Top 50 bài Phân tích bài thơ Nhàn

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài Phân tích bài thơ Nhàn hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Dàn ý Phân tích bài thơ Nhàn

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.

- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.

- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.

- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy

- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn

→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.

- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.

Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.

Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

- Nghệ thuật ẩn dụ:

·       “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà

·       “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

·       Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.

·       Tuy nhiên, “dại” thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.

5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm

- Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi

- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.

- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn

- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.

Video Phân tích bài thơ Nhàn

Video Phân tích bài thơ Nhàn

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 1

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ẩn; sống cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.

Xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với 8 câu thơ đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:

Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Với phép lặp “một”-“một” đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc. Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phòng kiến ngày xưa nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Dù ngoài kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc để “an phận” với cuộc sống của mình hiện tại. Cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm”.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tị và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” –“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.

Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài long. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá. Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.

Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 2

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một người có học vấn uyên bác, từng đỗ Trạng Nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Nhưng do sống và phụng sự trong một thời kỳ lịch sử đầy sóng gió và đảo điên của chế độ phong kiến Việt Nam Trịnh - Nguyễn phân tranh nên Ông đã cáo quan về quê ở ẩn và tận hưởng cuộc sống thanh nhàn cho đến cuối đời. Tập thơ Bạch vân quốc ngữ thi tập mà trong đó có bài thơ Nhàn của tác giả cũng ra đời vào hoàn cảnh đó. Bài thơ Nhàn là một tác phẩm nổi tiếng thể hiện quan niệm sống thanh tao của một bậc đại Nho xem thường danh lợi, phú quý, xem chúng là một giấc mộng xa hoa, phù phiếm , không xứng đáng để một con người trong sáng theo đuổi.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu cho người đọc về hoàn cảnh sống thư thái và êm ả nơi làng quê Đồng bằng Bắc Bộ thật yên bình với những hoạt động quen thuộc:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Câu thơ hiện lên với những hình ảnh về các vật dụng vô cùng quen thuộc của người nông dân nơi làng quê: cái mai, cái cuốc để đào đất trồng cây, cần câu đê câu cá- một thú vui cực kì tao nhã của con người lúc rảnh rỗi. Nhà thơ thật tinh tế khi sử dụng số từ “ một” kết hợp với tên các dụng lao động quen thuộc để diễn tả một tư thế sẵn sàng lao động và sự gắn bó gần gũi của những vật dụng ấy với đời sống của người nông dân thiện lành. Phong thái ung dung của nhà thơ còn được thể hiện thật rõ nét qua cách ngắt nhịp 2/2/3 của câu thơ.

Chỉ bằng vài nét chấm phá mở đầu của bài thơ, đã mở ra một không gian nơi chốn thôn quê thật thanh bình với những vật dụng lao động gắn liền với công việc nặng nhọc, vất vả và lam lũ của một lão canh điền Nguyễn Bỉnh Khiêm. Quan Trạng Nguyên đan áo mũ xênh xang, chức lớn, bổng lộc nhiều, ấy vậy mà bỗng dưng rũ bỏ tất cả để trở về với đời sống “tự cung tự cấp” thì âu cũng đã là một cái “ngông” trước thói đời hám danh, hám lợi. Nhưng cho dù đối diện với một nhịp sống mới mẻ, thi nhân vẫn rất vui vẻ và tự hào về những thú vui giản đơn mà đầy tao nhã ấy.

Câu thơ thứ hai với từ “ thơ thẩn” được đặt ở đầu câu thể hiện phong cách ung dung và tâm trạng thảnh thơi của con người khi tâm tĩnh tại không vướng bận chuyện trần thế. Hơn thế nữa cụm từ “dầu ai vui thú nào” cũng thể hiện tâm thế vô cùng ngạo nghễ và quyết đoán khi lựa chọn cho mình một con đường riêng. Một chốn ở thật yên bình, thanh tịnh: là một nơi không có tham lam sân si, cũng có những toan tính lợi danh, khiến Ông cảm thấy thật đúng đắn và thoải mái.

Hai câu đề đã vẽ nên một không gian sống nơi làng quê Đồng Bằng Bắc Bộ thật yên bình, dân dã của bậc ẩn sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi đây, không còn quyền uy của một bậc quan Trạng, cũng không còn sự khúm núm, e sợ của một kẻ thuộc hạ. Tất cả đã được cởi bỏ hoàn toàn, cả những ham muốn về danh vọng và tiền tài để chỉ còn đây là một lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm, với nhịp sống và lao động thường nhật như những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng vô cùng lạc quan, vui tươi nơi làng quê.

Hai câu thực thể hiện một quan niệm sống, triết lí sống vô cùng mới mẻ: trở về với thiên nhiên để sống hòa hợp với thiên nhiên. Cũng có nghĩa là đã thoát khỏi vòng tranh đua của thói tục, không còn bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị; để tâm hồn được an nhiên, khoáng đạt:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Sự tài hoa của thi nhân được thể hiện qua việc sử dụng phép đối thật độc đáo: ta- người, dại- khôn nhằm nhấn mạnh thái độ sống mang tính triết lý sâu sắc, thâm trầm của thi nhân. Thực chất đây là một cách nói ngược để diễn tả sự coi thường lợi danh, nhằm chê bai lối sống tham vọng quyền lợi, tiền tài của bọn tham quan ô lại.

Chính bản thân nhà thơ đã nhiều lần khẳng định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi những người tham vọng thường lấy lẽ dại- khôn để tính toán, tranh giành hơn thua, cho nên thực chất cách nói này để thể hiện những dục vọng thấp hèn của con người. Nơi vắng vẻ thực chất là một nơi yên ả với cuộc sống tươi mát hòa hợp với thiên nhiên hiền hòa, mang lại sự thảnh thơi cho tâm hồn con người.

Còn chốn lao xao chính là nơi với những thế lực cường quyền luôn dương oai để đua nhau tranh chấp quyền lực, đầy xa hoa phù phiếm. Nơi ấy khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn phải e dè, sống lo sợ và thấp thỏm bởi lo cho sự an nguy của bản thân và gia đình.

Qua đó cũng thể hiện một sự đùa vui hóm hỉnh: dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại trong lối suy nghĩ độc đáo của nhà thơ. Trong một bài thơ Nôm khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

Qua câu thơ trên, người đọc càng hiểu rõ hơn về triết lí sống và một phong cách sống thật đáng ngưỡng mộ của một bậc Đại Nho với tư tưởng “lánh đục về trong”, hướng tới cuộc sống an nhàn, hạnh phúc, sống được là chính mình của thi nhân.

Cuộc sống của bậc đại nhân ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao khiến ai nấy đề xuýt xoa:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Bức tranh thiên nhiên bốn mùa về cuộc sống thanh tao, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên của nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà hiện lên thật đáng ngưỡng mộ. Câu thơ hiện lên với hình ảnh của bốn mùa Xuân,Hạ, Thu, Đông và bức tranh về đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của nhà thơ.

Vốn là một vị quan Trạng đang ăn sung mặc sướng, hưởng bổng lộc của Triều đình thì giờ đây lại phải lao động, ăn uống “tự cung tự cấp” và sinh hoạt thật dân dã như những lão nông bình thường: ăn những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đều là cây nhà lá vườn, do mình tự làm ra, là công sức của chính mình. Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Một Ông Trạng nức tiếng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm ao chum như bao người dân quê khác.

Dù chỉ là những thói quen sinh hoạt hay cách ăn uống vô cùng giản dị nhưng lại gợi lên một cảm giác thật thoải mái, tâm hồn khoáng đạt của nhà thơ bởi lối sống thảnh thơi được thả hồn vào mọi thứ xung quanh, mà không cần luồn cúi, e sợ một kẻ nào. Nhờ nghệ thuật đối và cách ngắt nhịp 4/3 đã giúp gợi lên một phong thái nhịp nhàng, thong thả và yêu đời của thi nhân.

Hai câu thực đã vẽ nên một bức tranh cuộc sống bốn mùa đầy màu sắc tươi đẹp nhưng thật tươi mát và bình dị bởi trong đó có cảnh đẹp hồ sen và cả cảnh sinh hoạt của con người được tác giả tái hiện thật sống động ở am Bạch Vân. Đâu đó cũng toát lên một tâm thế yêu đời và rất lạc quan về một cuộc sống rất đỗi đạm bạc, giản dị mà vẫn thanh cao, tự do của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nhãn quan nhạy bén và cái nhìn sáng suốt của nhà thơ đã được thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông đã tỉnh táo hơn bao giờ hết:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Đến đây tác giả sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe:Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao để khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống “nhàn” của mình. Hai câu thơ đã thể hiện một nhân cách sống, một trí tuệ khác thường bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng suốt nhận ra rằng công danh, của cải, quyền quý chỉ tựa như một giấc mộng chiêm bao, không bao giờ với tới được. Động từ “nhìn xem” đã thể hiện sự thức tỉnh một cách đúng lúc của thi nhân trong tư thế làm chủ hiên ngang của cuộc đời mình.

