17 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án 2023): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Toptailieu.vn xin giới thiệu 17 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án 2023): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

17 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án 2023): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài tập

Câu 1: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm

A. Phân bố theo luồng di chuyển.

B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.

C. Phân bố theo những điểm cụ thể.

D. Phân bố thanh từng vùng.

Đáp án: C

Câu 2: Trong các đối tượng địa lí dưới đây đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?

A. Đường giao thông.

B. Mỏ khoáng sản.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Lượng khách du lịch tới.

Đáp án: B

Câu 3: Theo quy ước ký hiệu dùng để thể hiện đối tượng địa lí sẽ được đặt ở vị trí như thế nào trên bản đồ?

A. Đặt vào đúng vị trí của đối tượng địa lí.

B. Đặt phía dưới vị trí của đối tượng địa lí.

C. Đặt bên trái vị trí của đối tượng địa lí.

D. Đặt bên phải vị trí của đối tượng địa lí.

Đáp án: A

Câu 4: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lý mà còn thể hiện được?

A. Khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.

B. Số lượng (quy mô) ,cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.

C. Giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.

D. Hướng di chuyển của đối tượng địa lí.

Đáp án: B

Câu 5: Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu Δ , đây là dạng ký hiệu nào?

A. Kí hiệu tập thể.

B. Kí hiệu chữ.

C. Kí hiệu tượng hình.

D. Kí hiệu hình học.

Đáp án: D

Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùn sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về?

A. Màu sắc.

B. Diện tích ( độ to nhỏ).

C. Nét vẽ.

D. Cả ba cách trên.

Đáp án: C

Câu 7: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lý nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta cùn sử dụng một loại kí hiệu nhưng khác nhau về?

A. Màu sắc.

B. Diện tích ( độ to nhỏ).

C. Nét vẽ.

D. Cả ba cách trên.

Đáp án: A

Câu 8: Phương pháp đường chuyển động được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố theo những điểm cụ thể?

A. Phân bố theo những điểm cụ thể.

B. Phân bố theo luồng di chuyển.

C. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.

D. Phân bố thành từng vùng.

Đáp án: B

Câu 9: Trên trên bản đồ kinh tế xã hội các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động?

A. Đường giao thông đường sắt đường ô tô đường hàng không.

B. Các luồng di dân.

C. Đường ranh giới giữa các vùng các địa phương.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Câu 10: Trên bản đồ tự nhiên các đối tượng địa lí nào dưới đây được thể hiện bằng phương pháp điều chuyển động?

A. Đường biên giới, đường bờ biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Hướng gió dông biển.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Câu 11: Trong phương pháp đường chuyển động để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí người ta sử dụng?

A. Các mũi tên dài - ngắn hoặc dày – mảnh khác nhau.

B. Các mũi tên có màu sắc khác nhau.

C. Các mũi tên của đường nét khác nhau.

D. Cả ba cách trên.

Đáp án: A

Câu 12: Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lý và đặc điểm?

A. Phân bố thanh vùng

B. Phân bố theo luồng di truyền

C. Phân bổ theo những địa điểm cụ thể

D. Phân bố phân tán lẻ tẻ

Đáp án: D

Câu 13: Trong phương pháp bản đồ biểu đồ để thể hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng địa lí trên các đơn vị lãnh thổ người ta dùng cách?

A. Đặt các kí hiệu vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

B. Đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

C. Đặt các điểm chấm và phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.

D. Khoanh vùng các đơn vị lãnh thổ đó.

Đáp án: B

Câu 14: Để thể hiện các mỏ khoáng sản trên bản đồ người ta thường dùng?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. Phương pháp chấm điểm.

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: A

Câu 15: Để thể hiện sự phân bó dân cư trên bản đồ, người ta thường dùng?

A. Phương pháp lí hiệu.

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

C. Phương pháp chấm điểm.

D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Đáp án: C

Câu 16: Để thể hiện sự phân bố lương mưa trung binh năm trên nước ta, người ta thường dùng?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

D. Phương pháp khoanh vùng.

Đáp án: D

Câu 17: Để thể hiện lượng mưa trung bình các năm tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương người ta thường dùng?

A. Phương pháp kí hiệu

B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

C. Phương pháp bản đồ biểu đồ

D. Phương pháp khoanh vùng

Đáp án: C

Lý thuyết

- Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.

+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hòa Bình được đặt trên sông Đà…)

b. Các dạng kí hiệu

17 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án 2023): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 1)

(Các dạng kí hiệu)

- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.

- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.

- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá, nhà máy.

c. Khả năng biểu hiện

- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

b. Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.

b. Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp khoanh vùng

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện đối tượng không phân bố trên một vùng khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển những khu vực nhất định.

b. Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

17 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án 2023): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 2)

(Phương pháp khoanh vùng)

5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

b. Khả năng biểu hiện

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng

17 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án 2023): Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (ảnh 3)

(Phương pháp bản đồ - biểu đồ)

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Trái Đất. thuyết kiến tạo mảng

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
409 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
311 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
374 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
386 7 1
Tải xuống