Top 50 bài Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 bài văn Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

 

Dàn ý Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

 

1. Mở bài:

- Trong những bài ca dao phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân ta, có một số bài thể hiện suy nghĩ, ước muốn thiết thực hằng ngày trước công việc làm ăn của người nông dân.

- Bài ca dao: Người ta... mới yên tấm lòng là một ví dụ tiêu biểu.

2. Thân bài:

* Lời bộc bạch tâm trạng của người phụ nữ nông dân:

- Cách thể hiện: là lời giãi bày trực tiếp, rất giản dị, tự nhiên, chân thành.

  - Chỉ ra sự khác biệt rõ ràng: Người ta đi cấy lấy công >< Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Người đi cấy thuê, cấy xong lấy tiền công, không phải lo lắng gì. Còn người cấy ruộng nhà thì phải lo đủ thứ.

- Từ trông được lặp lại nhiều lần với nhiều nghĩa khác nhau: Trông với nghĩa theo dõi, quan sát (Trông trời, trông đất, trông mây). Trông có nghĩa là mong: (Trông mưa, trông gió, trông ngày, trong đêm), mong sao cho mưa thuận gió hoà để mùa màng tươi tốt. Trông có nghĩa là ước ao: (Trông cho chân cứng đá mềm), ước có đầy đủ sức khoẻ để làm việc, để vượt qua mọi khó khăn, vất vả, được sống cuộc sống thanh bình trời yên, biển lặng, không binh đao, giặc giã. Có như vậy thì mới yên tấm lòng.

3. Kết bài:

- Bài ca dao giúp chúng ta hiểu sâu thêm về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân. Từ đó càng thêm biết ơn họ đã dầu dãi nắng sương, làm ra hạt lúa nuôi đời.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ vừa mộc mạc vừa tinh tế, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình khiến cho bài ca dao có sức sống lâu dài.

Video Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Video Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

 

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - Mẫu 1

Trong ca dao - dân ca, bên cạnh những bài phản ảnh đời sống tinh thần phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc quen thuộc hằng ngày. Bài ca dao sau đây là một ví dụ tiêu biểu:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Nghĩ sao nói vậy, giản dị, mộc mạc, tự nhiên nhưng chính những cái đó lại tạo nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng trong công việc của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.

Nội dung bài ca dao thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan và thầm mong mưa thuận gió hoà để có được một mùa lúa tốt.

 Tục ngữ có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm cây mạ xuống ruộng cho đến khi gánh lúa về nhà, người nông dân phải làm bao công việc vất vả, cực nhọc; phải tính toán, trăn trở mọi bề. Nhiều khi lúa chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.

  Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, ta có thể đoán rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay lam hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa việc bản thân đi cấy trên ruộng nhà với những người thợ cấy thuê khác:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Đi cấy lấy công tức là đi cấy thuê cho chủ ruộng; cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là phủi tay, chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm... (Tục ngữ).

Còn tôi thì đi cấy trên ruộng nhà. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Vì thế mà sự trông mong, lo lắng nhiều bề cũng xuất phát từ đây. Tôi khác với người ta ở sự lo toan trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.

  Hai từ trông và bề ở câu thứ 2 thật hàm súc, đa nghĩa và được sử dụng rất chính xác. Từ trông vừa có nghĩa là quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hi vọng. Từ bề cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian (trời, đất, mây), vừa chỉ cái vô hình như nỗi mong đợi, ao ước hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng (nỗi lo thiên tai, niềm vui được mùa)...

Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trông được dùng đến 9 lần, mỗi lần một nghĩa khác nhau.

Ở câu thứ hai: Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, nghĩa của từ trông gắn liền với nghĩa của từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh một phụ nữ nông dân có tầm suy nghĩ, nhìn nhận công việc rất thấu đáo. Hình ảnh ấy sẽ được tiếp tục khắc hoạ rõ nét ở những câu sau. Đặc biệt là hai câu giữa bài với 7 từ trông gắn liền với 7 đối tượng cụ thể khác nhau (trời, đất, mây, mưa, gió, ngày, đêm) trong bối cảnh rộng lớn của không gian và thời gian:

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trong ngày, trong đêm.

Các từ trông trên đây đều có thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ mang một sắc thái biểu cảm khác nhau.