Hai câu thơ kết đã truyền đạt thật trọn vẹn ý nghĩa của quan niệm sống Nhàn đó là: biết từ bỏ những thứ xa xỉ như vinh hoa , lợi danh bởi vì đó chỉ như một giấc chiêm bao mà thôi. Ông khuyên con người đừng nên học theo thói xấu đó, và nên nhớ rằng chỉ có vẻ đẹp về nhân cách, tâm hồn trong sạch mới là vẻ đẹp đáng trân trọng và lưu giữ mãi về sau. Qua đó cũng toát lên vẻ đẹp nhân cách đạo đức của một bậc Nho sĩ đại tài Nguyễn Bỉnh Khiêm: Ông đã cởi mũ quan để về chốn thanh tịnh sống phần đời của chính mình, để giữ lại một nhân cách đáng trân quý. Quan điểm coi khinh danh lợi, xem đó là phù phiếm, hão huyền.

Bài thơ “Nhàn” chỉ với 8 câu thơ Đường luật với kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa, đã khắc họa cho người đọc về một lí tưởng sống hiền tuệ, triết lý sống đầy tính nhân văn : vinh hoa phú quý chỉ như một giấc mộng phù du mà những con người hám lợi danh luôn chạy theo nhưng không bao giờ với tới nên Ông chọn cách rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ cho thiên lương trong sạch mới là bậc đại trí, đại tài. Thông qua tác phẩm, chúng ta cũng thấy rõ về một tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, một cốt cách cao đẹp xứng đáng làm một tấm gương sáng cho bao thế hệ mai sau.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 3

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội đương thời.

Nhàn là bài thơ Nôm nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường.

Hai câu thơ đầu phản ánh cuộc sống nhàn nhã, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Quan Trạng về sống giữa chốn thôn quê nay đã giống như một “lão nông tri điền”, hằng ngày làm bạn với những công cụ lao động như mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá,.;., Cách dùng số từ tính đếm rành rọt cho thấy tất cả đã trở nên gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của ông.

Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác đơn sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền ” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn) xa xưa. Quan Trạng đang áo mũ xênh xang, chức lớn, bổng lộc nhiều, ấy vậy mà bỗng dưng rũ bỏ tất cả để trở về với đời sống “tự cung tự cấp” thì cũng đã là: một sự ngông ngạo trước thói đời hám danh, hám lợi. Ngông ngạo mà không ngang tàng, cứ thuần hậu, nguyên thủy, chân chất nông dân:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Hai chữ Thơ thẩn phản ánh một cách tài tình phong cách ung dung và tâm trạng thảnh thơi của con người tự cho mình là đã xa lánh cõi trần tục đầy tham, sân, si; trong lòng không còn vướng bận những âm mưu, toan tính bon chen. Niềm vui như hiện lên trong từng bước đi thong thả, nhàn nhã. Niềm vui chi phối cả âm điệu bài thơ, cứ nhẹ nhàng, lâng lâng, thanh thản một cách lạ kì. Cụm từ dầu ai vui thú nào còn nói lên lập trường kiên định của nhà thơ trước lối sống đã lựa chọn. Chữ ai vốn là một đại từ phiếm chỉ, được tác giả sử dụng trong câu thơ này với một nghĩa rất rộng, càng suy ngẫm càng thấy thú vị.

Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan, trở về quê nhà tức là trở về với thiên nhiên. Sống hòa hợp với thiên nhiên có nghĩa là đã thoát khỏi vòng tranh đua của thói tục, không còn bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn được an nhiên, khoáng đạt:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Nhân cách thanh cao Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi như nước với lửa. Vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người. Tìm nơi vắng vẻ không phải là lánh đời mà là tìm nơi mình thích thú, được sống thoải mái, an nhiên, khác xa chốn quan trường hiểm hóc vinh liền nhục. Nơi vắng vẻ là nơi không có chuyện cầu cạnh, bon chen. Nơi vắng vẻ là nơi thiên nhiên tươi xanh, mang lại sự thảnh thơi cho tâm hồn. Chốn lao xao là chốn cửa quyền trống giong cờ mở, là đường hoạn lộ tấp nập ngựa xe. Đến chốn lao xao là đến chốn chợ lợi đường danh huyên náo, nơi con người chen chúc xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giật quyền lợi, để vinh thân phì gia. Đây là nơi có nhiều nguy hiểm khôn tường.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả có trí tuệ vô cùng sáng suốt. Sáng suốt trong sự chọn lựa: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, mặc cho: Người khôn, người đến chốn lao xao. Sáng suốt trong cách nói đùa vui hóm hỉnh, ngược nghĩa: dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại.

Ở một bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

(Thơ Nôm)

Như vậy là quan niệm dại, khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ trí tuệ, triết lí dân gian: Ở hiền gặp lành; ở ác gặp ác.

Cuộc sống của bậc đại nhân ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao biết mấy:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Hai câu thơ tả cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thú vị nơi thôn dã với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhà thơ nói về chuyện sinh hoạt hằng ngày như chuyện ăn, chuyện tắm, tuy cực kì đơn sơ nhưng thích thú ở chỗ mùa nào cũng sẵn, chẳng phải nhọc công tìm kiếm về mặt tinh thần, cuộc sống giản dị như thế cho phép con người được tự do, tự tại, không cần phải luồn cúi, cầu cạnh kẻ khác, không cần phải theo đuổi công danh, phú quý, không bị gò bó, ràng buộc vào bất cứ khuôn phép nào.

Những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đều là cây nhà lá vườn, do mình tự làm ra, là công sức của chính mình. Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Quan Trạng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm áo như bao người dân quê khác.

Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nắm vững lẽ biến dịch, hiểu thấu quy luật của Tạo hóa và của xã hội. Theo ông, cái khôn của bậc chính nhân quân tử là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa hợp với thiên nhiên thuần khiết.

Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Quan Trạng khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống nhàn của mình. Cuộc sống nhàn dật này là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ khác thường. Trí tuệ sáng suốt nhận ra rằng công danh, của cải, quyền quý chỉ tựa chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách, làm cho lập trường thêm kiên định để nhà thơ có đủ quyết tâm từ bỏ chốn quan trường lao xao danh lợi, tìm đến nơi thiên nhiên vắng vẻ mà trong sạch, thanh cao để di dưỡng tinh thần, giữ vững hai chữ thiện lương.

Nhàn là chủ đề rất phổ biến trong thơ văn thời trung đại. Nhàn là một nét tư tưởng và văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng lớp trí thức. Sống nhàn hợp với tự nhiên, hợp với việc tu dưỡng nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Sống nhàn đem lại những thú vui lành mạnh cho con người, Biết sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn.

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân, ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân mà không nhàn tâm, lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm thương nước lo dân. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến đương thời đã có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang nhiều yếu tố tích cực.

Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện khá rõ nét qua bài thơ nhàn. Từ bức chân dung giản dị, mộc mạc ấy toát lên vẻ đẹp nhân cách cao quý, vẻ đẹp trí tuệ tuyệt vời của bậc đại Nho mà tên tuổi lưu danh muôn thuở.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 4

Chốn quan trường thời xưa ai cũng mong hòng có một chân trong những chức phận trong cung, người muốn thì nhiều mà người không muốn rời bỏ chốn quan trường thì ít. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một bậc quân thần trung quân ái quốc và một nhà nho đại tài đã trở về quê ở ẩn. Trong khoảng thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác bài thơ Nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của mình khi rời bỏ chốn quan trường, đồng thời nói lên những quan điểm của mình về chốn quan trường ấy, “dại” hay “khôn” chỉ có thể đọc thơ của ông mới hiểu hết được quan điểm ấy.

Cái tên của bài thơ thật độc đáo và đặc biệt. Nhan đề ấy chỉ có một câu nhưng đã nói lên tất cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Một tiếng nhàn thể hiện sự nhàn rỗi của con người trong cuộc sống thực tại. Theo thông thường thì nhàn thì sẽ chỉ có ngồi mát ăn bát vàng thôi vậy thì nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn nói đến là gì?. Nhan đề độc đáo như có tác dụng hấp dẫn người đọc hơn khi vào những tâm tư chia sẻ của nhà thơ ấy.

