Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024) giúp học sinh lớp 8 nắm được trọng tâm văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng hay, ngắn gọn (Kết nối tri thức 2024)
Video Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 1)
Nhà phê bình văn học Thiều Quang chia sẻ: “Đọc mê mải cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, tôi có cảm khoái say sưa như lâu ngày được hưởng một “món ăn lạ miệng”. Thật vậy, tác phẩm đã để lại cho độc giả rất nhiều cảm xúc với những khung bậc khác nhau. Vừa là sự khâm phục, ngưỡng mộ tài năng, ý trí anh dũng, kiên cường của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản cùng các tráng sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Họ bằng lòng yêu nước tha thiết, đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Một cuộc chiến ác liệt đã nổ ra trên cửa Hàm Tử, Trần Quốc Toản không run sợ gì mà hiên ngăn xông thẳng về trước, đánh trả lại các thuyền chiến của giặc. Quân sĩ một lòng đồng thanh hô vang hai chữ “Sát thát”. Cuối cùng Toa Đô đã bị bắn, quân Nguyên nhứ “Rắn mất đầu” rối rít hạ vũ khí, dơ tay đầu hành xin tha.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 2)
Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được viết dựa trên câu chuyện có thật về Trần Quốc Toản - một anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Trong tác phẩm, chúng ta được đưa vào thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp đô hộ, khi mà đất nước Việt Nam đang chịu sự áp bức và xâm lược của quân đội thực dân Pháp. Nhân vật chính của câu chuyện là Trần Quốc Toản - một học sinh trung học và là trưởng nhóm Trường Bách khoa Hà Nội. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, cậu đã tự tay thêu lá cờ sáu chữ vàng với lời kêu gọi “Không đội trời chung, không buông súng” - một thông điệp quan trọng để động viên nhân dân Việt Nam tiếp tục chiến đấu. Cuộc chiến diễn ra ác liệt trên cửa Hàm Tử, khiến cho cảnh sát Pháp và quân đội Việt Nam giao tranh với nhau. Trong lúc chiến đấu, Trần Quốc Toản đã hi sinh dũng cảm để giữ lại lá cờ sáu chữ vàng, tuy nhiên bản thân cậu đã bị bắn chết. Tuy vậy, thông điệp mà cậu gửi truyền đã lan tỏa rộng rãi, động viên những người chiến đấu tiếp tục đứng vững trên con đường giải phóng dân tộc. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng gửi gắm những thông điệp vô cùng ý nghĩa về tình yêu nước, lòng dũng cảm và sự đoàn kết của nhân dân trong cuộc chiến giành lại độc lập và tự do cho đất nước.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 3)
Câu chuyện được mở đầu với “một giấc mơ thú vị” của cậu thanh niên Trần Quốc Toản. Trong mơ, cậu thấy được chính mình đã bắt sống tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ như là điềm báo cho một người có ý chí phi thường, tuy tuổi nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình. Khi nghe nghóng được vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than họp bàn việc nước, cậu thanh niên nhỏ ấy đã quyết định cùng ngựa xuất phát đến gặp nhà vua. Trần Nhân Tông rất vừa ý với cậu nhóc này, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chỉ được vua thưởng cho cam quý, còn việc nước thì chưa cho dự. Trần Quốc Toản cảm thấy rất thất vọng, ấm ức, vừa đi vừa nghiến chặt răng, không biết từ bao giờ quả cam trong tay đã bị bót nát. Kể từ khi ấy, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ. Khi nghe tin quân giặc kéo đến, với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” Quốc Toản cùng nhiều tráng sĩ anh dũng chiến đấu. Cuối cùng tin vui thắng trận về khắp bản làng, ai nấy đều reo hò vui mừng, mẹ Trần Quốc Toản nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ sáu chữ đỏ chính tay mình thêu đang phấp phới bay cao.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 4)
Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 5)
Bài “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Truyện tái hiện cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm của người Việt Nam trong thời kỳ đầu nước ta bị Tây Sơn xâm chiếm. Nhân vật chính của câu chuyện là Trần Quốc Toản, một anh hùng trẻ tuổi và tài năng. Trong cuộc chiến ác liệt trên cửa Hàm Tử, anh dũng cảm đứng lên đánh trả lại các thuyền chiến của giặc và cuối cùng đánh bại quân Nguyên. Tác phẩm tái hiện tinh thần yêu nước và sự đoàn kết của người dân Việt Nam trong cuộc chiến giành lại độc lập và tự do cho đất nước. Điều này đã khiến cho bài viết trở nên rất đáng để đọc và suy ngẫm.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 6)
Tác phẩm kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Sau khi có giấc mơ mang điềm báo về việc bản thân bắt sống tên sứ thần hống hách nhà Minh. Cậu đã tiến về Bình Than xin nhà vua cho cùng dự họp bàn việc nước. Thấy cậu còn nhỏ, vua ban cho một quả cam rồi đuổi ra ngoài. Ấm ức và thất vọng, khi rời đi, Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay. Về nhà, cậu chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, chờ ngày báo đáp tổ quốc. Ít lâu sau, khi giặc tấn công nước ta, Trần Quốc Toản mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàn “Phá cường địch, báo hoàng ân” ra trận. Với sự dũng mãnh, cậu đã đạt nhiều chiến công vang dội, ghi danh vào sử sách.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 7)
Quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 8)
Là một tác phẩm lịch sử, nhưng Lá cờ thêu sáu chữ vàng lại được viết dựa trên sự tưởng tượng phong phú, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nổi bật nhất phải kể đến hình tượng người anh hùng tuổi nhớ nhưng đã nuôi chí lớn Trần Quốc Toản. Câu chuyện được mở đầu với “một giấc mơ thú vị” của cậu thanh niên Trần Quốc Toản. Trong mơ, cậu thấy được chính mình đã bắt sống tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ như là điềm báo cho một người có ý chí phi thường, tuy tuổi nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình. Khi nghe nghóng được vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than họp bàn việc nước, cậu thanh niên nhỏ ấy đã quyết định cùng ngựa xuất phát đến gặp nhà vua. Trần Nhân Tông rất vừa ý với cậu nhóc này, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chỉ được vua thưởng cho cam quý, còn việc nước thì chưa cho dự. Trần Quốc Toản cảm thấy rất thất vọng, ấm ức, vừa đi vừa nghiến chặt răng, không biết từ bao giờ quả cam trong tay đã bị bót nát. Kể từ khi ấy, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ. Khi nghe tin quân giặc kéo đến, với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” Quốc Toản cùng nhiều tráng sĩ anh dũng chiến đấu. Cuối cùng tin vui thắng trận về khắp bản làng, ai nấy đều reo hò vui mừng, mẹ Trần Quốc Toản nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ sáu chữ đỏ chính tay mình thêu đang phấp phới bay cao.
Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng (mẫu 9)
Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, nhưng chàng vẫn nhẫn nại chờ. Dưới bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,... là các con trai của Hương Đạo Vương cũng có mặt. Chính việc “những người em họ” chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi” mà được tham dự việc họp bàn khiến chàng càng thêm nôn nóng. Cuối cùng, vì không cam tâm, Hoài Văn quyết định “thôi thì liều một chết vậy” và xô mấy người lính canh, chạy xuống thuyền rồng để được nói câu “Xin đánh”. Lời của Quốc Toản rất hợp ý vua và Hưng Đạo Vương nhưng vua vẫn xem chàng như một đứa trẻ, ban cho Hoài Văn quả cam quý và bảo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi, nhưng chàng vẫn rất thất vọng, chàng bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta.”.
Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Văn bản được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “cho các em”): giới thiệu về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Phần 2 (tiếp đến “quân Nguyên”): tóm tắt tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Phần 3 (còn lại): giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Nội dung chính Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Văn bản đã giới thiệu tới người đọc một tác phẩm viết về anh hùng thiếu nhi Trần Quốc Toản, đó là tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Qua việc tóm tắt tác phẩm cùng khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật, người đọc biết tới câu chuyện một cách thú vị và dễ dàng hấp dẫn người đọc tìm hiểu về tác phẩm cũng như người anh hùng thiếu nhi Trần Quốc Toản.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
I. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô.
- Trong sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, có đóng góp nổi bật ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch.
- Mặc dù đến với văn chương khá muộn, không có được yếu tố thiên bẩm thế nhưng với sự cố gắng không ngừng nghỉ cùng đam mê của bản thân Nguyễn Huy Tưởng đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương. Văn của ông luôn mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống con người.
- Trong những trang văn của Nguyễn Huy Tưởng luôn chất chứa đầy chất thơ của cuộc sống cùng với đó là những bài ca về tình yêu thương con người, đồng loại. Nguồn cảm hứng lớn nhất trong các tác phẩm của ông thiên về khai thác lịch sử. Ông viết văn để thể hiện tinh thần yêu nước.
II. Tìm hiểu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
1. Thể loại
Lá cờ thêu sáu chữ vàng thuộc thể loại truyện lịch sử
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng ra đời năm 1960. Đây là khoảng thời gian mà nước ta đang gồng mình kháng chiến chống lại giặc Mỹ.
- Văn bản trên đây thuộc phần 3 của tác phẩm.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Người kể chuyện
Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng được kể theo ngôi thứ ba.
5. Giá trị nội dung Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Lá cờ thêu sáu chữ vàng khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn với tinh thần yêu nước bất diệt. Qua đó khơi dậy biết bao dòng cảm xúc trong tâm hồn những người con yêu nước và giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước Việt Nam anh hùng.
6. Giá trị nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc biết ơn, ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường.
Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh
Tóm tắt Minh sư
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.