Nếu như ở câu: Trông trời, trong đất, trông mây, từ trông có nghĩa là quan sát và theo dõi liên tục sự thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu: Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm, từ trông lại có nghĩa là cầu mong. Mong sao mưa thuận gió hoà cho cây lúa tốt tươi, để người vơi bớt nỗi nhọc nhằn và chứa chan hi vọng. Đến hai câu cuối bài thì từ trông rõ ràng mang ý nghĩa là niềm hi vọng, là ước mong tha thiết:

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ sức mạnh và ý chí của con người, nhất là những người phải xông pha những công việc gian nan vất vả, thậm chí hiểm nguy. Trông cho chân cứng đá mềm nghĩa là mong sao cho bản thân có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, có được niềm vui, niềm tin trong cuộc sống.

Trời êm, biển lặng cũng là thành ngữ biểu hiện sự thuận hoà của thiên nhiên (thời tiết, khí hậu); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống (xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp)... Chỉ khi nhiều bề được yên ổn, trôi chảy thì người nông dân mới yên tấm lòng.

Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người nông dân. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc, khó tìm thấy bài nào vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm súc ý nghĩa như bài này.

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công ngắn gọn, hay nhất

 

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - Mẫu 2

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều bài ca dao hay thể hiện nỗi lòng của người nông dân, thể hiện những tâm tư tình cảm của người lao động xưa. Ca dao tục ngữ chính là nơi bày tỏ những tâm tư, tình cảm, mong ước trong lòng của con người một cách thầm kín, chân thực nhất.

Mỗi bài ca dao đều thể hiện những ước mơ, nguyện vọng khác nhau, của con người về cuộc sống lao động, tình cảm:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Bài ca dao này thể hiện nỗi niềm của người nông dân khi mong cho thời tiết mưa thuận gió hòa, để cho công việc đồng áng, của người nông dân được thuận lợi, nhẹ nhàng hơn.

Mở đầu bài ca dao thể hiện việc so sánh giữa người nông dân với những người khác. “Người ta” chỉ những người đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập cho mình. Họ làm việc xong nhận tiền công rồi đi về, không phải lo lắng trăn trở gì nhiều. Những người nông dân làm việc cho đồng ruộng nhà mình thì hoàn toàn khác.

Bởi sau khi cấy xong người chủ còn phải lo lắng về việc mưa nắng. Làm cho sao mưa thuận gió hòa để cây lúa lớn nhanh, xanh tốt, nếu không bao nhiêu công sức của người nông dân cho mùa vụ sẽ trở thành vô ích, đổ sông đổ biển.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Hai câu thơ gợi lên cho người nghe về hình ảnh một người phụ nữ tháo vát, biết lo lắng chu đao trong ngoài, nhìn xa trông rộng. Khi đã cấy lúa xong xuôi không hề được nghỉ ngơi mà vẫn còn lo lắng nhiều bề.

Hai câu thơ gợi lên hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam tần tảo chăm chỉ, thương chồng thương con quanh năm đầu tắt mặt tối lo hết việc lớn bé trong gia đình.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự mong mỏi, trông chờ, thể hiện sự lo lắng khắc khoải của người phụ nữ, người nông dân lao động.

Người nông dân chỉ biết phó mặc số phận của mình vào ông trời, bởi công việc của nhà nông phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu mưa nhiều quá thì lúa sẽ ngập úng mà chết, nắng nhiều quá cũng hạn hán mà khô cằn không lớn được…Bão lụt thì làm cho cây lúa tơi bời, nghiêng ngả. Tất cả đều làm cho người nông dân cảm thấy lo lắng cho tương lai của mình.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Trong hai câu ca dao cuối cùng này thể hiện ước mong của người nông dân mong cho mình khỏe mạnh, có sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Rồi tiếp theo người nông dân mong muốn thời tiết thuận hòa để vụ mùa của người nông dân được bội thu, bõ công bao ngày vun trồng.

Thông qua bài ca dao này ta thấy rằng những người nông dân vô cùng cực nhọc khi làm ra những hạt gạo thơm dẻo. Họ đã phải đánh đổi rất nhiều mồ hôi công sức, tâm huyết của mình mới có những hạt cơm gạo thơm ngát.

Qua đây chúng ta thêm trân trọng người nông dân chăm chỉ làm việc, cần mẫn trong cuộc sống công việc của mình.

