27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án 2023): Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Toptailieu.vn xin giới thiệu 27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án 2023): Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

27 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án 2023): Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài tập

Câu 1: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ Quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của các đối tượng.

Đáp án: D

Câu 2: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ

A. sông ngòi. 

B. địa hình,

C. thổ nhưỡng.          

D. sinh vật

Đáp án: B

Câu 3: Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông , cần phải sử dụng bản đồ nào ?

A. Bản đồ khí hậu.

B. Bản đồ địa hình.

C. Bản đồ địa chất.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Đáp án: A

Câu 4: Loại bản đồ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong quân sự ?

A. Bản đồ dân cư.

B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ địa hình.

D. Bản đồ nông nghiệp.

Đáp án: C

Câu 5: Trong học tập, bản đồ là một phưorng tiện để học sinh:

A. Học thay sách giáo khoa.

B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. Thư giãn sau khi học xong bài.

D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài.

Đáp án: B

Câu 7: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 3 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 3 cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là

A. 9 km.    

B. 90 km.    

C . 900 km.    

D. 9000 km.

Đáp án: B

Câu 8: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào

A. Các cạnh của bản đồ.

B. Bảng chú giải trên bản đồ.

C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.

D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. 

Đáp án: C

Câu 9: Để giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. Bản đồ địa hình và bản đồ địa chất.

C. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ địa chất và bản đồ thổ nhưỡng.

Đáp án: A

Câu 10: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh:

A. học thay sách giáo khoa

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí

C. thư giản sau khi học xong bài

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ học trong bài

Đáp án: B

Câu 11: Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để:

A. trang trí nơi làm việc

B. tìm đường đi, xác định vị trí…

C. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí

D. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia

Đáp án: B

Câu 12: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào:

A. bảng chú giải

B. các đối tượng địa lí

C. mạng lưới kinh vĩ tuyến

D. vị trí địa lí của lãnh thổ

Đáp án: C

Câu 13: Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh:        

A. rèn luyện kĩ năng địa lí.        

B. khai thác kiến thức địa lí.

C. xem các tranh ảnh địa lí.      

D. củng cố hiểu biết địa lí.

Đáp án: C

Câu 14: Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?

A. Lịch sử phát triên tự nhiên.  

B. Hỉnh dạng của một lãnh thô.

C. Sự phân bo các điểm dân cư. 

D. Vị trí của đổi tượng địa lí.

Đáp án: A

Câu 15: Kí hiệu cùa bản đồ dùng để thể hiện

A. các đối tượng địa lí trên bản đồ.

B. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế

C. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến.

D. bản chú giải của một bản đồ.

Đáp án: A

Câu 16: Tỉ lệ 1 : 9.000.000 được hiểu là lcm trên bản đồ ứng với ngoài thực địa là

A. 90km.         

B. 90m.

C.90dm.          

D. 90cm.

Đáp án: A

Câu 17: Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ phần

A. chú giải và kí hiệu.

B. kí hiệu và vĩ tuyến,

C. vĩ tuyến và kinh tuyến.   

D. kinh tuyến và chú giải.

Đáp án: A

Câu 18: Để xác định phương hướng chính xác trên bản dồ, cần phải dựa vào

A. chú giải và kí hiệu.

B. các đường kinh, vĩ tuyến,

C. kí hiệu và vĩ tuyến.         

D. kinh tuyến và chú giải.

Đáp án: B

Câu 19: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường chi về hướng

A. Bắc.           

B. Nam.          

C. Tây.         

D. Đông.

Đáp án: A

Câu 20: Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?

A. Xác định hệ toạ độ địa lí.  

B. Tính toán khoảng cách,

C. Mô tả vị trí đối tượng.     

D. Phân tích mối liên hệ.

Đáp án: D

Câu 21: Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là

A. chọn bản đồ phù hợp với nội dung.

B. đọc kĩ bảng chú giải.

C. nắm được tỉ lệ bản đồ.

D. xác định phương hướng trên bản đồ.

Đáp án: A

Câu 22: Để tìm hiểu về chế độ nước của một con sông ,cần phải sử dụng bản đồ nào ?

A. bản đồ khí hậu.

B. bản đồ địa hình.

C. bản đồ địa chất.

D. bản đồ nông nghiệp.

Đáp án: A

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi sử dụng bản đồ?

A. Xác định phương hướng.

B. Tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.

C. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung.

D. Tìm hiểu màu sắc thể hiện trên bản đồ.

Đáp án: D

Câu 24: Những bản đồ không vẽ kinh vĩ tuyến muốn xác định phương hướng dựa vào:

A. mũi tên chỉ hướng Đông

B. mũi tên chỉ hướng Tây

C. mũi tên chỉ hướng Nam

D. mũi tên chỉ hướng Bắc

Đáp án: D

Câu 25: Cho biết ý nào dưới đây là không đúng ?

A. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện càng lớn.

B. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.

C. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ thế giới.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ sử dụng.

Đáp án: D

Câu 26: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất

B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất

C. Bản đồ thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng

D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí

Đáp án: C

Câu 27: Để giải thích tình hình phân bố lượng mưa của một khu vực, bản đồ cần kết hợp sử dụng là:

A. bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

B. bản đồ khí hậu và bản đồ địa chất.

C. bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

D. bản đồ địa chất và bản đồ thủy văn

Đáp án: A

Lý thuyết

I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ

- Vai trò:

+ Giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

+ Rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,…

- Để sử dụng hiệu quả bản đồ, cần tiến hành:

+ Xác định yêu cầu, mục đích việc sử dụng bản đồ.

+ Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.

+ Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội dung.

+ Hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát huy tư duy không gian.

II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG

- Bản đồ được sử dụng trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã hội: sinh hoạt hàng ngày; sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án; quân sự.

- Cách sử dụng bản đồ trong 1 số hoạt động đời sống:

* Xác định vị trí

- Đối với bản đồ truyền thống: xác định vị trí địa lí của 1 người/vật/địa điểm trên bản đồ chủ yếu dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến => tọa độ địa lí và vị trí.

- Đối với bản đồ số: việc xác định vị trí phải dựa vào GPS.

* Tìm đường đi

- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh cần tìm.

- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.

- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.

* Tính khoảng cách địa lí

Cách tính:

- Đo khoảng cách giữa 2 địa điểm trên bản đồ.

- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Bài 4: Trái Đất. thuyết kiến tạo mảng

Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
542 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
463 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
489 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
525 7 1
Tải xuống