TOP 20 mẫu Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ lớp 8 HAY NHẤT

284

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ

Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học "Bồng chanh đỏ"

Dàn ý Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ

I. Mở bài

Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài

Nội dung: Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân.

TOP 20 mẫu Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ lớp 8 HAY NHẤT (ảnh 2)

Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ - mẫu 1

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),...Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.

Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

TOP 20 mẫu Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ lớp 8 HAY NHẤT (ảnh 1)

Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ - mẫu 2

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),...Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc. Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ - mẫu 3

Bài thơ Thu điếu thuộc chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, người đọc thấy được một bức tranh thu của nơi làng quê Bắc bộ.

Tác giả đã sử dụng điểm nhìn một cách linh hoạt từ gần đến xa, từ xa đến gần để khắc họa bức tranh thu. Bức tranh hiện ra với không gian khá hẹp trong một chiếc ao nhỏ bé với một chiếc thuyền câu nhẹ tênh. Mùa thu trong tâm hồn nhà thơ với hình ảnh “ao thu lạnh lẽo” với làn nước “trong veo” giống như một chiếc gương khổng lồ có thể phản chiếu mọi cảnh vật. Chiếc thuyền câu ở đấy rồi nhưng vẫn chưa thấy con người xuất hiện:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Đến hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh làng quê lúc này đã không còn tĩnh lặng nữa mà đã bắt đầu có chút âm thanh:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Sóng nhỏ vì ao vốn nhỏ, bởi vậy mới có “theo làn hơi gợn tí”. Kế tiếp là hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” - chỉ một động từ “vèo” thôi nhưng đã gợi ra một chuyển động thật tinh tế của chiếc lá.

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Tác giả mở rộng không gian lên tận trời xanh với hình ảnh những đám mây lơ lửng giữa trời. Dường như với hình ảnh này, bức tranh thu trở nên thật lãng mạn và trữ tình. Không gian mở rộng là thế, bỗng chốc lại trở về với cận cảnh. Hình ảnh “ngõ trúc quanh co” chính là con đường làng quen thuộc với bóng tre đã đứng đó từ bao đời. Trời thu lạnh lẽo khiến cho đường làng trở nên vắng vẻ hơn. Vần “eo” (veo - teo - vèo) thật độc đáo, góp phần khắc họa bức tranh mùa thu.

Bài thơ được kết thúc bởi hình ảnh của nhân vật trữ tình:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

Con người đã xuất hiện trong bức tranh thu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang câu cá mà dường như chẳng hề chú tâm đến công việc của mình “tựa gối buông cần”. Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh. Hai câu cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình - hay cũng chính là nhà thơ trong một tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Từ đó, bài thơ cũng bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.

Qua bài thơ “Câu cá mùa thu”, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của mùa thu thật đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ, cũng như nỗi niềm tâm trạng của tác giả.

Phân tích tác phẩm Bồng chanh đỏ - mẫu 4

Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ông cha.

Về xuất xứ của bài “Sông núi nước Nam” có rất nhiều ghi chép khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung đó là: bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tác phẩm nên bài thơ thường được để khuyết danh. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: Khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.

Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. “Đế” là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; “Vua” thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.

Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi nghĩa, đi ngược lại chân lý khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có hai mươi tám chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.

Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

TOP 30 mẫu Đoạn hội thoại (4-5 câu) có sử dụng thành ngữ "ba chân bốn cẳng (hay nhất)

TOP 30 mẫu Phân tích Bố của Xi-mông (hay nhất)

TOP 30 mẫu Phân tích Đảo sơn ca (hay nhất)

TOP 30 mẫu Phân tích Cây sồi mùa đông (hay nhất)

TOP 30 mẫu Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người (hay nhất)

Đánh giá

0

0 đánh giá