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - Mẫu 3

Người nông dân thời xưa gửi gắm tình cảm, ước mơ và nguyện vọng của mình vào ca dao. Ngày nay, ta còn được nhiều bài đặc sắc. Thế nhưng trong số đó, chỉ có bài “Người ta đi cấy lấy công …” sau đây là bộc lộ cẩm nghĩ về công việc, sự lo lắng, hồi hộp về kết quả thời vụ còn phụ thuộc vào thời tiết thiên nhiên của mình:

“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời yên, bể lặng mới yên tấm lòng”.


Đây là một bài ca dao giản dị, chân chất, tự nhiên, hàm súc và sống động. Trọn bài là lời trực tiếp của người thợ cấy chứ không phải là của một ai khác. Tuy nhà nghệ sĩ vô danh không nói rõ đó là nam hay nữ nhưng ai cũng thấy nhân vật trữ tình của bài thơ nầy rất có ý thức lo lắng cho công việc mình làm và đặc biệt hơn nữa là có sự khác người trong cách cảm xúc và suy nghĩ:

Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Hai câu này cho thấy rõ ràng ở đây người thợ cấy rất có ý phân biệt mình (tôi) với bao nhiêu là người thợ cấy (người ta). Sự khác nhau đó là một đàng thì đi cấy với tinh thần làm thuê nhằm mục đích lấy công (tối ngày dài công) còn một đàng thì đi cấy với tinh thần làm chủ: Vừa biết làm vừa biết tính toán, lo liệu nhiều bễ.

Lời tục thường bảo: “Một người hay lo bằng một kho người hay làm”. Ở đây, người thợ ấy - nhân vật trữ tình của bài ca dao trên quả đáng là người hay lo nên rất tự hào phân biệt mình với người ta ở chỗ biết toan tính, lo liệu với ý thức trách nhiệm cao. với sự hiểu biết đầy đủ các mặt về công việc của mình làm.

Trong câu hai, hai từ trông và bề dùng thật là đắc địa. Trông vừa có nghĩa là quan sát, nhìn ngó, vừa có nghĩa là mong chờ, hi vọng. Cũng vậy, bề vừa chỉ cái cụ thể, vừa chỉ cái trừu tượng cho thấy hình ảnh một người thợ cấy với cách nhìn, cách nghĩ đa diện và độc đáo.

Bốn câu sau tiếp tục khắc họa rõ nét thêm hình ảnh ấy. Đặc biệt là hai câu giữa bài, từ trông với bảy lần lặp lại, bảy lần gắn với bảy đối tượng trông cụ thể khác nhau:


Trông trời, trông đất, trông mây.
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Hai câu này là hình ảnh hàm súc, sinh động, nói lên biết bao nhiêu công việc vô vàn người làm ruộng. Từ lúc đặt cây mạ xuống đồng cho tới phút bưng bát cơm đầy đúng là “Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Các từ trông ở hai câu trên cũng đến là đắc địa. Trông trời, trông đất, trông mây thì trông đúng là đưa mắt nhìn, quan sát theo dõi liên tục. Nhưng ở câu sau: “Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm” thì từ trông còn bao hàm cả ý nghĩa mong chờ và hi vọng. Thế mà đến hai câu cuối bài, từ trông lại chỉ hoàn toàn biểu hiện ý nghĩa của nỗi niềm hi vọng, ước mong:


Trông cho chân cứng, đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.


Hai câu trên chứa chan tình cảm, thể hiện cảm xúc và tấm lòng thánh thiện của người nông dân nói chung và người thợ cấy - nhân vật trữ tình của bài ca dao này - nói riêng. Họ hi vọng, ước mong điều gì? Chân cứng đá mềm vừa thể hiện ước mong vừa khẳng định sức lao động của người nông dân. Thành ngữ chân cứng đá mềm biểu hiện sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của những con người lao động, dãi gió dầm sương, xông pha tron công việc gian nan, vất vả, nguy hiểm. Trời yên bể lặng ở đây cũng là thành ngữ, lời ăn tiếng nói của dân gian, không những biểu hiện sự bình yên của đất trời, thời tiết và khí hậu mà còn biểu hiện, tưởng tượng cho sự bình yên trong xã hội nghĩa là trật tự an ninh được bảo đảm, xã hội hoàn toàn vắng bóng chiến tranh, giặc cướp.

