Top 50 bài Tả cây đa làng em hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 bài văn Tả cây đa làng em hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Tả cây đa làng em

Dàn ý Tả cây đa làng em

1. Mở bài:

*    Giới thiệu chung :

-     Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)

-     Được/trổng ở đâu? (Đầu làng em.)

2. Thân bài:

*Tả cây đa:

+ Hình dáng:

-     Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.

-     Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.

-     Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre lấng.

-     Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.

-     Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.

-     Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...

+ Cây đa với cuộc sống của dân làng:

-     Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.

-     Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.

3. Kết bài:

*    Cảm nghĩ của em:

-     Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

-     Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.

Video Tả cây đa làng em

Video Tả cây đa làng em


Tả cây đa làng em – Mẫu 1

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em | Học cùng hocthoi.net

Tả cây đa làng em – Mẫu 2

Tôi sinh ra ở một vùng quê thanh bình nơi có những con sông hiền hòa, chảy xiết, những cánh diều bay lả lơi mỗi khi chiều về, những con đê đuổi nhau chạy dài tít tắp, những cánh đồng lúa xanh ngát thẳng cánh cò bay. Đặc biệt, tôi yêu và tự hào hơn cả đó là cây đa cổ thụ ngàn năm của quê hương tôi, nó là linh hồn của làng quê và gắn với tâm hồn của tuổi thơ tôi.

Không biết cây đa có từ bao giờ nhưng mọi người đều truyền tai nhau rằng nó đã ăn sâu bám rễ ở mảnh đất quê hương tôi thuở thời xây làng lập nước. Cây đa cao sừng sững nơi đầu làng vươn rộng cành lá xum xuê như người mẹ hiền dang rộng vòng tay ôm ấp những đứa con bé bỏng của mình. Thân cây to sừng sững như cột đình mà hai ba đứa trẻ như tôi vòng tay ôm không xuể. Vỏ cây sần sùi, khô cứng như một minh chứng của năm tháng và sự tác động bởi thiên nhiên. Bộ rễ của nó to và dài nhấp nhô trên mặt đất như những con trăn khổng lồ đang uốn lượn. Hơn một lần tôi được chứng kiến sự thay da dổi thịt của cây đa mỗi khi thời tiết chuyển mình. Mùa xuân, những chiếc trồi non trên thân cây bắt đầu nảy mầm, sự sinh sôi nảy nở như tiếng mời chào đàn chim bay về đây ca hát. Mùa hạ cây đa như một người thiếu nữ khoác trên mình một sắc xanh mơn mởn, tràn đầy sự sống. Mùa thu, cô gái ấy trở nên đỏng đảnh với trong màu áo mới rực rỡ hơn. Những chiếc áo vàng, áo đỏ nhanh chóng được khoác lên rồi cũng sớm bị cởi ra, rụng rơi xuống mặt đất. Mùa đông, cây đa trơ trụi chỉ còn lại những chiếc cành khẳng khiu, giống như dấu hiệu của tuổi tác hằn trên nếp da của người phụ nữ. Mỗi mùa mỗi vẻ, hình bóng của cây đa trong sự đổi khác của nó luôn in sâu trong tâm trí của tôi.

Tôi yêu cây đa bởi nó gắn bó sâu sắc với những kí ức của tuổi thơ. Tôi còn nhớ như in những buổi chiều chăn trâu cùng bạn bè, ngồi dưới gốc đa chúng tôi nói với nhau bao điều, kể với nhau bao câu chuyện. Những bác nông dân đi làm đồng về, gốc đa cũng chính là điểm dừng chân lí tưởng. Bóng đa mát rượi xua đi bao cơn nóng mùa hè để người dân quê tôi có nơi hóng mát, lũ trẻ con chúng tôi thoải mái đùa nô, vui vẻ. Nhiều lúc rảnh rỗi, chúng tôi còn lấy lá đa để làm thành những con nghé rất ngộ nghĩnh. Cây đa chính là cuốn nhật kí dài ghi chép lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ tôi.

Giờ đây, khi đã khôn lớn trưởng thành, tôi đã đi đến biết bao miền quê, sống ở những nơi phố thị xa hoa nhưng chưa bao giờ tôi thôi ao ước được trở về quê hương, được vòng tay ôm lấy gốc đa già đầu làng, được sống lại với những kỉ niệm tuổi thơ. Bây giờ và cho đến cả mai sau tôi sẽ mãi mãi không quên hình bóng của cây đa quê hương mình.

Tả cây đa làng em – Mẫu 3

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Tả cây đa làng em - Sách Giải

Tả cây đa làng em – Mẫu 4

“Cây đa, giếng nước, mái đình” là những thứ kết hợp với nhau tạo nên cái hồn của mỗi làng quê Việt. Ở đầu làng em có một cây đa rất to, đứng sừng sững như một người khổng lồ bảo vệ, che chắn cho làng.