Trước hết là hai câu thơ đầu với những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng ruộng Nguyễn Bỉnh Khiêm giới thiệu cuộc sống mà ông coi là nhàn hạ cho mọi người biết:

“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Hình ảnh những vật dụng quen thuộc của công việc làm đồng cho thấy được những không gian êm ả yên tĩnh của làng quê. Có thể mỗi nhà nho nghỉ quan về ở ẩn đều tìm đến chốn làng quê để cho tâm hồn mình thanh tịnh chứ không ở trên kinh thành. Làng quê ấy không chỉ có những cảnh vật quen thuộc như cây đa bến nước mái đình mà ở đây làng quê hiện lên trên những vật dụng công cụ của đồng áng. Nào mai, nào cuốc những thứ ấy đều là công việc mệt nhọc của nhà nông. Cái công việc mà làm quần quật cả ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, một nắng hai sương. Ấy thế mà ở đây tác giả lại nói đây là việc nhàn tại sao vậy. có thể nói so với Nguyễn Bỉnh khiêm thì đó là một công việc tuy mệt mỏi chân tay nhưng lại không mệt trí óc hay tâm hồn. Chí ít ra thì ở đây ông có thể “thẩn thơ” với thú vui câu ca cảnh vật làng quê, tận hưởng sự bình yên không khí nơi đây.

Tiếp đến hai câu thơ sau thì chúng ta thấy được những quan niệm của nhà thơ về sự “khôn” “dại” trong việc làm quan hay nghỉ hưu về quê làm một anh nông dân quèn để giữ cho mình một khí tiết trong sạch:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”

Chắc hẳn trước sự lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều người có thể nói ông là dại chính vì thế mà ông đã nói lên chính những tâm sự của mình để bày tỏ quan điểm sống. Tác giả nói ta dại cho nên ta về nơi thôn quê vắng vẻ hẻo lánh để ở còn người khôn người đến những chốn lao xao như quan trường. có thể thấy rằng ở đây tác giả đã thể hiện cách nói đối lập để làm rõ quan điểm của mình. Đồng thời cũng qua đó ta thấy được lẽ sống của những bậc nho gia thời xưa. Người nhà nho không gì quý hơn là thanh danh và sự trong sạch của mình chính vì thế mà ai cũng hết sức lắng đục tìm trong để bảo vệ cho khí tiết của mình. Nơi vắng vẻ ở đây chính là chốn làng quê, chốn lao xao chính là nơi quan trường nhiều hiểm độc.

Tưởng chừng những nơi vắng vẻ kia nguy hiểm nhưng chính chốn lao xao kia mới là đáng sợ. bởi vì sao?, vì trong cái chốn thâm cung nhiều người âm mưu nghiệp lớn hãm hại lẫn nhau, đấu đá dành phần hơn và có thể bất chấp mọi thủ đoạn để tiến lên. Chính vì thế mà nhà thơ chán ghét và đặc biệt nói cách ở trên thì nhà thơ như muôn người đọc tự hiểu được như thế nào mới là dại mới là khôn thật sự.

Cảnh sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ tiếp theo. Đó bức tranh của xuân hạ thu đông, bốn mùa của đất trời và khi ấy con người nhàn hạ kia đã có những thực phẩm thể hiện sự nhàn của mình:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Mùa thu tác giả ăn măng trúc trong rừng, mùa đông thì ăn giá đỗ, mùa xuân tắm hồ sen, mùa hạ tắm ao. Cảnh sinh hoạt của nhà thơ nơi thôn dã thật sự rất bình thường thế nhưng qua đó ta thấy được một tâm hồn đồng điệu với thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, ăn, uống, tăm những gì của thiên nhiên. Có thể nói nhà thơ như đang hòa mình vào đất trời. Mùa đông ăn giá là giá đỗ hay cũng chính là cái giá lạnh của gió mùa đông bắc. thế nhưng cuộc sống như thế nhà thơ không cần phải lo nghĩ gì và theo quan điểm của nhà thơ thì đó chính là “nhàn”.

Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn phải có cả rượu:

“Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”

Đến rượu cũng thật sự là thiên nhiên qua hình ảnh rượu đến gốc cây. Cái “nhắp” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tây cầm ly rượu mà đưa lên môi nhắp lấy một cái ngâm trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Thế rồi mắt đưa ra khung cảnh bầu trời mà mơ màng ngắm vịnh. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đó chính là cuộc sống thanh đạm của nhà thơ song đối với ông thì đó chính là phú quý như một giấc chiêm bao vậy.

Bài thơ đã vẽ lên một nhà nho về quê ở ẩn với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui. Cuộc sống đạm bạc giản dị mà thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên một nhà nho đạm bạc và một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao nhiêu.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 5

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại cho dân tộc hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm đó là: Bạch vân am thi tập (chữ Hán khoảng 700 bài) và Bạch vân quốc ngữ thi (chữ Nôm khoảng 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ si, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trích từ Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai, vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Bài Nhàn trong Bạch vân quốc ngữ thi thuộc về chủ đề triết lí xã hội, mà tập trung nhất là triết lí Nhàn có người đã từng cho rằng tư tưởng Nhàn, triết lí Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và Bạch vân quốc ngữ thi nói riêng. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là một cứu cánh mà là một phương thức tư duy một triết lí. Cho nên Nhàn là khái niệm chữ không phải là tâm trạng.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực.

Yếu tố tích cực của chữ Nhàn là ở chỗ: Nhàn là sống theo lẽ tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản.

Chúng ta sẽ thấy rất rõ những điều trên qua việc đi sâu phân tích bài thơ Nhàn của ông trong Bạch vân quốc ngữ thi.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng liên tiếp số từ một nhằm mục đích nhấn mạnh hoàn cảnh sống của ông khi cáo quan về quê. Với những dụng cụ quen thuộc, một mai, một cuốc, một cần câu và có thể là cả một con người, một cuộc đời ở đó. Số từ một biểu hiện sự cô đơn, một mình của Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quê nghèo, ông làm bạn cùng với những vật dụng quen thuộc của nhà nông là mai đào đất, xắn đất, cuốc lật đất, đi kèm phía sau là một cần câu để nhằm chỉ ra rằng sau những lúc làm lụng vất vả, ông vẫn giữ được các thú chơi tao nhã, thanh đạm của người Việt Nam đó là đi câu cá. Số từ một thể hiện sự cô đơn, trong một câu thơ nhà thơ đã sử dụng tới ba số từ một nhằm nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của một con người mang đầy chí lớn đang phải sống cuộc đời ẩn dật. Nhưng đứng sau ba số từ một cũng lại là một loạt các danh từ mai, cuối, cần câu, chắc gì sau ba từ một đứng trước… không có một từ một đứng sau. Chắc gì sau ba danh từ đó không có thêm một danh từ ẩn sau đó. Đó là một cuộc đời, một con người chính các công việc của nhà nông ấy, tuy vất vả nhưng lại rất ấm áp và gần gũi. Để rồi chỉ có gần gũi, vui bên thú chơi câu cá tao nhã, thanh đạm mới làm cho nhân vật trữ tình của chúng ta phải thơ thẩn mà không cần bận tâm đến người khác nói gì, nghĩ gì, làm gì. Chỉ cần những điều khiến ta được vui vẻ, được hòa hợp được.

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ của câu đầu 2/2/3 thể hiện sự khẳng định, quyết tâm có thể cả sự thách thức.

Một mai / một cuốc / một cần câu

Nhịp thơ đã tạo cho câu thơ có sức chuyển mạnh mẽ, không chỉ là lời nói khẳng định thông thường những gì mình trải qua mà tác giả qua đó muốn khẳng định sự quyết tâm vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc đời đầy xô bồ, đổi thay. Và từ đó thấy rằng nhân vật trữ tình rất yêu qúy gắn bó thanh đạm mà gần gũi, ấm áp tình người. Cũng chính vì thế mà có sự chuyển nhịp ở câu sau:

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Nhịp thơ 4/3 là sự chậm lại của cảm xúc tâm trạng và nó đem lại một hơi ấm, niềm vui cho nhân vật trữ tình đến đây đã tìm thấy phương thức sống của cuộc đời mình. Với ước muốn sống hòa hợp với thiên nhiên để cho tâm hồn được thanh thản, yên vui, vì thế nhà thơ của chúng ta đã rời xa chốn lao xao để về nơi vắng vẻ.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Tự nhận mình là dại, tác giả dại vì đã rời xa chốn phồn hoa đô hội, lấp lánh trở về sống ẩn nấp, vất vả nơi vùng quê nghèo. Nhưng có phải vì thế mà dại chăng? Và thế nào là khôn, không là đến sống ở nơi sung sướng, đầy đủ lụa là gấm vóc, ấm êm, cung phụng lẽ vì thế mà mới không. Và khôn, dại như thế nào mà tìm đến ở chốn lao xao và nơi vắng vẻ.