Toàn bài là sáu câu lục bát vần điệu hài hòa, lời lẽ thiết tha, chân thành, nhiều hình ảnh và từ ngữ gắn bó với công việc đồng áng. Người nông dân ở đây chỉ mới yên tấm lòng khi đổ công sức mình ra, có sự đền đáp, chỉ cần “Có làm thì mới có ăn”. Suy nghĩ ước mong của họ sao mà bình dị và đơn sơ đến thế. Đọc kĩ bài ca dao, ta thấy phía sau, từ trong sâu lắng của vần điệu câu chữ có chút chi đó buồn. Phải chăng đó là nỗi buồn do thời đại họ sống mang đến: thực tế xã hội cũng có mấy khi được trời yên bể lặng đâu! Càng hiểu rõ thêm nội dung ý nghĩa của bài ca dao này chúng ta càng thấu hiểu, cảm thông, khâm phục đôi mắt, tấm lòng của người thợ cấy Việt Nam thể hiện qua ước mơ và nguyện vọng đơn sơ, giản dị và sâu sắc đến khôn cùng của mình.

Có thể khẳng định đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Đây cũng chính là một tượng đài bất tử của người nông dân Việt Nam mãi mãi sừng sững một dáng hình trong dòng văn học dân gian bất tuyệt của dân tộc.

Phân tích tích bài ca dao sau: Người ta đi cấy lấy công...Trời êm bể lặng  mới yên tấm lòng. - Tân Bách Khoa

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - Mẫu 4

Bài lục bát Người ta đi cấy lấy công là một trong những bài ca dao đặc sắc viết về nỗi lòng của người dân cày Việt Nam ngày xưa. Họ có biết bao trông mong đợi chờ, có biết bao nỗi lo âm thầm, và còn có biết bao hy vọng chứa chan.

     Bài lục bát Người ta đi cấy lấy công là một trong những bài ca dao đặc sắc viết về nỗi lòng của người dân cày Việt Nam ngày xưa. Họ có biết bao trông mong đợi chờ, có biết bao nỗi lo âm thầm, và còn có biết bao hi vọng chứa chan. Hãy lắng nghe tiếng hát của tôi:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chăn cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.

     Hai câu đầu bày tỏ một vị thế của "tôi" trong xóm làng, và nỗi lòng của tôi bấy lâu nay:

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

     Người ta ở đây là ai? Và tôi là ai trong nông thôn ngày xưa? Trong làng ngoài xã trước đây có năm thành phần: cố nông, bán nông, trung nông, phú nông và địa chủ. Cố nông không một tấc đất cắm dùi, quanh năm cày thuê cuốc mướn. Bần nông tuy có vài sào ruộng, nhưng vẫn thuộc lớp người vẫn phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Trung nông là lớp người đã có bát ăn bát để, đang vươn lên làm giàu... Phú nông, địa chủ có nhiều ruộng đất, trâu bò, tiền thóc...

     Người ta ở đây là những cố nông, bần nông đi cấy thuê, làm công (tiền hoặc thóc) trong mùa vụ, để kiếm sống, đế tăng thu nhập, phòng đói tháng ba, tháng tám kỳ giáp hạt. Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề, câu ca nói lên vị thế và nỗi lòng của tôi. Tôi ở đây chỉ có thể là phụ nữ thuộc tầng lớp trung nông, rất cần cù và biết lo toan làm ăn. "Tôi nay đi cấy" trên ruộng đất của nhà tôi; đi cấy với tư thế làm chủ cơ nghiệp nhà mình, với ý thức biết lo toan "nhiều bề”. “Trông nhiều bề” là một cách nói thể hiện một nỗi lòng, một ý thức: trông mọi lúc mọi chốn, nhìn trước, nhìn sau, trông xa trông gần, để chủ động lo liệu sắp xếp việc đồng áng, việc nhà, trù liệu mọi khoản chi tiêu. Hai câu ca dao đầu cho thấy hình ảnh một người phụ nữ nông dân giỏi giang, căn cơ trong làm ăn.

     Có nhà phê bình đã cho rằng: Hai từ "trông" và "bề" ở câu thứ hai thật là hàm súc, da nghĩa, và sử dụng đúng nơi đúng lúc. (Bình giảng ca dao - Hoàng Tiến Tựu).

     Hai câu tiếp theo nói lên cách trông, hướng về bảy đối tượng trong không gian và thời gian. Nhịp 2 đều đặn của câu ca như tiếng thở, mạch suy nghĩ cửa một người tần tảo biết sớm lo toan:

Trông trời /trông đất / trông mây /

Trông mưa / trông gió / trông ngày / trông đêm.

