Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Cánh Diều) Toán 7

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Cánh Diều) Toán 7 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Toán 7.

Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Cánh Diều) Toán 7

A. Lý thuyết

1. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)

– Tính chất: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

 Nếu AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ thì DABC = DA’B’C’ (c.c.c).

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Ví dụ: Cho hai tam giác HIK và DEG thỏa mãn HI = DE, IK = EG, HK = DG.

a) Chứng minh DHIK = DDEG.

b) Biết H^=60°,G^=55°. Tính số đo góc D và góc I.

Hướng dẫn giải

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

a) Xét DHIK và DDEG có:

HI = DE (giả thiết),

IK = EG (giả thiết),

HK = DG (giả thiết),

Suy ra DHIK = DDEG (c.c.c).

Vậy DHIK = DDEG.

b) Vì DHIK = DDEG (theo câu a)

Suy ra H^=D^,I^=E^ (các cặp góc tương ứng)

Mà H^=60° nên D^=60°.

Xét DDEG có: E^+D^+G^=180°(tổng ba góc trong một tam giác)

Do đó E^=180°D^G^

Mà D^=60°,G^=55°.

Suy ra E^=180°60°55°=65°.

Lại có I^=E^ (chứng minh trên).

Nên I^=65°.

Vậy D^=60°,I^=65°.

Ví dụ: Cho xOy^, trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Vẽ các cung tròn tâm A và B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm I nằm trong góc xOy. Chứng minh OI là tia phân giác của góc xOy.

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Cánh Diều) Toán 7 (ảnh 1)

Vì các cung tròn tâm A và tâm B có cùng bán kính cắt nhau ở điểm I nằm trong góc xOy (giả thiết) nên ta có AI = BI

Xét tam giác OAI và tam giác OBI có:

OA = OB (giả thiết),

AI = BI (chứng minh trên),

OI là cạnh chung.

Suy ra DOAI = DOBI (c.c.c).

Do đó AOI^=BOI^ (hai góc tương ứng)

Nên tia OI là tia phân giác của góc xOy.

Vậy tia OI là tia phân giác của góc xOy.

– Nhận xét: Cách vẽ tia phân giác của một góc đã được chứng minh cụ thể như trên.

2. Áp dụng vào trường hợp bằng nhau về cạnh huyn và cạnh góc vuông của tam giác vuông

– Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

Hai tam giác ABC và A’B’C’ có A^=A'^=90°, BC = B’C’, AB = A’B’ thì DABC = DA’B’C’ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Ví dụ: Cho hình vẽ sau:

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

a) Chứng minh ENM^=HMN^.

b) Biết EMN^=60°. Chứng minh MH là tia phân giác của EMN^.

Hướng dẫn giải

a) Xét DEMN và DHNM có:

MEN^=NHM^=90°,

ME = HN (giả thiết),

MN là cạnh chung,

Suy ra DEMN = DHNM (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Do đó ENM^=HMN^ (hai góc tương ứng).

Vậy ENM^=HMN^.

b) Xét DEMN vuông tại E có: EMN^+ENM^=90° (tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng 90°).

Suy ra ENM^=90°EMN^=90°60°=30°.

Mà ENM^=HMN^ (chứng minh trên)

Do đó HMN^=30°.

Mặt khác EMH^ và HMN^ là hai góc kề nhau nên ta có:

EMH^+HMN^=EMN^

Suy ra EMH^=EMN^HMN^=60°30°=30°.

Do đó EMH^=HMN^

Suy ra MH là tia phân giác của EMN^.

Vậy MH là tia phân giác của EMN^.

3. Vẽ tam giác khi biết ba cạnh

Ví dụ: Để vẽ tam giác ABC có AB = 3 cm, AC = 5 cm, BC = 7 cm bằng thước thẳng (có chia đơn vị) và compa, ta làm như sau:

– Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AC = 5 cm

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

– Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 3 cm và một phần đương tròn tâm C bán kính 7 cm, B là điểm chung của hai phần đường tròn đó

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

– Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng AB, BC. Ta được tam giác ABC.

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

B. Bài tập tự luyện

B.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB, vẽ cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau tại hai điểm M và N. Chứng minh DABM = DABN và DAMN = DBMN.

Hướng dẫn giải

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Vì cung tròn tâm A bán kính AB cắt cung tròn tâm B bán kính BA tại hai điểm M và N nên AM = AN = BM = BN = AB.

+) Xét DMAB và DNAB có:

AB là cạnh chung,

MA = NA (chứng minh trên),

MB = NB (chứng minh trên),

Suy ra DMAB = DNAB (c.c.c).

