nhẹ nhàng, âu yếm: “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” và giải thích “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”. Tình cảm sâu sắc và sự chở che của cha trên con đường chinh phục ước mơ được thể hiện qua hình ảnh “cha dắt con đi”. Người cha hạnh phúc khi gặp lại mình trong mơ ước của con. Ước mơ của con cũng chính là khát vọng, lí tưởng cao đẹp của cha ngày trước. Bên cạnh người cha, em còn thấy được tình cảm yêu thương và sự tin cậy của đứa con nhỏ dành cho cha. Con muốn “cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi”. Lời đề nghị ấy thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối. Đối với con, cha luôn là người đồng hành, giúp đỡ con trên mọi chặng đường. Bằng từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: “lênh khênh”, “rực rỡ”, “rả rích”, “phơi phới”, “thầm thì”,… cùng các biện pháp tu từ độc đáo điệp ngữ “không”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ánh nắng chảy đầy vai”, nhà thơ đã mang đến cho em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm cha con. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố miêu tả với tự sự đã khiến cho bài thơ trở nên hay và hấp dẫn hơn.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 19

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã đem đến cho chúng ta một tác phẩm hết sức ý nghĩa về tình cảm gia đình thiêng liêng: “Những cánh buồm”. Mở đầu bài thơ, ta đã được chiêm ngưỡng một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và rực rỡ. Trên khung cảnh đó, bóng hai cha con nổi bật lên với sự đối lập: “dài lênh khênh”, “tròn chắc nịch”. Những bước đi trên bãi cát mịn tràn đầy háo hức của đứa con khiến cho người cha cảm thấy “vui phơi phới”. Trước câu hỏi ngây thơ của người con về nơi xa, cha đã nhẹ nhàng xoa đầu rồi mỉm cười và giải thích. Đối diện với lời đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…”, tâm trạng của người cha đã dao động mãnh liệt. Ông như thấy được bản thân mình thuở xưa trong ước mơ của đứa con nhỏ. Giờ đây, cha lại có cơ hội gửi gắm những chuyến đi chưa kịp thực hiện lên vai con. Trong tương lai, người con sẽ đem theo ước mơ thời trẻ của cha, cùng cánh buồm trắng lướt trên mặt biển đi khám phá những vùng đất mới. Không chỉ đề cao tình cảm gia đình thiêng liêng, đáng quý, bài thơ còn ngợi ca những khát vọng, hoài bão của con người. Với lời thơ giản dị, mộc mạc mà giàu cảm xúc, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng người đọc.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 20

Bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều xúc cảm. Đến với tác phẩm, ta đã được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc với “Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh”, “Sau trận mưa đêm rả rích/Cát càng mịn, biển càng trong”, “Ánh nắng chảy đầy vai”. Trong khung cảnh đó, hai cha con hiện lên vô cùng ấm áp, gắn bó. Hình ảnh “cha dắt tay con” xuất hiện rất nhiều lần khiến ta cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự che chở, bao bọc của người cha với đứa con bé bỏng của mình. Chỉ cần nghe tiếng bước chân của con trên cát mịn, lòng cha đã “vui phơi phới”. Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con, ta còn thấy được ước mơ khám phá những vùng đất mới của người con hay chính là khát vọng thời trẻ của người cha. Lời nói ngây thơ, hồn nhiên của đứa con đã tác động lớn đến cảm xúc của cha, khiến ông bồi hồi, xúc động. Người cha giờ đây như thấy được chính bản thân mình khi xưa trong hình hài bé nhỏ kia. Cùng tình yêu thương vô bờ bến, ông đã gửi gắm những ước mơ còn dang dở của mình lên đôi vai của con, mong ước đứa con sẽ mang nó theo trên cánh buồm trắng tiến tới tương lai. Đó vừa là sự hi vọng, vừa là niềm tự hào của người cha. Ông tự hào vì đứa con bé bỏng giờ đây đã có cho mình ước mơ cao đẹp, mong chờ được khám phá, tìm hiểu thế giới bên ngoài. Với những hình ảnh giản dị, gần gũi cùng giọng thơ tha thiết, cảm động, tác phẩm đã thể hiện tình cảm thiêng liêng, gắn bó và vô cùng sâu sắc giữa hai cha con.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 21

Bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa, để lại trong em rất nhiều những suy tư, cảm xúc. Hình ảnh cha và con hiện lên trái ngược khi “Bóng cha dài lênh khênh/Bóng con tròn chắc nịch”. Cùng với đó là khung cảnh thiên nhiên hết sức tươi đẹp với “ánh mặt trời rực rỡ”, “biển xanh”, “ánh mai hồng”, “ánh nắng chảy đầy vai”. Tất cả hòa lại với nhau, tạo nên bức tranh tràn đầy màu sắc và thấm đượm tình yêu thương. Trong khung cảnh nên thơ đó, người con tò mò hỏi về thế giới ngoài kia. Đứng trước thắc mắc của con, người cha đã “mỉm cười xoa đầu” rồi từ tốn giải thích. Một hành động thật ấm áp và đẹp đẽ làm sao. Khi đứa con bé bỏng cất lời hỏi “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…”, “tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm” lại vang lên, kí ức dội về ào ạt như những con sóng xô bờ. Lúc này đây, người cha thấy được bản thân của quá khứ, thấy được những khát khao tuổi trẻ ùa về. Ước mơ của cha được gửi gắm vào hình hài bé nhỏ của người con ngây thơ. Rồi một ngày, đứa trẻ ấy sẽ lớn lên, sẽ rời xa vòng tay cha để đi đến những vùng đất xa xôi, mới lạ. Qua tác phẩm, bên cạnh sự trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng, nhà thơ còn ca ngợi ước mơ cao cả của con người. Bài thơ khép lại nhưng hình ảnh cha và con sóng đôi trên bờ biển xanh vẫn còn đọng lại mãi trong lòng người đọc.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 22