     Cũng là chữ trông nhưng ở đây có ý nghĩa và sắc thái không giống nhau. Năm chữ trông ở trước: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió có nghĩa là quan sát, theo dõi, trông nhìn trời, đất, lúa má ruộng đồng, sự biến đổi của thời tiết để chủ động tát nước chống hạn, tháo nước chống úng, bón phân, bắt sâu, làm cỏ... Chữ trông ở cuối câu thứ tư: trông ngày, trông đêm  mang hàm nghĩa là phấp phỏng lo lắng, đợi chờ, trông mong, hy vọng. Nỗi lòng ấy diễn ra triền miên, liên tục suốt ngày đêm. Nhà nông xưa, nay có biết bao nỗi lo lắng, bao điều ngóng trông...

     Hai câu cuối là lời cầu mong rất chân thành, thánh thiện. Chữ trông nói lên nỗi cầu mong, niềm hy vọng:

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng.

     Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khỏe, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Trời êm bể lặng cũng là một thành ngữ, trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong xã hội cũ, nhất là dưới thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, qua đó, ta càng thấy sự cầu mong, hi vọng của người phụ nữ nông dân trong bài ca dao rất đáng được cảm thông và trân trọng. Tấm lòng đôn hậu, khát vọng mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc ấy thật đẹp, chứa chan tình người.

Bài mẫu hay nhất phân tích cảm nhận về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.

Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả.

Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.

“Tôi” “trông nhiều bề” thể hiện sự lo lắng, lo toan nhiều mặt trong cuộc sống khác, thể hiện sự chu đáo, có con mắt nhìn xa trông rộng của một người hay lo toan việc nhà.

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự lo lắng, mong mỏi trông chờ, mưa nắng, thời tiết có thể là cho cây lúa của người nông dân bị chết bất cứ lúc nào, thể hiện sự vất vả của nghề nông khi phải phụ thuộc số phận của mình vào thời tiết, thiên tai có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào cướp đi công sức, sự hy vọng của người nông dân.

Khiến cho người nông dân không thể không lo lắng. Sự lo lắng cho cái ăn cái mặc của cả gia đình chỉ trông vào sự tồn tại của cây lúa nếu chẳng may cây lúa có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ chết đói, biết lấy gì để sống.

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Sự lo lắng của người nông dân chỉ có thể dừng lại khi người nông dân có thêm sức mạnh, thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Thông qua bài ca dao này ta thấy sự cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo, bưng bát cơm thơm dẻo người nông dân đã đổ rất nhiều công sức tâm huyết của mình vào đó. Chính vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thành quả của người nông dân không nên lãng phí lúa gạo.

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - Mẫu 5

Câu từ rất đơn giản, giản dị, mộc mạc, mang sự thật hiển nhiên gần gũi với công việc thực tế phải làm hàng ngày, những điều tự nhiên ấy lại chính là những cái lại tạo nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng trong công việc của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.

Nội dung bài ca dao thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan, luôn thầm cầu mong mưa thuận gió hòa để có được mùa lúa bội thu. Theo kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa truyền lại “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.

Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, ta có thể đoán rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay lam hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa việc đi cấy của mình với những người thợ cấy khác:

Người ta đi cấy lấy công 

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Đi cấy lấy công tức là đi cấy thuê. Cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là phủi tay, chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với chủ ruộng. Có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm….

Còn mình thì đi cấy trên ruộng nhà. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Vì thế mà sự trông mong, lo lắng nhiều bề cũng xuất phát từ đây. Tôi khác với người ta ở cách tính toán trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.

Người ta” và “tôi” hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, chỉ giống nhau về công việc. Khi người ta không phải lo lắng gì khi cấy xong thì “tôi” lại phải “còn trông nhiều bề”. Việc cấy lúa đâu phải là việc một sớm một chiều, cấy xong rồi để đó. Mà ngược lại cấy xong còn phải đắn đo suy nghĩ xem thời tiết, thiên nhiên như thế nào, có thuận theo lòng người hay không. Từ “bề” được người xưa dùng rất đúng, rất hợp với hoàn cảnh. Đó chính là trăm nỗi lo, trăm nỗi buồn phiền của người nông dân sau khi cấy lúa xong.