Tâm lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những biểu hiện tích cực và tiêu cực

Đặt câu thơ trong hoàn cảnh sống của tác giả, chúng ta sẽ thấy quan niệm về nơi vắng vẻ và chốn lao xao hay quan niệm dại và khôn. Nơi vắng vẻ ở đây chính là cuộc sống đạm bạc với thôn quê còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Chỉ có người dám coi thường danh lợi, coi thường vật chất, coi của cải chỉ là phù phiếm mới có thể dại mà đến ở nơi vắng vẻ. Còn chốn lao xao chính là nơi tấp nập ngựa xe, nơi sung sướng và đầy đủ, là cuộc sống hoàn toàn đối lập với nơi vắng vẻ và nơi đó chỉ dành cho những ai biết khôn, những ai coi danh lợi, vật chất là cuộc sống thì mới sống và muốn sống ở đó. Tác giả đã sử dụng hai từ láy vắng vẻ và lao xao để miêu tả hai chốn ở khác nhau. Vắng vẻ từ láy tạo nên đậm nét sức bình dị, yên bình của thôn quê. Còn từ láy lao xao nó như có cả tiếng reo vui, tiếng náo nhiệt và tấp nập của chốn đô thành. Và từ đây ta có thể hiểu nơi vắng vẻ là thôn quê, yên lành, còn chốn lao xao là vùng kinh đô đầy náo nhiệt. Nhưng còn không là thế nào và dại là ra sao? Chọn nơi vắng vẻ là để tránh xa cuộc sống xô bồ của cuộc đời đầy bon chen, toan tính và không ít hiểm nguy. Và khi tránh xa những điều đó thì tác giả dại hay khôn. Còn khôn sống ở nơi đô thị tránh xa sự yên bình, thanh sạch khi đó là khôn hay dại khi bước chân vào chốn xô bồ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng biện pháp nghệ thuật sóng đôi ở hai câu thơ này để diễn tả sự đối lập, tương phản, thậm chí là trái ngược hoàn toàn tới xung khắc của hai nơi sống, hai quan điểm sống và hai sự lựa chọn.

Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn / người đến chốn lao xao.

Ta đối với người, dại đối với khôn, ta tìm đối với người đến (thể hiện sự lựa chọn qua hai từ tìm và đến) nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao. Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất của bài thơ. Bởi nghệ thuật đối, bởi ý nghĩa tư tưởng của hai câu muốn nói đến. Hai câu thơ đối xứng nhau rất chuẩn cả về từ và cả về dấu thanh tạo nên sự khác biệt và đối lập nhằm khẳng định một lần nữa cách sống và cách lựa chọn của tác giả?

Hai câu tiếp theo miêu tả cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi thôn quê nghèo thanh đạm với những sản vật riêng chỉ có nơi thôn quê.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Mặc dù sống ở nơi thôn quê còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng ở đó lại có các thú vui riêng và được thưởng thức những món ăn rất tầm thường nhưng lại ngon vô cùng. Chỉ có măng trúc và giá thôi, mà nào thức nấy, những thứ ấy dù rất bình thường vì lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Thế nhưng khi ăn chúng ta sơ cảm nhận được vị ngon của nó nhờ vào sự hòa hợp, cảm thông của tấm lòng với tấm lòng. Bởi vì đã không ít lần Nguyễn Bỉnh Khiêm nói rằng:

Câu thanh nhàn đọc qua ngày tháng.

Hay:

Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách

Qua hai câu thơ thứ 5 và 6 này, chúng ta thấy cuộc sống của tác giả nơi thôn quê thật đạm bạc mà thanh nhàn. Đạm bạc hỏi món ăn chỉ măng và giá nhưng thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Chỉ có vùng nông thôn người ta nói có thể được vùng vẫy, thoải mái thả hồn mình vào trong thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên để cảm hết niềm hạnh phúc, thú vui lạc quan ở đời.

Nếu mới đọc qua chúng ta chỉ thấy đó là hai câu thơ tả cuộc sống nơi thôn quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng chiều sâu trong đó lý tưởng sống của ông, là khát vọng được sống hòa hợp với thiên nhiên. Được ăn những món ăn mà chỉ do thiên nhiên hòa quyện với thiên nhiên mới khiến ta mở rộng lòng mình, vùng vẫy ôm thiên nhiên vào lòng và cũng chính thiên nhiên ôm ta vào lòng nâng dậy sức sống và khơi mát tâm hồn. Chỉ có thiên nhiên tươi đẹp mới làm cho tâm hồn ta thanh thản, ấm áp mà thôi. Là nếu cần đánh đổi thì Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ sẵn sàng đánh đối phú quí để được tận hưởng cuộc sống này, tận hưởng các nhàn.

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Dường như bất kì thi nhân nào cũng không tránh được một thú vui, không thể thiếu của cuộc đời đó là rượu và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không tránh khỏi niềm đam mê với các thú vui ấy:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Đây là hai câu thơ có lấy điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say và nằm dưới gốc cây hòe ngủ. Ông ta mơ thấy mình ở nước Hòe An được công danh phú quí. Nhưng khi tỉnh dậy thì đó chỉ là giấc mộng, thấy cành hòe phía nam chỉ có một tấc kiến mà phơi. Điển tích này để chỉ phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

Chính vì quan điểm này Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không màng đến danh lợi bởi danh lợi, phú quí chỉ là phù phiếm và chỉ như một giấc mộng rồi sẽ qua đi.

Để rẻ công danh muốn được nhàn.

Hay:

Thấy dặm thanh vân lại bước chèn
Được nhàn ta sá dường thân nhàn.

Chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với tất cả chữ nhàn ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân chứ không phải là nhàn tâm. Dù nhàn nhưng vẫn lo âu việc nước việc đời.

Hai câu kết tác giả muốn khẳng định rằng tiền bạc của cải chỉ là phù phiếm, nó sẽ nhanh chóng tan biến theo bước đường thời gian, vì vậy mà phương châm sống đừng chỉ lúc nào cũng mong về tiền tài, danh vọng.

Tuy rằng chữ nhàn có những hạn chế như: nhiều yếu tố nhàn rỗi, nhàn tâm, yên phận khá đậm nét. Mà đặc biệt một nhà nho ưu thời mẫu tục như Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại chủ trương nhàn tâm, chủ trương vô sự ngáy pho pho trước cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân cực khổ lầm than. Nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng với những vần thơ triết lí này của mình có thể giữ trọn được tâm hồn và nhân cách để cuộc sống con người được hài hòa, hợp với lẽ của tự nhiên và xã hội cũng đi đến…

Nhàn là một triết lí sống để bảo toàn nhân phẩm trước sự đua chen danh lợi, trước sự băng hoại về đạo đức:

Có thuở được thời mèo đuổi chuột
Đến khi thất thế kiến tha bò.

Và:

Hoa càng khoe nở hoa càng rửa
Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.

Toàn bộ bài thơ nhàn là một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Nhàn là triết lí sống chi phối nhiều sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy có lúc nó có mang yếu tố tiêu cực nhưng nó lại là triết lí sống giúp con người ta sống đẹp hơn, đúng hơn với đời.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 6

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. Ông là người có học vấn uyên thâm ,là nhà thơ lớn của dân tộc.

Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ ,thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê .

“Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào một cuộc sống nhàn rỗi

“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào…..”

Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh một ông lão nông dân sống thảnh thơi .Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “một” thêm vào là một số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc một cuộc sống rất tao nhã và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có. Từ “thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của một người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ “vui thú nào” cũng một lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ, tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên.

“….. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao……”

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như “ta” _ “người”; “dại” _ “khôn” ; “nơi vắng vẻ”_ “chốn lao xao”. Từ một loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội” . hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là “dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn .Vậy lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm? Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Do Nguyễn Bỉnh Khiêm có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bão của ông không được xét tới. Vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm rời bỏ “chốn lao xao” là điều đáng trân trọng .

“ ….. Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao………”

Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên. Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay. Câu thơ “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã. Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen, tranh giành .Đặt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ.

“……. Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Hai câu luận đã thể hiện được cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc, vận dụng ý tưởng sáng tạo của điện tích Thuần Vu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quí không phải là một giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là một giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình .

Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thường danh lợi, luôn giữ được tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên, đề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bên cạnh đó Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điển tích và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm một cách linh hoạt .