Nghe những ông trong làng bảo rằng, cây đa này đã hơn một trăm tuổi rồi. Rễ cây nổi lên mặt đất từng cuộn to như những con mãng xà khổng lồ. Thân cây lớn phải 3, 4 đứa trẻ con ôm mới xuể. Xung quanh gốc còn có những gốc cây phụ lọc ra từ cành, rồi đâm thẳng xuống đất, ăn sâu vào lòng đất tạo một nét cổ kính, uy nghi tráng lệ mà cổ thụ vô cùng. Dưới gốc đa, bác Ba mở một quán nước nhỏ để phục vụ nông dân mỗi khi vụ mùa về.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Cành lá sum xuê, um tùm, xòe rộng như một cái ô khổng lồ. Nó cũng là nhà của rất nhiều chim muông. Chúng làm tổ trên cành, suốt ngày ca hát líu lo tạo thành bản hòa ca nghe thật vui tai. Mỗi buổi chiều đi học về qua cây đa, em cùng các bạn lại nhặt những lá đa vàng đã rụng để làm đồ chơi. Những chiếc lá đa nhanh chóng trở thành con trâu, con dế,… Tuổi thơ của chúng em trôi qua cùng với những kỷ niệm như thế!

Cây đa trăm tuổi vẫn ở đó, sừng sững chứng kiến những đổi thay của làng em. Khi xóm làng thay da đổi thịt, cây đa vẫn đứng đó, vẫn như một dũng sĩ ngày đêm trông giữ làng không biết mệt mỏi. Nó đã trở thành một ký ức đẹp thêu dệt nên tuổi thơ của rất nhiều con người nơi làng quê dân giã.

Tả cây đa làng em – Mẫu 5

Người dân làng em bảo đó là cây đa chở che, bảo vệ cho làng em. Cây đa đứng sừng sững giống như người khổng lồ hiên ngang chiễm chệ ngay ven đường. Thân cây rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những chú ve con trưa hè bám trên thân cây dạo khúc nhạc ngày hè.

Ấn tượng nhất là bộ rễ giống như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây cũng là nơi ngồi hóng gió nghỉ ngơi, nơi tránh nắng của người dân quê em. Rễ đa to và dài bò trên đất tạo thành nhiều hình thù khác nhau nhìn rất đẹp. Rễ cây bám rất sâu dưới lòng đất mẹ, vì thế nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn đứng hiên ngang tỏa bóng mát cho quê hương.

Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt nhỏ của bà em làm cho em quạt, thậm chí bà còn lấy những lá to nhất gập thành một chiếc mũ xinh xinh để em đội. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó rụng khi có gió nhẹ thổi qua. Khi những chiếc lá già được thay bằng những lá mới thì chúng lại theo gió rơi xuống, em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa. Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, nó vừa là vệ sỹ cho làng, vừa giữ gìn truyến thống lâu năm của làng quê xưa, của làng que Việt Nam nói chung.

Mọi người đi làm ăn xa khi trở về làng cũng ghé vào dưới gốc đa nghỉ ngơi, ai cũng trầm ngâm như tìm lại những kỉ ức tuổi thơ đẹp một thời dưới cây đa này.

Tả cây đa làng em - 5 Bài văn mẫu lớp 7 Tả cây đa làng em - VnDoc.com

 

Tả cây đa làng em – Mẫu 6

Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.

Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.

Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.

Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.

Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.

Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyến thống làng lâu năm.

Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.

Tả cây đa làng em – Mẫu 7

Trước ngôi chùa làng em, có cây đa cổ thụ cao vượt lên trên mái ngói xanh rêu, nổi bật trên nền trời, vẻ uy nghi hùng vĩ. Theo lời các cụ già, cây đa này đã có tới trăm năm tuổi. Cùng với ngôi chùa cổ kính, cây đa tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng.

Từ đằng xa, người ta đã thấy ngọn cao vút, thân cây to lớn và tán lá xanh rì. Khi mây thấp, tưởng chừng như cây chạm tới trời xanh. Những hôm trời nắng, bóng mát che rợp cả ngôi chùa.

Thân cây to lớn khác thường, ba người lớn dang tay ôm không xuể. Vỏ cây màu nâu đậm, xù xì như da cóc, rễ lớn ăn sâu, bò rộng xung quanh giữ vững thân cây. Đẹp nhất là những rễ phụ, buông từng dây xuống, lơ lửng trên không như râu bạch tuộc. Cành đa xòe rộng ra tứ phía, lá dày chi chít, xanh bóng rất đẹp. Trái đa chùm chùm vàng sậm, đỏ gạch trông đẹp mắt, mùa trái chín, chim sáo về ăn ríu rít cả sân chùa.

Cây đa đem bóng mát giữa trưa hè cho trẻ chăn trâu, cho người qua đường nghỉ chân ngắm cảnh. Cây đa là cảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam, tạo không khí thanh bình, êm ả…

Tả cây đa làng em – Mẫu 8

Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.

Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.

  Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghĩ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng di xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…

  Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.

Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.

Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghỉ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng đi xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…

Tả cây đa làng em – Mẫu 9

Làng quê Việt Nam luôn gợi ta nhớ đến mái đình thấp thoáng bên lũy tre xanh, cái giếng cuối làng nước trong veo, chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu… Nhưng với tôi, đẹp nhất, quan trọng nhất vẫn là cây đa nơi ngưỡng cửa làng.

Đầu làng tôi có một cây đa to lắm. Không biết cây được trồng từ bao giờ, chỉ biết khi lũ trẻ tuổi tôi biết chơi trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan… thì cây đã lớn lắm rồi. Có lần, chúng tôi chơi trò “nối vòng tay lớn”, tôi và hai bạn nữa nối tay nhau mà vẫn không ôm trọn thân cây.

  Cây nằm trên một bãi đất bằng phẳng, cỏ xanh um, ngay cạnh cổng làng. Vào những hôm trưa hè nắng gắt, từ xa, cái vòm rộng lớn của những tán cây như vẫy gọi người đi đường hãy nhanh lên, nhanh lên để được ngồi dưới gốc đa, uống bát nưởc chè xanh, tránh cái nắng gay gắt. Thân cây giờ to đến mức ba, bốn người lớn ôm không xuể. Rễ đa ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhiều cái trông như những con trăn, con rắn đang uốn khúc.

Cứ mỗi độ xuân sang, những làn mưa nhẹ như đánh thức mầm non tỉnh giấc. Cây đa nhanh chóng cởi bỏ bộ áo vàng nhàu nhĩ của mùa đông, thay vào đó là tấm áo choàng xanh biếc của mùa xuân. Những cái lá to dần, dầy lên theo năm tháng, màu xanh biếc cũng dần dần thẫm hơn. Để rồi khi cái nắng hè bắt đầu chói chang, những tán lá trở nên xanh um, lan rộng như một cái ô khổng lồ, che mát một khoảng đất rất rộng. Những khi đi làm đồng về, bố mẹ tôi và các bác trong làng thường ngồi nghĩ ở đó, uống bát nước chè xanh sóng sánh, râm ran bàn chuyện vụ mùa… Lũ trẻ chúng tôi được nghỉ học nên cũng thường tụ tập dưới gốc đa, vui chơi hoặc bày ra những trò tinh nghịch của tuổi học trò. Chơi chán, mệt, chúng tôi nằm dài trên bãi cỏ ngay cạnh gốc đa, nháy mắt với những tia nắng lọt qua kẽ lá hoặc đánh nhịp chân theo tiếng gió rì rào… Thấp thoáng trong tán cây, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, có những con vô tư líu lo hót, có những con thì lại đang chí chóe với nhau, ôi! Cảm giác thật dễ chịu, tuyệt vời làm sao. Nhưng rồi mùa hè cũng lại qua đi như mùa xuân. Khi những chiếc lá đa ngả sang màu vàng và xuất hiện những đốm đen, ấy là khi mùa thu đến. Chúng tôi cũng đã bước vào năm học mới. Mỗi khi có dịp đi qua, tôi thấy cây có vẻ buồn. Chắc cây nhớ chúng tôi. Sang đông, cành cây trơ trụi lá, trông càng buồn thảm. Theo dòng thời gian luân chuyển, cây vẫn giữ được vẻ trầm ngâm điềm tĩnh. Trong các mùa của cây, có lẽ thời điểm đẹp nhất là mùa hè.

  Cây đa cổ thụ đã gắn bó với tuổi thơ tôi và cuộc sống của dân làng tôi. Mỗi khi nhớ về làng quê, tôi lại nhớ đến hình ảnh cây đa với quán nước đầu làng. Tôi nhớ đến những con nghé được làm từ những chiếc lá đa to và dày. Những con nghé làm bằng lá đa là thứ đồ chơi quen thuộc của lũ trẻ nhà quê chúng tôi. Cứ mỗi lần nhớ đến con nghé lá đa nghển cổ gọi “nghé ọ”, lòng tôi lại trào lên một niềm vui thơ trẻ.

Bao năm qua, cây đa vẫn đứng đó, như một tiêu điểm và che mát cho một vùng đất rộng. Cây còn như một nhân chứng lịch sử. Nó chứng kiến sự đổi thay của làng quê, chứng kiến những cuộc chia tay đầy lưu luyến đưa tiễn những người con ưu tú của mình lên đường bảo vệ quê hương…

Hình ảnh cây đa luôn in sâu trong tâm trí tôi. Cây đa như một người ông hiền từ và tốt bụng, luôn dang tay chào đón những đứa con đi xa trở về. Tôi mong “ông đa” sống mãi cùng dân làng, mãi mãi là người bạn già tri kỉ của mỗi người dân thôn xóm.

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
657 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
740 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
598 1 0
Tải xuống