Hai câu này gợi lên hình ảnh một người phụ nữ biết nghĩ chu đáo, biết phán xét, suy nghĩ cho nhưng điều có thể xảy ra sau khi cấy xong. Đó chính là tầm nhìn của người nông dân, tầm nhìn sâu sẽ gắn với nỗi lo dài và triền miên.
Những câu ca dao sau đã khái quát đến nỗi lo, sự “trông” của người nông dân:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Có thể thấy rằng ấn tượng khi đọc hai câu này lên chính là điệp từ “trông” được lặp đi lặp lại 7 lần chỉ trong hai câu thơ. Điệp từ này có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh, đồng thời liệt kê những nỗi lo mà người nông dân đang phải bồn chồn, suy nghĩ. Sau mỗi từ “trông” sẽ gắn với một nỗi lo. Là lo trời, lo đất, lo mây, lo mưa, lo nắng, lo ngày, lo đêm. Những nỗi lo này cứ chồng chất, triền miên, kéo đến với nhau cùng một lúc. Chỉ mong sao cho thời tiết, cho đất trời có thể chiều theo lòng người, để cho vụ mùa có thể tươi tốt hơn. Có thể nói niềm mong ước bình dị này của người nông dân thật chân thật và đáng trân trọng.

Và nỗi lo của người nông dân như chững lại ở hai câu cuối:

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

“Chân cứng đá mềm” là một thành ngữ chỉ sức mạnh, ý chỉ của con người. Dù cho khó khăn, vất vả, cực nhọc thì cũng sẽ cố gắng vượt qua. Dù phải đánh đổi, phải cực nhọc cũng sẽ quyết tâm trải qua. Đây là một ý chí thực sự đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Có thể thấy rằng quá trình làm ra hạt gạo không bao giờ là điều dễ dàng, đó là cả một quá trình gian nan, không chỉ phụ thuộc vào người làm mà còn phải phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Qua đây chúng ta càng thêm trân trọng tấm lòng và sự cần mẫn, chăm chỉ của người nông dân, trân quý hơn những hạt gạo mà họ đã làm ra.

Chúng ta quyết đem sức lực và tâm trí để xây dựng, gìn giữ đất nước, quyết tâm làm cho cuộc sống ngày càng no ấm, đầy đủ hơn. Nhưng chúng ta cũng sẽ không bao giờ để cuộc sống thiếu lời ca, tiếng hát, cũng như không thể thiếu không khí và nắng trời. Áo cơm, nụ cười, tiếng hát chẳng những là mục tiêu sống của mỗi con người mà còn là lẽ sông của chúng ta.

Thương nhánh mạ non

Cảm nghĩ về bài ca dao Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề - Mẫu 6

Ca dao – dân ca là tiếng nói tâm tình của người lao động. Bên cạnh những bài thể hiện đời sống tình cảm phong phú còn có những bài trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người nông dân trước công việc của hộ, tiêu biểu là bài sau đây:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cây còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng.

Người nông dân nghĩ sao nói vậy, thật giản dị, mộc mạc, tự nhiên. Nhưng chính điều đó lại tạo nên sự cảm động chân thành, sâu sắc trong lòng người đọc. Nỗi băn khoăn lo lắng của người nông dân quá lớn, như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm.

Ý thơ thật đơn giản: người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan, trông mong nhiều bề, mong sao mưa thuận gió hòa, mọi sự bình an.

Tục ngữ có câu: Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn. Kể từ khi cắm mạ xuống ruộng cho đến khi mang lúa về nhà, người nông dân phải làm bao nhiêu công việc vất vả, cực nhọc, phải tính toán, trăn trở mọi lẽ. Nhiều khi lúa đã chín vàng đồng, chỉ một trận lũ lụt tràn qua là tay trắng lại hoàn tay trắng.

Trong nghề nông, thường thì công việc cày bừa nặng nhọc dành cho đàn ông, còn việc nhổ mạ, cấy hái dành cho phụ nữ. Cho nên căn cứ vào giọng điệu, có thể cho rằng nhân vật trữ tình đang bày tỏ nỗi niềm trong bài ca dao trên là một phụ nữ hay làm và rất có ý thức về công việc của mình. Trước hết là sự phân biệt rõ ràng giữa mình với những người thợ cấy khác.