Bài “Nhàn” là một bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của VHTĐVN. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 7

 “Thơ khởi phát từ lòng người ta”, chứa đựng biết bao nhiêu rung cảm, trăn trở nơi người cầm bút. Một tác phẩm thơ chân chính, muốn vượt lên sức mạnh của thời gian, của lòng người, ẩn chứa trong đó những tình cảm thật, suy nghĩ thật và phải được viết lên từ mồ hôi và nước mắt của nhà thơ. Với “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gửi tới người đọc những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, thời đại mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn phải suy ngẫm.

Cũng giống như Nguyễn Trãi, sống giữa một thời đại loạn lạc, đầy biến động, nơi mà các giá trị truyền thống đạo đức bị đảo lộn, con người trở nên vị kỉ hơn, vụ lợi hơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với cuộc sống nơi thôn dã, vui với việc “cày nhàn câu vắng”, tự mình thích thảng với lòng mình, tạm quên hết sự đời “dầu ai vui thú nào”. Gửi chí hướng về nơi thôn dã, cuộc sống của thi nhân nơi thôn quê hiện lên như một “lão nông chi điền”

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Bài thơ mở đầu bằng phép liệt kê kết hợp với điệp từ “một” đã gợi mở ra một cuộc sống đơn sơ, chất phác với những công cụ lao động quen thuộc của người dân quê. Một cuộc sống thuần phác, giản dị với “mai”, “cuốc” và “cần câu” nhưng an nhàn và thanh tao. Đặc biệt, hai chữ “thơ thẩn” kết hợp với nhịp thơ 2/2/3 một cách tài tình, đã gợi ra chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa chốn thôn quê dân dã. Đó là dáng điệu ung dung, thu thái của một nhà thơ, cũng là nhịp điệu cuộc sống thường nhật của nhân vật trữ tình. Thanh thản, tự tại là tâm thế con người đã xác định được lẽ sống của mình, rời xa cõi trần tục, lòng không vướng bận xung quanh. Câu thơ cũng là lời bày tỏ thái độ cự tuyệt đời sống thị thành, chối bỏ mọi sự nhập cuộc, tự tách mình khỏi thế nhân trụy lạc để giữ khí tiết thanh tao.

Trở về với cuộc sống thuần phác, chân chất, Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục cụ thể hóa bằng một đời sống tinh thần và lề lối sinh hoạt hòa hợp với thiên nhiên. Ông nương theo quy luật đất trời, thuận theo thời tiết bốn mùa

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Các nguyên liệu cho đời sống, không gian sinh hoạt đều rất bình dị, đơn sơ với “măng trúc”, “giá” là những món ăn dân dã sẵn có trong tự nhiên; “ao”, “hồ” là những bến nước thôn quê đơn sơ và bình dị. Đó là sự thể hiện một lối sống, một thái độ xử thế cầu nhàn không hề kham khổ mà trái lại nó toát lên vẻ thanh cao của nhân vật trữ tình. Con người giờ đây đã hòa hợp với thiên nhiên bốn mùa, với sự luân chuyển luân chuyển của thời gian và không thể tách khỏi thiên nhiên.

Như vậy, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn trước hết là một cách sống. Cùng với “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi, ông đã khẳng định một lối sống thanh tao của các bậc hiền tài giữa cảnh đất nước suy tàn, loạn lạc: rời xa cõi trần phàm tục để tìm về với thiên nhiên, sống một cuộc sống giản dị, thuần phác để giữ tâm hồn được thư thái, thanh sạch.

Thi nhân đau đớn, phê phán thế thái nhân tình, đạo lí suy vi và tìm đến sự hòa giải nội tâm bằng một lối sống gián cách với cõi đời. Đã hơn một lần, ông lên tiếng chối bỏ lối sống đô hội thị thành, sống một cuộc sống tự tại, không đua tranh

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Bằng nghệ thuật đối rất chỉnh, tác giả đã đối lập giữa cái “vắng vẻ” với “chốn lao xao”, giữa “ta” với “người”. Cái “lao xao” đó chính là nơi trần tục đầy những sự nhân vi, toan tính, bon chen mà Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chiêm nghiệm, chán ghét và thể hiện trong nhiều bài thơ khác: “Thành thị vốn đua tranh giành giật”; “Vật vờ thành thị làm chi nữa”; “Đường lợi há theo thị tỉnh”… Đối lập lại, ông đề cao lối sống dân dã, thanh đạm, kiệm cần, đề cao “nơi vắng vẻ” và rất mực coi trọng tinh thần tự tại bằng một lối nói khiêm nhường “Ta dại…”. Đương nhiên, đó là một lối sống mới mẻ, có sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp đạo lí, cách biệt với “thói đời”. Nếu nhìn cuộc sống ấy theo quan niệm đạo đức nhà nho một chiều, người ta không dễ dàng chấp nhận những mầm mống lối sống mới đó. Trên tất cả, ông đã hòa giải được những phức tạp nội tâm bằng tinh thần tự tại và thái độ gián cách với thế tục, đứng trên thế tục. Nhưng xét đến cùng, đó mới chính là cái khôn của bậc đại trí, quay lưng lại với danh lợi, sống một cuộc sống an nhàn để giữ cho tâm hồn thư thái.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến và chiêm nghiệm lẽ đời, đã đi đến cùng của sự khôn dại để thấu hiểu và tìm ra triết lí “nhàn” – cũng là triết lí nhân sinh sâu sắc

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Thi nhân đã nhắc đến giấc mộng dưới cây hòe của Thuần Vu Phần để thức tỉnh một chân lí: của cải, vật chất chỉ là ảo mộng, như một giấc chiêm chiêm bao, bất chợt đến rồi lại bất chợt đi. Phải trải qua tất cả cảnh đời, trường đời như thế rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đạt tới thế ứng xử văn hóa mang tinh thần triết lí về nhàn dật và tự tại. Một tinh thần nhàn dật và tự tại như thế nhiều khi biểu lộ cách nói hơn là hành động thực, một giải pháp tình thế hơn là chí hướng cả đời người, một sự độc tôn tâm trạng bất đắc dĩ hơn là khả năng tìm ra lối thoát tối ưu. Bởi xét đến cùng, giữa một xã hội đâu đâu cũng là hư danh, phú quý phù du, mấy ai được như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi để nhìn thấy lẽ đời, sự đời, để gìn giữ khí tiết thanh tao. Nhân vật trữ tình đã tìm đến cái say để tỉnh, dùng mộng để nói thực và thốt lên những chiêm nghiệm sâu sắc. Cũng như chính thi nhân đã bày tỏ rõ ràng trong Bài tựa tập thơ Am Bạch Vân: “Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là đề nói chí. Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗ của gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúc về già chỉ thích nhàn dật, lấy cảnh núi non sông nước làm vui…”

Có thể nói, nhàn là một chủ đề rất phổ biến trong thơ ca trung đại, là một nét tư tưởng văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Sống nhà dật với tự nhiên để tu dưỡng nhân cách, đem lại thú vui tao nhã cho con người. Biết sống sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn. Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm in đậm dấu ấn tinh thần con người cá nhân trước một thời đại mất phương hướng, chao đảo, loạn lạc, nhiều đổi thay. Đặt trong tương quan với nhiều tác phẩm thơ văn khác, các sáng tác của ông hàm chứa tính phức hợp của cung bậc tâm trạng. Thi nhân đã đưa ra nhiều cách thức hình dung về cuộc đời, soi nhìn cuộc sống từ nhiều góc cạnh, tự đặt mình trong mỗi tình huống cụ thể mà bài thơ “Nhàn” chỉ là một chiêm nghiệm riêng. Điều này đặt ra yêu cầu tiếp nhận thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm cần được xem xét trong tính tổng thể song cũng phải chú tới mối liên hệ giữa các đường hướng tâm trạng phù hợp với từng cảnh đời và chặng đường đời cụ thể.

Như vậy, khép lại bài thơ, người đọc vẫn còn vương vấn cuộc sống an nhàn, thanh tao, giản dị mà Nguyễn Bỉnh Khiêm coi đó là cách sống, là triết lí sống sâu sắc: vinh hoa phú quý chỉ là phù du, như một giấc mộng, rời xa chốn hư danh phàm tục đó để giữ khí tiết thanh sạch mới là bậc đại trí. Điều đó đã làm nên sức sống trường tồn bất diệt của tác phẩm trước sức mạnh của dòng thời gian và đời người.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 8

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạt xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho.

Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.

Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch.

Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.

Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào

Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này!

Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi.

Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đằng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình.

Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.

Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao

Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao.

Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn.

Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần.

Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một mình ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn – dại .

Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư .

Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm « độc thiện kỳ thân » của các nhà nho . đồng thời có nét gần gũi với triết lí « vô vi » của đạo Lão, « thoát tục » của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình .

Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình:

Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến, khó thì lui

(Thói đời)

Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân.

Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.

Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 9

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “ Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. Ông là người có học vấn uyên thâm, là nhà thơ lớn của dân tộc.

Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ,thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê.

“ Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào 1 cuộc sống nhàn rỗi

“ Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào…..”

Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh 1 ông lão nông dân sống thảnh thơi. Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “ một “thêm vào là 1 số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc một cuộc sống rất tao nhã và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có. Từ “ thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai.Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ “ vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ, tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên.

“….. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao……”

Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như “ ta “_ “ người” ; “ dại” _ “ khôn” ; “ nơi vắng vẻ”_ “ chốn lao xao” từ 1 loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả. Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội”.

Mở đầu bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là “ dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn.Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm ?” Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Do NBK có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực, nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bão của ông không được xét tới.Vậy nên Nguyễn Bỉnh Khiêm rời bỏ “ chốn lao xao “ là điều đáng trân trọng.

“….. Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao………”

Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên. Mùa nào thức ăn nấy, mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay. Câu thơ “ xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã.Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen, tranh giành. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ.

Hai câu luận đã thể hiện được cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc, vận dụng ý tưởng sáng tạo của điện tích Thuần Vu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quí không phải là 1 giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quý vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là 1 giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình.

Như vậy qua bài thơ Nhàn, ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thường danh lợi, luôn giữ được tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên, đề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bên cạnh đó NBK còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điện tích điện cố và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm 1 cách linh hoạt.

“Nhàn” là 1 bông hoa, một thi phẩm tuyệt tác viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của Văn học Trung đại Việt Nam. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 10

Nguyễn Bỉnh Khiêm là vị trạng nguyên tài hoa, giỏi giang nhưng cũng là một nhà thơ giàu tính triết lí. Bài thơ Nhàn như là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh con người nhà thơ trong tư thế rất ung dung, nhàn nhã ngay trong công việc hằng ngày. Cuộc sống hằng ngày của nhà thơ qua hai cái hoạt động cũng là cái thú vui.

Câu thơ thứ nhất là câu thơ mở đầu vẽ nên trạng thái ung dung thông qua phép ngắt nhịp 2/2/3, mỗi nhịp thơ ở đây góp phần diễn tả các tự tin, cái ung dung của một con người đang làm chủ cuộc sống của mình.

“Một mai, một cuốc, một cần câu.”

Cách dùng số từ “một” được lặp lại nhiều lần diễn tả nét giản dị mà cũng rất đầy đủ. Nhà thơ đang hóa thân vào một người nông dân trở về với cuộc sống nông dân giữa chốn làng quê, chọn lấy cuộc sống nhàn mà xa lánh chốn công danh.

Một vị trạng nguyên giờ đây trở về với cuộc sống bình dị và lao động.

Qua câu thơ thứ hai đã diễn tả sự tương phản giữa nhà thơ và những ai đang mưu cầu danh lợi.

“Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

Hai tiếng “dầu ai” diễn tả một sự lựa chọn của chính nhà thơ. Câu thơ cũng toát lên tâm thế ung dung tự tại, toát lên nét thảnh thơi, nét nhẹ nhõm của con người sau khi đã có sự lựa chọn kỹ càng. Với nhà thơ lối sống nhàn nó là một sự ưa thích, một niềm vui.

Sở dĩ nhà thơ có niềm tích thú, niềm vui vẻ nói trên là do ông đã sáng suốt tỉnh táo chọn cho mình một cách sống theo ông là phù hợp, đúng đắn nhất.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.”

“Nơi vắng vẻ”có nghĩa là nơi không phải chốn quan trường, không phải nơi công danh, phú quý, có sự tranh giành, có nhưng thủ đoạn, những mánh khóe để giành danh lợi. “Nơi vắng vẻ” ở đây là tìm về nơi mình thích thú, tìm về nơi mình ẩn dật.

Sự tương phản giữa “nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” toát lên sự đối lập trong hai cách sống. “Chốn lao xao” là chốn quan trường, chốn danh lợi chẳng khác nào chốn phiên chợ, mua lợi bán danh, thật là nhốn nháo, thật là dơ bẩn.

Sự đối nghịch tương phản giữa hai từ “dại” và “khôn” cùng lối nói ngược quen thuộc của dân gian còn có tác dụng bày tỏ sự mỉa mai, sự giễu cợt về sự đời.

Trở về với cuộc sống nhàn là trở về với thiên nhiên, trở về với cuộc sống ảm đạm, bình dị mà mộc mạc

Thu ăn trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Trong hai dòng thơ ta bắt gặp cuộc sống sinh hoạt của nhà thơ qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa một thứ, một kiểu sinh hoạt. Tất cả luôn sẵn sàng mùa nào thức nấy của một cuộc sống tự tung tự tại. Mọi thứ đều sẵn từ thiên nhiên, thiên nhiên thật hào phóng.

Khi rời xa chốn quan trường nhà thơ không hề giấu thái độ công danh phú quý, thái độ đó được thể hiện hai câu thơ cuối.

“Rượu, đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Câu thơ cuối có sử dụng điện tích kể chuyện người xưa say rượu rồi nằm mơ thấy mình có cuộc sống sung túc nhưng tỉnh dậy hóa ra đó là giấc mơ. Nhà thơ đã bộc lộ thái độ coi thường công danh phú quý, cũng là ca ngợi khẳng định lối sống nhàn của mình và nhà thơ đã bằng lòng với cuộc sống mình chọn.

Cũng như các bậc nho sĩ xưa (Nguyễn Trãi, Chu Văn An,…) Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chọn cho mình lối sống nhàn. Qua bài thơ người đọc càng nhận thấy rõ lối sống nhàn hòa hợp với thiên nhiên. Một lối sống đẹp của con người có trí tuệ sáng suốt có ý chí thanh cao bởi như Nguyễn Trãi đã từng khẳng định:

“Một phút thanh nhàn
Ngàn vàng không đổi được.”

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 11

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà tri thức nho học lỗi lạc của nước ta thế kỉ XVI, được tôn làm trạng trình. Ông là người có khi tiết, có nhân cách, có trí tuệ hơn người. Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm người ta thường nghĩ đến triết lí sống nhàn như một kiểu phản ứng với thời thế nhiễu nhương. Tác phẩm Nhàn được rút trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi, một tác phẩm nói lên được quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ vẽ ra một nhà trí sĩ, ẩn sĩ với lối sống nhàn.

Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ chữ Hán và rất đậm nét trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn là nhàn nhã, thảnh thơi không vướng bận hay còn có thể hiểu là thuận theo tự nhiên, là đối lập với lợi danh, người ẩn sĩ sẵn sàng để rẻ công danh chỉ nhầm đổi lấy nhàn. “Nhàn” chính là một triết lí sống của tri thức thời trước. Với tác giả, lối sống đó cũng là một cách để lánh đục tìm trong. Khi về nhà, thi nhân có điều kiện rộng mở tâm hồn mình, hoà vào cuộc sống thiên nhiên nơi thôn quê, vượt lên mọi thế tục tầm thường.

Hai câu thơ đầu mở ra hoàn cảnh sống thanh nhàn của người tri sĩ ẩn dật.

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Cách dùng số đếm “Một... một... một...”, cùng cách ngắt nhịp chậm 2/2/3 diễn tả trạng thái ung dung, thanh nhàn của kẻ sĩ khi trở về thôn quê. Đi kèm với số từ là danh từ: mai, cuốc, cần câu là dụng cụ lao động của nhà nông, câu thơ đưa người đọc trở về với cuộc sống chất phác, nguyên sơ, dùng mai để đào đất, cuốc để xới đất trồng rau. Tuy nhiên, câu thơ không diễn tả sự vất vả, khổ cực mà là một thái độ ung dung,là niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống lao động hàng ngày. Từ “thơ thẩn” chính là sự thảnh thơi, tự do, được tận hưởng cuộc sống, được làm điều mình thích, hòa mình vào với cuộc sống thôn quê mặc cho những ai chạy theo danh lợi, còn ta vẫn kiên định lối sống ung dung, thư thái với thú chơi lành mạnh, tao nhã.