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 23

Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ qua bài thơ “Những cánh buồm”. Tác phẩm của ông là tiếng lòng của người cha chan chứa tình yêu thương dành cho con. Bên cạnh hình ảnh người cha ân cần, luôn quan tâm, che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai thì hình ảnh người con lại cho em thấy được sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha của mình. Cha và con đi dạo trên bờ biển. Con hướng mắt về phía đằng xa rồi cất lên câu hỏi đầy thơ ngây: “Cha ơi/ Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Từ câu hỏi của đứa con, em có thể thấy, trong lòng con, cha là người có thể giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc. Đồng thời, dòng thơ còn cho thấy người con luôn muốn học hỏi, tìm tòi mọi thứ. Tiếp đến, con còn là đứa trẻ mang trong mình hoài bão, khát vọng được tìm hiểu thế giới, đi đến những chân trời, vùng đất bao la, rộng lớn. Con “trỏ cánh buồm xa nói khẽ”: “Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi…”. Câu nói ấy thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối mà con dành cho cha mình. Khát vọng của con chính là ước mơ của cha thuở nào. Hình ảnh cánh buồm vì thế cũng trở nên thật sâu sắc, chứa đựng nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ biểu trưng cho hoài bão của bao thế hệ mà còn đại diện cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đối mặt, đương đầu với phong ba bão táp để vươn tới thành công. Như vậy, với lời thơ dạt dào cảm xúc, chan chứa tình yêu thương và hình ảnh thơ gần gũi, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thể hiện một cách đầy tinh tế tình cảm của hai cha con. Qua văn bản, em càng thêm cảm phục, ngưỡng mộ trước tài năng của tác giả.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 24

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông khiến em cảm thấy rất yêu thích. Người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Tóm lại, qua b ài thơ, em có thể cảm nhận tình cha ấm áp vô bờ.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 25

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 26

Đối với em, một trong những tác phẩm hay viết về tình cha con là bài thơ “Những cánh buồm” do Hoàng Trung Thông sáng tác. Qua bài thơ, tác giả muốn ca ngợi tình cảm gia đình gắn bó. Trước hết, điều mà em ấn tượng nhất trong văn bản là sự ân cần, quan tâm của người cha dành cho con. Sau trận mưa đêm, cha và con cùng nhau đi dạo “dưới ánh mai hồng”. Nhìn thấy con bước đi, lòng cha dâng lên một niềm vui sướng, hạnh phúc “Nghe con bước lòng cha vui phơi phới”. Có lẽ, một khoảnh khắc bên con, cha luôn nâng niu, trân trọng. Đứng trước câu hỏi đầy ngô nghê, non nớt, cha có hành động rất dịu dàng, nhẹ nhàng: “mỉm cười xoa đầu con nhỏ”. Đồng thời, từ tốn giải thích cho con về sự rộng lớn của biển khơi, trời đất “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”. Hình ảnh “cha dắt con đi” xuất hiện hai lần ở khổ hai và khổ bốn đã diễn tả tình yêu thương cũng như gợi lên sự đồng hành, dẫn dắt của cha trên hành trình cùng con đi đến tương lai. Để rồi, khi thấy con mơ ước đến khám phá, đi đến chân trời mới, cha hạnh phúc khôn nguôi. Ước mơ ấy của con cũng chính là hoài bão, khát vọng của cha ngày nào: “Lời của con hay tiếng sóng thầm tì/ Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm”. Bên cạnh hình ảnh người cha giàu tình yêu thương là tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của đứa con bé nhỏ. Trong mắt đứa trẻ ấy, cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn: “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Con mong “Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi…”. Dòng thơ cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối mà con dành cho cha. Đối với con, cha chính là người bạn, người đồng hành tin cậy, sẵn sàng giúp đỡ, yêu thương vô điều kiện. Ngoài nội dung, nét đặc sắc về nghệ thuật cũng góp phần tạo nên thành công cho văn bản. Tác giả đã vận dụng các biện pháp tu từ độc đáo như điệp ngữ “không”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ánh nắng chảy đầy vai” cùng hệ thống từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Việc đan xen, kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng của bài thơ. Có thể nói, tác phẩm đem đến cho em những ấn tượng khó phai về tình cảm cha con thắm thiết.

Ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm - mẫu 27

Trải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời. Hương vị của tinh thần tốt đẹp ấy được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông:

Hai cha con bước đi trên cát

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dắt cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Khổ thơ là lời tâm sự trìu mến của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận và đẹp đẽ. Với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu như ước mơ của cậu bé đã được người cha ủng hộ và chắp cánh bay cao.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Top 50 mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tự do "Mây và Sóng" của Tago (hay nhất)

Top 50 mẫu Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó (hay nhất)

Top 50 mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do (hay nhất)

Top 50 mẫu Viết đoạn văn khoảng 200 chữ kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh (hay nhất)

Top 50 mẫu Viết đoạn văn khoảng 5 câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong bài "Nhớ đồng" (hay nhất)

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

1

1 đánh giá

1
N.T Hiếu

N.T Hiếu

2023-09-13 08:10:50
Ko sao

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0
Tải xuống