Người ta đì cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Đi cấy lấy công là đi cấy thuê cho người khác để lấy tiền công. Cấy ít tiền ít, cấy nhiều tiền nhiều. Xong việc là chẳng ràng buộc trách nhiệm gì với chủ ruộng, có vất vả cũng chỉ là vất vả tấm thân: Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm… (Tục ngữ). Còn mình thì đi cấy trên ruộng của nhà mình. Đó là cơ sở để phân biệt giữa người làm thuê với người làm chủ. Và sự trông mong, lo lắng nhiều bề cùng xuất phát từ đây. Người thợ cấy tự hào phân biệt “tôi” khác với “người ta” ở cách tính toán trăn trở, năm liệu bảy lo về công việc mình làm với một ý thức trách nhiệm cao và một vốn hiểu biết khá phong phú, toàn diện.

Hai từ trông và bề ở câu thứ hai thật hàm súc, đa nghĩa và được sử dụng đúng nơi đúng lúc. Trông ở đây vừa có nghĩa quan sát, nhìn ngó, nhận xét, phân tích, vừa có nghĩa là lo lắng, mong đợi, hy vọng. Bề ở đây cũng vậy, vừa chỉ cái hữu hình tồn tại trong không gian có thể nhìn bằng mắt (trời, đất, mây), vừa chỉ cái vô hình có thể trông, nhìn hoặc chiêm nghiệm bằng tâm tưởng (nỗi lo thiên tai niềm vui được mùa..)

Có lẽ không có bài ca dao nào mà từ trông được lặp lại nhiều lần và độc đáo như ở bài này. Toàn bài chỉ có 6 câu mà từ trông được dùng đến 9 lần, mỗi lần mỗi nghĩa cụ thể khác nhau. Do đó, tuy lặp lại nhiều lần nhưng nghe vẫn thấy mới mẻ, sống động, không nhàm chán.

Ở câu đầu: Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề từ trông mang ý nghĩa khái quát gắn liền với từ nhiều bề, gợi lên hình ảnh người nông dân có cách suy nghĩ, nhìn nhận về công việc rất thấu đáo. Đây chính là chủ đề của bài thơ.

Hình ảnh ấy lại được tiếp tục khắc họa rõ nét ở những câu sau. Đặc biệt là ở hai câu giữa bài với 7 từ trông gắn liền với 7 đối tượng cụ thể khác nhau (trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày đêm) trong bối cảnh rộng lớn là không gian và thời gian:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,

Các từ trông trên đây đều có thể hiểu theo hai hoặc ba lớp nghĩa và mỗi từ có một sắc thái biểu cảm khác nhau.

Nếu như ở câu: Trông trời, trông đất, trông mây, từ “trông” có nghĩa là nhìn, quan sát và theo dõi liên tục những thay đổi của thời tiết với thái độ băn khoăn, lo lắng, thì ở câu dưới: Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, “trông “còn có nghĩa là mong mỏi. Mong sao mưa thuận gió hòa cho cây lúa tốt tươi, để người vơi bớt nhọc nhằn và chứa chan hy vọng. Đến hai câu cuối thì từ trông hoàn toàn biểu hiện niềm hy vọng, cầu mong tha thiết:

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.

  Chân cứng đá mềm là thành ngữ chỉ ý chí và sức khỏe con người cùng sự an toàn của người lao động, nhất là những người phải xông pha trong công việc gian nan vất vả thường ngày để có niềm vui, niềm tin vào cuộc sống.

Trời êm, bể lặng cũng là một thành ngữ biểu hiện sự thuận hòa của thiên nhiên (thời tiết, khí hậu); cao hơn nữa là sự yên bình trong cuộc sống (xã hội trật tự, an ninh, không có chiến tranh, trộm cướp)…

Càng hiểu rõ nội dung ý nghĩa của từ trông trong bài ca dao này, ta càng khâm phục và đồng cảm với nỗi lo toan vất vả của người thợ cấy nói riêng và của người nông dân nói chung. Từ đó, càng thêm thương thêm quý những giọt mồ hôi ngày ngày họ đổ xuống đồng để làm ra hạt lúa nuôi đời:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần,

Trong những bài ca dao trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của người làm ruộng trước công việc của họ, khó tìm thấy một bài vừa giản dị, tự nhiên, vừa hàm súc như bài này.

Tài liệu có 18 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
760 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
844 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
664 1 0
Tải xuống