Ở hai câu thực, người đọc sẽ hiểu rõ hơn được quan niệm sống của tác giả:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người tới chốn lao xao

Tác giả đã khẳng định sự đối lập giữa quan niệm sống của “ta“và “người”. Ta thì ta muốn sống tại nơi “vắng vẻ” là một miền thôn dã, yên tĩnh, là một chốn thiên nhiên thuần khiết thanh thản. Người thì tới những “chốn lao xao”, nơi ồn ã, xô bồ, nơi mà có sự bon chen cướp đoạt danh lợi, có khi là hàng hùm để chém giết hại lẫn nhau. “Ta” bỏ đi những cái danh hão, chỉ mong được trở về với thôn quê sống cuộc sống giản dị,dù có là người “dại” còn người “khôn” người bon chen, thi nhau vào vòng danh lợi Nhưng ai dại? Ai mới là khôn? Như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới là người tỉnh táo, dứt khoát bỏ nơi quyền quý hỗn tạp để làm bạn với thiên nhiên, đây cũng là phản ứng của tác giả đối với thực tại, xã hội rối ren và cũng là để thể hiện một trí tuệ uyên thâm, thấu hiểu quy luật cuộc đời:

Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Câu thơ luận như một lời tâm sự mộc mạc, tự nhiên về cách sinh hoạt của tác giả. Sự đạm bạc là những món ăn dân dã lấy từ thiên nhiên như “măng trúc”, “giá đỗ”, mùa nào thức ấy. Việc ăn đã vậy, việc tắm cũng rất tự nhiên: tắm hồ, tắm ao. Tuy nhiên, đạm bạc giản dị không phải là khắc khổ, hơn nữa, khi nhắc tới “trúc, sen” người đọc có thể liên tưởng tới phẩm trong sạch của quân tử: ngay thẳng như trúc, trong sạch như sen. Hai câu thơ như là bức tranh hiện lên cảnh sinh hoạt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đủ mùi vị, màu sắc. Có thể nói, hai câu luận đã thể hiện rõ cái thú của con người khi được sống hòa mình với thiên nhiên, nhịp sống của con người đã thích nghi được với nhịp sống của thiên nhiên

Nhàn không chỉ thể hiện ở lối sống mà còn thể hiện ở triết lí sống:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Từ “rượu” được đưa lên dầu cầu khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp để thấy được tư thế ung dung, nhâm nhi thưởng thức hương vị của cuộc sống. Trong hai câu kết, còn được viết theo lối dùng điển quen thuộc. Trong lời thơ của tác giả có nhắc tới rượu nhưng không phải là đẻ say, cũng không cần vào mộng mà vẫn biết phú quý chỉ là tựa chiêm bao. Giọng thơ nhẹ nhàng, thể hiện tác giả là một con người coi thường công danh, coi thường các thế tục tầm thường. Hai câu kết như khẳng định về trí tuệ uyên thâm, vô cùng tỉnh táo nhìn cuộc sống, ông chọn cách sống để giữ gìn phẩm chất hơn là huỷ hoại nó.

Bài thơ Nhàn được viết bằng các ngôn từ giản dị, cô đọng nhưng giàu ý vị. Cách ngắt nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu vừa hóm hỉnh, vừa thăng trầm sâu sắc, kết hợp với các hình ảnh trong bài thể hiện tư tưởng nhàn dật, thanh cao. Là con người nhập thế, phải lựa chọn lối sống ẩn dật. Về nhàn là để cho nhân cách không bị vấy bẩn, để vượt qua khỏi vòng danh lợi, Như vậy, dù có chọn lối sống nhàn thì đối với nhà văn vừa không nhẫn tâm lại vẫn có thể lo cho việc đời, việc nước.

Bài Nhàn là tiêu biểu cho đặc điểm thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôn từ giản dị nhưng giàu hàm súc, giàu ý nghĩa, đậm đà tính triết lí về dại khôn, về danh lợi. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn và quan niệm sống của thi nhân còn có tác dụng hướng ta tới niềm thanh tịnh của tâm hồng, bồi đắp cho con người thêm tri thức.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 12

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trí thức nho sĩ, luôn khao khát đem tài năng phục vụ cho đất nước. Nhưng ông sinh vào thời buổi loạn lạc, nên chỉ làm quan có tám năm rồi ông lui về ở ẩn. Bài thơ số bài thơ số 73 hay còn được người biên soạn đặt là Nhàn, nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Tác phẩm thể hiện triết lí, quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nhàn là một thái độ sống, cách thể hiện quan niệm đạo đức của các nhà nho ẩn dật. Đồng thời đây cũng là một chủ đề phổ biến trong văn học Trung đại. Nhàn là lối sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống trong bối cảnh xã hội khủng hoảng, nhà thơ không có điều kiện để thực hiện lí tưởng, tài năng của mình (tám năm làm quan, mười tám lần dâng sớ chém đầu lộng thần nhưng không được chấp thuận) thì việc cáo quan về ở ẩn, sống “nhàn” để giữ vững phẩm chất đạo đức là một lựa chọn tích cực.

Lối sống nhàn của ông trước hết thể hiện ở cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên: Một mai, một cuốc, một cần câu/ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Câu thơ sử dụng biện pháp liệt kê, với nhịp thơ 2/2/3 cho thấy nhịp sinh hoạt đều đặn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống hàng ngày của ông đơn giản chỉ gồm: mai – đào đất, cuốc – xới đất và cần câu – câu cá. Đây là cuộc sống của những người lao động bình dân nơi thôn quê. Cùng với đó ông kết hợp biện pháp điệp ngữ cùng số từ “một” – số ít, cho thấy cuộc sống giản đơn, không tư lợi, bon chen, chỉ cần những dụng cụ tối thiểu, đơn giản nhất để phục vụ nhu cầu của mình. Đồng thời cách ngắt nhịp 2/2/3 còn cho thấy lối sống của ông hết sức thong thả, ông luôn giữ tâm thế ung dung, tự tại, khoan thai.

Trong câu thơ thứ hai, ông trực tiếp bộc lộ quan điểm sống cũng như tâm trạng của mình. Quan niệm sống được phát biểu rõ ràng, dù ai có lựa chọn những thú vui khác (cuộc sống đủ đầy, tiện nghi, vinh hoa phú quý) thì tác giả vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Tâm trạng “thơ thẩn” diễn tả trực tiếp tất cả trạng thái, tâm thế của tác giả. “Thơ thẩn” là thanh thản, thảnh thơi, hoàn toàn mãn nguyện. Đây là lối sống ông chọn và ông hoàn toàn mãn nguyện, bằng lòng với cuộc sống lão nông tri điền như thế.

Lối sống nhàn của ông còn được thể hiện qua cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. Bữa cơm, sinh hoạt đời thường hết sức giản dị, thuận theo tự nhiên: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Chỉ với hai câu thơ, nhưng tác giả đã gợi nên những đặc trưng tiêu biểu nhất của từng mùa. Đồng thời bức tranh ấy cũng cho thấy nhịp sống tuần hoàn, đều đặn của Trạng Trình. Ông hoàn toàn chủ động, ung dung khi hòa nhịp sống của bản thân với nhịp sống của thiên nhiên vạn vật. Sự hòa nhịp ấy trong cả nếp ăn và nếp tắm. Từ “ăn” và “tắm” được lặp lại hai lần cho thấy những nhu cầu sống tối thiểu của con người đều được đáp ứng đủ đầy, mùa nào thức ấy được thiên nhiên hào phóng ban tặng. Cuộc sống đạm bạc nhưng không hề khắc khổ mà thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm ta còn thấy vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi tầm thường: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công nghệ thuật đối giữa hai không gian sống và hai cách ứng xử. Nơi vắng vẻ là nơi ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau. Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn. Ông tự nhận dại tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ông chọn khác với đám đông, khác với thói thường.. “Chốn lao xao” là nơi đô thị sầm uất, nhộn nhịp, con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh. Người khôn cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Khôn mà hóa dại. Trong nhiều bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về cái lẽ dại – khôn ấy: Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ Dại mà hiền lành ấy dại khôn.

Đặc biệt quan niệm sống của ông còn được thể hiện rõ qua hai câu kết: “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Mượn điển tích Thuần Vu Phần nằm mộng dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình ở nước Hòe An có công danh phú quý nhưng tỉnh dậy thấy bên cạnh chỉ là một tổ kiến. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến rượu để say, nhưng say mà để tỉnh, rồi nhận ra chân lí của cuộc sống, quy luật trong cuộc đời: công danh, phú quý chỉ là giấc mộng thoáng qua. Công danh phú quý không phải là tất cả. Ông đã khẳng định phú quý kia chỉ là giấc chiêm bao, quan điểm đó đã cho thấy sự thông tuệ của bản thân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hiểu được quy luật tuần hoàn của vũ trụ, nhìn mọi sự biến thiên bằng con mắt bình thản.

Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố đường luật và yếu tố Việt hóa: yếu tố đường luật thể hiện ở lớp ngôn từ với nhiều dùng điển tích; Hình ảnh ước lệ với bốn mùa xuân – hạ - thu – đông. Bài thơ tuân thủ chặt chẽ niêm luật thơ Đường. Nhưng yếu tố nôm cũng được kết hợp hết sức hài hòa: sử dụng chữ Nôm, hình ảnh thơ dân giã, quen thuộc, hết sức giản dị.