+) Xét DAMN và DBMN có:

MN là cạnh chung,

MA = MB (chứng minh trên),

AN = NB (chứng minh trên),

Suy ra DAMN = DBMN (c.c.c)

Vậy DABM = DABN và DAMN = DBMN.

Bài 2. Cho tam giác ABC có AB = AC. Đường thẳng vuông góc với AB tại B và đường thẳng vuông góc với AC tại C cắt nhau tại điểm D.

a) Chứng minh DABD = DACD.

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh A, M, D thẳng hàng.

Hướng dẫn giải

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

a) Vì AB ⊥ BD tại B nên ABD^=90°.

Vì AC ⊥ CD tại C nên ACD^=90°.

Xét DABD và DACD có:

ABD^=ACD^=90°,

AD là cạnh chung,

AB = AC (giả thiết),

Do đó DABD = DACD (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Vậy DABD = DACD.

b) Vì M là trung điểm của BC nên MB = MC.

Xét DABM và DACM có:

AB = AC (giả thiết),

AM là cạnh chung,

MB = MC (chứng minh trên).

Do đó DABM = DACM (c.c.c)

Suy ra AMB^=AMC^ (hai góc tương ứng)

Mà AMB^+AMC^=180° (hai góc kề bù)

Do đó AMB^=AMC^=180°2=90°.

Chứng minh tương tự ta cũng có:

DDBM = DDCM (c.c.c)

Suy ra DMB^=DMC^(hai góc tương ứng)

Mà DMB^+DMC^=180° (hai góc kề bù)

Do đó DMB^=DMC^=180°2=90°.

Ta có: AMB^=90° và DMB^=90°.

Suy ra AMB^+DMB^=90°+90°=180°

Do đó AMB^ và DMB^ là hai góc kề bù.

Nên ba điểm A, M, D cùng nằm trên một đường thẳng.

Vậy ba điểm A, M, D thẳng hàng.

B.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho hình vẽ sau:

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. DABC = DADC;

B. DABC = DACD;

C. DACB = DADC;

D. DBCA = DDAC.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét tam giác ABC và tam giác CDA có:

AB = AD, BC = DC, AC là cạnh chung

Suy ra DABC = DADC (c.c.c)

Vậy DABC = DADC hay ta có thể kí hiệu DACB = DACD hoặc DBCA = DDCA.

Do đó ta chọn phương án A.

Câu 2. Cho hình vẽ bên dưới:

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Số đo góc C và góc M lần lượt là:

A. 45° và 65°;

B. 65° và 45°;

C. 55° và 70°;

D. 70° và 55°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét tam giác ABC và tam giác MNP có:

AB = MN, BC = NP, AC = MP (giả thiết)

Suy ra DABC = DMNP (c.c.c)

Do đó A^=M^B^=N^C^=P^ (các cặp góc tương ứng)

Mà A^=65°N^=70° nên M^=65°,B^=70°

Xét tam giác ABC có: A^+B^+C^=180° (tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra C^=180°B^A^

Hay C^=180°70°65°=45°

Vậy số đo góc C và góc M lần lượt là: 45° và 65°.

Câu 3. Cho tam giác IOH, vẽ cung tròn tâm I bán kính OH, vẽ cung tròn tâm O bán kính IH, hai cung tròn này cắt nhau tại K (K và H nằm khác phía so với đường thẳng IO). Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?

A. HO // KI;

B. OK // IH;

C. Cả A và B đều sai;

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

Xét DIOH và DIOK có:

KO = IH (K nằm trên cung tròn tâm O bán kính IH),

OH = IK (K nằm trên cung tròn tâm I bán kính OH),

IO là cạnh chung

Do đó DIOH = DOIK (c.c.c)

Suy ra IOH^=OIK^,OIH^=IOK^ (các cặp góc tương ứng)

Mà OIK^ và IOH^ ở vị trí so le trong của IK và OH nên IK // OH (dấu hiệu nhận biết)

IOK^ và OIH^ ở vị trí so le trong của KO và IH nên KO // IH (dấu hiệu nhận biết)

Vậy ta chọn phương án D.

Xem thêm các bài lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3. Hai tam giác bằng nhau

Lý thuyết Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh

Lý thuyết Bài 6. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc

Lý thuyết Bài 7. Tam giác cân

Lý thuyết Bài 8. Đường vuông góc và đường xiên

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
714 47 14
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
604 12 6
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
689 12 9
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
672 13 8
Tải xuống