Qua bài thơ Nhàn cho ta thấy một lối sống, quan niệm sống hết sức đẹp đẽ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm là lời khẳng định sâu sắc về lối sống nhàn, hòa hợp với tự nhiên, ông giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên phường danh lợi đua chen tầm thường.

Phân tích bài thơ Nhàn – Mẫu 13

Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585), quê ở Hải Phòng. Ông là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi. Mặc dù về ở ẩn nhưng ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc và được phong tước Trình Quốc công. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức dân tộc trong giai đoạn nổi loạn xảy ra liên miên, mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, ngợi ca thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.

Bài thơ nằm trong tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Nhan đề bài thơ “Nhàn” do người đời sau đặt nhưng nó vẫn phù hợp với tư tưởng của nhà thơ. Chữ “Nhàn” trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế.

Bài thơ thể hiện quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách thanh cao, thoát tục của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện còn để lại khoảng 1.000 bài thơ chữ Hán và trên dưới 200 bài thơ Nôm trong "Bạch Vân am tập " và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”.

Nhận xét về thơ Trạng Trình, nhà sử học Phan Huy Chú trong thế kỉ XIX có viết: “Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời”. Mảng thơ viết về thiên nhiên và vịnh nhàn chiếm một tỉ lệ sang trọng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ Nôm số 73 của Tiên sinh mà người soạn sách Ngữ văn đặt cho cái nhan đề "Nhàn" tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn thanh cao của “ông Tiên giữa cõi trần ” này. “Nhàn” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, đó là những vần thơ “giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị”

"Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn, nào ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”,

Nhịp thơ rất biến hóa, gợi lên một tâm thế đủng đỉnh khoan thai của một lão nông sống ung dung thanh thản nơi vườn quê thân thuộc: “Một mai, một cuốc, một cần câu,” Thơ thẩn, nào ai vui thú nào Mai, cuốc, cần câu, những nông cụ ấy, vật dụng ấy với ta cũng chí có “một” mà thôi; hằng ngày ta vẫn cùng "Một mai, một cuốc, một cần câu ” ấy vui vầy giữa "chốn nước non ”, thảnh thơi với dòng xanh sông Tuyết Giang quê nhà.

Cái gia tài có 3 thứ, thứ nào cũng chỉ có “một” nhưng với Bạch Vân cư sĩ thì vô cùng giàu có và sang trọng. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, riêng "ta ” cứ thơ thẩn, nhởn nhơ ung dung giữa cuộc đời. Có tự ý thức được mình thì mới có tâm thế "thơ thẩn ” ấy. Cách sống ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm có khác nào cách sống cần cù, thanh bạch của ức Trai trong thế kỉ XV sau khi đã thoát vòng danh lợi:

"Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then ”,

(Thuật hứng - 24)

Hai câu 3, 4 trong phần thực đối nhau: "Ta dại” đối với “người khôn”, “ta tìm” đối với “người đến”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”. Nghệ thuật đối ấy đã tương phản và đối lập hai quan niệm sống, hai cách sống, hai nhân cách trong cuộc đời. "Nơi vắng vẻ” với Nguyễn Bỉnh Khiêm là quê tổ đất cha, là am Bạch Vân, là làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Lí Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), là sông Tuyết Giang, là quán Trung Tân. Đó là nơi “hằng mến” đối với Tuyết Giang phu tử:

"Ba gian am quán, lòng hằng mến,
Đòi chốn sơn hà, mặt đã quen.
Thanh vắng thú quê giàu mấy nả,
Dữ lành miệng thế mặc chê khen”

"Chốn lao xao" theo Nguyễn Bỉnh Khiêm là chốn bon chen danh lợi, là nơi bọn cơ hội vênh vang tự đắc, lên mặt đạo đức dạy đời, là nơi đồng tiền hôi tanh đã trở thành "sức mạnh của cán cân công lí”:

"Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm,
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”

(Thơ nôm, bài số 5)

Sau nhịp thơ 2/5 và các điệp ngữ "ta”, "người”, chúng ta cảm thấy ánh mắt của nhà thơ nheo lại với nụ cười mỉm:

"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.
Người khôn, người đến chốn lao xao”

Hai câu trong phần luận đăng đối hài hòa làm hiện rõ một cách sống giản dị, bình dị, thanh bạch của kẻ sĩ cao khiết đã lánh đục tìm trong, đã thoát "chốn lao xao ” đầy bụi trần:

"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ”

Trúc và giá còn thơm ngon hơn cao lương mĩ vị "chốn lao xao”.Tắm hồ sen về mùa xuân, tắm ao về mùa hạ đối với Bạch Vân cư sĩ là để thanh sạch tâm hồn, để di dưỡng tinh thần cho thêm phần thanh cao. “Xuân tắm hồ sen ” là thú quê, là niềm vui dân dã không phải ai cũng tìm thấy, ai cũng được tận hưởng:

“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”.

(Ca dao)

Hai câu kết thể hiện một cốt cách thanh cao, ung dung tự tại của bậc cao sĩ phong lưu. Ở Trên đã nói “ta tìm nơi vắng vẻ” thì khi uống rượu, “ta” lại “đến cội cây”. Trong lúc “người đến chốn lao xao" thì với "tư” lại “nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.Xưa nay, đã mấy ai có cách sống đẹp như thế:

"Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”

Xưa kia, Nguyễn Trãi đã từng "Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng “.Uống rượu và uống cả ánh trăng thanh. Thì giữa am Bạch Vân, Trạng Trình lại ung dung “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Rượu ấy là rượu đế, rượu tăm, đâu phải là mĩ tửu. Có dị bản ghi: “Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp chữ "nhấp ” mới thể hiện đầy đủ cốt cách của kẻ sĩ yêu nhàn và sống nhàn.

Có người cho rằng hai câu kết “tác giả có ý dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mất tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng... Chúng tôi không nghĩ như thế. Một là, Thuần Vu Phần chưa có chút danh vọng gì, giấc mộng của ông ta chỉ là “giấc Nam Kha " mà thôi! Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi bước lên tới đỉnh cao danh vọng mới lui về quê cũ dựng am Bạch Vân để vui thú trong cảnh nhàn:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”

Hai là, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có khá nhiều điển tích, còn trong thơ Nôm của ông rất ít điển tích, mà sử dụng nhiều tục ngữ, ca dao. Thuần Vu Phần là một con người bất đắc chí, say sưa, mộng hão, còn Bạch Vân cư sĩ là một con người đã từng đứng trên đỉnh cao danh vọng, ung dung tự tại, cao khiết nên mới có tâm thế "nhìn xem phú quý tựa chiêm bao? ” Con người ấy đã chan hòa với thiên nhiên, từng coi gió mát trăng thanh là “cố trí ”, là "tương thức”:

“Trăng thanh gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cố tri”

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sống nhàn là coi thường phú quý danh lợi, có sống nhàn mới tận hưởng được mọi vẻ đẹp của thiên nhiên. Một chén rượu, một chén trà đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là để sống đẹp hơn, an nhàn hơn, hạnh phúc hơn:

“Hoa trúc tay tự giồng
Gậy, dép bén mùi hoa
Chén, cốc ánh sắc hồng
Rửa nghiên cá nuốt mực
Phatrà, chim lánh khói... ”

(Ngụ hứng ở quán Trung Tân)

"Nhàn" là một bài thơ tuyệt tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ có ngôn ngữ bình dị, giọng điệu khoan thai, thểhiện một tàm thế thanh cao, coi thường danh lợi phú quý bon chen trong cuộc đời. Có sống trong sạch mới có tâm hồn thanh cao, mới có lối sống nhàn tuyệt đẹp.

Hình ảnh Tuyết Giang phu tử hiện lên thấp thoáng sau vần thơ đã làm cho ta kính phục và ngưỡng mộ kẻ sĩ quân tử thời loạn. Học bài “Nhàn " để chúng ta hiểu rõ hơn cám hứngthế sự trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và trong thơ văn trung đại. Có điều ta nên biết, các bạn trẻ nên biết là Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi cả ba lần đều đỗ thủ khoa, đã đỗ Trạng Nguyên. Cái tài học ấy, bảng vàng ấy không thể sống “Nhàn ” mà có được!

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của tác giả ở thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, bài thơ là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân, về quan niệm nhân sinh của nhà thơ. Bài thơ giúp ta hiểu để thêm quý, thêm kính trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tài liệu có 89 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
755 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
832 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
659 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống