Top 50 bài Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 10 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Dàn ý Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

1. Mở bài

Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.

2. Thân bài

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc.

a) Nhan đề

+ Lầu Hoàng Hạc là một địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc, là một di tích lịch sử, một di chỉ thần tiên.

+ Quảng Lăng là một địa danh trong thành Dương Châu.

+ Mạnh Hạo Nhiên là một người bạn thơ của Lý Bạch hơn nhau nhiều tuổi nhưng lại là tri kỉ của nhau.

=> Nhan đề có ý nghĩa là tiễn bạn hiền trên lầu Hoàng hạc đi Quảng Lăng.

b) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

c) Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: 2 câu đầu: Cảnh tiễn biệt.

+ Phần 2: Còn lại: Tình người tiễn biệt

3. Kết bài

Nội dung: Bài thơ thể hiện một tình bạn đẹp của nhà thơ với người cố nhân, sự chia tay để lại trong lòng nhà thơ biết bao kỉ niệm về tình bạn đẹp ấy.

Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, miêu tả thiên nhiên tinh tế, ngôn ngữ đường thi.

Video Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Video Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Mẫu 1

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc ông có rất nhiều những tác phẩm hay và để lại cho người đọc nhiều hình ảnh mang giá trị rất đặc sắc nó cũng thể hiện được tình yêu thơ ca của ông, tiêu biểu đó là bài Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

Bài thơ đã thể hiện được một tình bạn sâu sắc qua đó nó thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những người bạn của mình, đứng trên lầu hoàng hạc để tiễn người bạn thân của mình đi, đó là những nỗi buồn day dứt làm cho tâm hồn của tác giả đang phải mang những nỗi buồn đó là nỗi buồn về tình bạn xa cách và không gian địa lý càng xa thì sự nhớ thương tới người bạn của mình càng lớn. Tiễn bạn lên đường tác giả đã đang có những cảm giác thật buồn và nó mang một nỗi buồn xa xăm, khi gặp nhau chưa có thời gian nói với nhau nhiều câu chuyện đã phải xa nhau, niềm vui khi đón bạn trở về, và nỗi buồn khi phải tiễn bạn đi, người đi sẽ có những cảm giác tiếc nuối, và người ở lại thì có những nỗi buồn man mác.

Nỗi buồn man mác trong tâm hồn của tác giả đã thể hiện được những nỗi niềm sâu kín trong lòng của tác giả, tác giả đang có những cảm xúc rất đặc biệt trong cuộc đưa tiễn này, một hình ảnh về một sự chia ly đã xuất hiện trong tác giả, những nỗi buồn đó đã mang đậm những nét đặc sắc trong tâm hồn của tác giả:

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,

Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.

Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,

Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.

Bạn cũ là những người bạn đã gắn bó với nhau trong khoảng thời gian khi còn bên nhau, khi đón tiếp trên hoàng hạc và sự tiếp đón đó thật nồng hậu, cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, không thể nào có thể bền lâu và kéo dài mãi được dù tình cảm đó có gần gũi thì những tình cảm đó chỉ mang trong lòng và mỗi người cần trân trọng những tình cảm và khoảnh khắc ấy. Sự yêu thương và quý mến nhau đã làm cho cuộc chia ly này có những phần rất níu kéo, khi tiễn người bạn của mình lên đường tại lầu hoàng hạc tác giả đang có những cảm giác buồn và nỗi buồn đó đã man mác và cũng làm cho tâm hồn của tác giả có những nỗi nhớ mong về người bạn của mình.

Mùa tháng ba là mùa hoa khói, mùa của sự chia ly, trong không gian cao của lầu Hoàng Hạc tác giả đã đưa mắt nhìn xa xăm nhìn những cánh thuyền mãi đi vào không gian và xa khỏi tầm mắt của tác giả, tác giả đã thể hiện những điều đó qua những hình ảnh sinh động đó là cánh thuyền trôi lênh đênh trên dòng sông, và mãi mãi xa khỏi tầm mắt của người bạn ở lại, nhìn theo những cánh thuyền đó cũng mãi xa đi. Tạm biệt tại lầu Hoàng Hạc, tác giả đã thể hiện tình cảm của mình đối với người bạn hữu, khi hai người gắn bó đó là tình cảm của sự yêu thương và quý trọng tình cảm của bạn bè đó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó gợi ra cho tác giả những tình cảm và những cảm xúc về người ở lại.

Tình bạn bè trong tác giả đã thể hiện những nỗi buồn man mác giữa người đi và người ở lại, người ở lại đứng trước lầu Hoàng Hạc tiễn bạn ra đi nhìn sự ra đi của bạn mà tâm hồn có những cảm giác trống rỗng và nó làm cho tâm hồn của tác giả như có điều gì đó mờ nhạt và không còn vui tươi khi đón bạn về nữa, nhìn từ trên cao dõi theo từng hành động của người bạn của mình từ những chi tiết đầu tiên khi bạn ra đi đứng trên chiếc thuyền giữa dòng nước mênh mông, mỗi lúc chiếc thuyền lại trôi đi, tác giả vẫn đưa cặp mắt ngắm nhìn nó nhưng hình ảnh chiếc thuyền ngày càng xa xăm nó đi vào sâu thẳm và khuất bóng điều đó làm cho tác giả tuyệt vọng, nỗi buồn lại được dâng lên giờ đây chỉ còn thiên nhiên và con người thì mãi ra đi, không còn những hình ảnh về sự gắn bó giữa tình bạn nữa tình cảm đó chỉ còn trong lòng.

Trong không gian rộng lớn đó tác giả chỉ còn thấy hình ảnh dòng nước trên sông Trường Giang vẫn chảy vẫn trôi nhẹ nhẹ nhưng hình ảnh chiếc thuyền đã không còn, tác giả đã sử dụng từ mất hút để thể hiện những hình ảnh về đoàn thuyền đã ra đi và không còn trong không gian và trong tầm ngắm của tác giả nữa, mất hút đã thể hiện nó không còn hiện hữu trong tâm trí hay trong mắt của tác giả nữa, đứng trên một không gian cao như lầu Hoàng Hạc dường như có thể ngắm được tất cả mọi sự vật nhưng nay không còn nhìn thấy chiếc thuyền trở người bạn của mình nữa, tác giả chú ý từng bước di chuyển của nó, nhưng mỗi lúc nó lại ra xa, trôi nhẹ trên một không gian rộng lớn của dòng sông.

Dòng sông Trường Giang rộng lớn hòa vào tâm trạng của tác giả đang buồn và có cảm giác choáng váng khi đứng trên một không gian rộng lớn đó, tác giả đã thể hiện và để lại cảm xúc của mình qua sự nhớ thương, một tình cảm gắn bó và tình bạn đó sẽ là mãi mãi, tác giả buồn khi người bạn thân của mình đi, dường như mỗi cuộc chia tay nào cũng đều rất buồn và cũng để cho tác giả có những nỗi nhớ và có cảm giác tuyệt vọng và nhớ nhung nhiều điều về hình ảnh người bạn của mình.

Cảnh chia ly ở đây thật rộng lớn, tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên rộng lớn để nói về tâm trạng của chính mình, mỗi khi nhìn vào dòng nước mênh mang đó tác giả lại có cảm giác nhớ thương và mong sẽ có ngày sớm gặp lại người bạn thân của mình, tiễn trên lầu Hoàng Hạc một lầu có vị trí cao, với dịp tháng ba của sự chia ly, nỗi buồn của sự chia ly đã tác động rất lớn đến tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã mang đậm về sự chia ly và nỗi buồn thầm kín sâu sắc của tác giả. Không sử dụng những chi tiết hoa mĩ những tác giả đã làm cho người đọc hiểu được nỗi buồn của sự chia ly, nỗi buồn đó thật lớn lao và nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng thể hiện được sâu sắc tình cảm của tác giả vào nó.

Bóng thuyền xa xôi kia đã thể hiện niềm tin yêu của tác giả về một tình bạn vĩnh cửu của tác giả có niềm tin lớn về tình bạn này, nó sẽ vĩnh cửu và tác giả sẽ nhớ thương và quý trọng tình bạn này, hình ảnh hoa khói đã thể hiện sự nhớ thương đó, hình ảnh về hoa khói là hình ảnh về khói bếp hình ảnh này cũng gợi nhớ sự nhớ thương, tác giả đã thể hiện được tình yêu thương của mình trong đó, mượn hình ảnh hoa khói để nói về sự nhớ thương của mình, nó là những nỗi niềm của tác giả đã thể hiện trong đó, tác giả sử dụng hình ảnh hoa khói để nói về nỗi nhớ thương của mình, dường như những hình ảnh đó đã mang đậm và thấm nhuần trong thơ ca của người Trung Quốc xưa, hình ảnh tháng ba của hoa khói của đất Dương Châu, những hình ảnh đó vang dội trong tâm hồn của tác giả. Người bạn đã về thăm vùng đất Dương Châu và giờ đang ra đi về vùng đất mới và những người bạn cũ đã ở lại và cũng đang tiễn đưa người bạn đi trên lầu Hoàng Hạc.

Trong không gian rộng lớn đó làm cho tác giả lại có những cảm xúc buồn thương và nhớ nhung về tình bạn của mình, tình cảm đó là vô cùng thiêng liêng, không gian rộng lớn cũng tác động đến tâm hồn của tác giả qua đó thể hiện nhớ thương và những nỗi buồn man mác ở đây là một người bạn đi và một người ở, dù không muốn xa nhau nhưng do hoàn cảnh họ vẫn phải xa nhau, xa nhau có những nỗi nhớ và những nỗi niềm mong ước sẽ sớm gặp lại nhau, sự đưa tiễn đã thể hiện và là chủ đề chủ đạo trong tác phẩm này, và hình ảnh buồn ảnh buồn và tâm trạng buồn thương.

Tình bạn của của tác giả đã thể hiện sâu sắc trong tác phẩm này và nó cũng thể hiện không gian rộng lớn đang tác động đến tâm hồn của tác giả, tác giả đang hình dung và những hình ảnh buồn thương về sự tiễn đưa bạn trên lầu Hoàng Hạc, những hình ảnh chiếc thuyền hun hút xa xăm và mất hút trong không gian đã tác động lớn đến tâm hồn của tác giả, đây là một cuộc đưa tiễn đầy buồn thương, và những tiếc nuối của tác giả về người bạn của mình.

Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Mẫu 2

Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nên tình lưu luyến, thương nhớ bạn, thơ Lý Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh, phú quý. Ông thường sáng tạo được những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh điều đó được thể hiện qua bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ "cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:

"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu".

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"

Bạn cũ từ Hoàng Hạc Lâu tới thăm, cố nhân có những cảm giác mến thương và gần gũi bởi những tình cảm đó, tạo nên một tình bạn đẹp và gắn bó hơn. Cả hai đã hẹn ước cả những khoảng thời gian gặp nhau và những hẹn ước giữa hai người đó là những khoảnh khắc đẹp. Nhưng câu thơ tiếp theo lại nói về những khoảng thời gian người bạn đi khỏi Hoàng Hạc Lâu, những cảm giác lưu luyến và tiếc thương khi tình bạn mới gặp nhau đã lại xa cách cảm giác buồn cô đơn được thể hiện:

Bạn từ lầu hạc ra đi

Dương Châu hoa khói giữa kì tháng ba

Đón bạn đến tâm trạng của tác giả vui mừng nhưng khi tiễn bạn đi thì tâm trạng lại lưu luyến, và có những cảm giác trống trải trong tâm hồn, người đi, người ở, những tình bạn đẹp sẽ mãi gắn kết nhưng mỗi người lại mỗi phương. Những câu thơ cuối có những hình ảnh buồn gợi những nỗi nhớ thương của tác giả đó là dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa.. Cánh buồm đơn côi, lẻ loi xa dần, mờ dần rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời. Tâm trạng, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang:

"Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu"

Trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch chú ý nhất đến cái thuyền của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong "bầu trời xanh biếc" Tác giả đứng trông cánh thuyền xa dần tầm mắt của mình, tâm hồn buồn cô đơn lạc lõng giữa khoảng trời mênh mông rộng lớn đưa tiễn bạn trong một tâm trạng lưu luyến không lỡ rời xa, những hình ảnh trong bài thơ càng làm cho nỗi nhớ nhung đó tăng lên gấp ngàn lần khi cánh thuyền xa dần, những hình ảnh của tác giả lúc này chỉ là cảm giác gần gũi với bạn và những lưu luyến khi bạn ra đi, người ở người đi khiến cho tâm trạng bâng khuâng xao xuyến, bài thơ đã thể hiện tình cảm đẹp của tác giả đối với người bạn của mình đó là Mạnh Hạo Nhiên, người bạn có cũng những chí hướng có những khát vọng giống với mình. Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên với những không gian mênh mông rộng lớn, với những khoảng không gian trên cao bầu trời rồi những làn nước trôi nổi giữa những dòng sông xanh.

Một tình bạn đẹp của Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên đã làm cho người đọc có rất nhiều những cảm giác lưu luyến và có nhiều cảm xúc đặc biệt đối với bài thơ.

Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Mẫu 3

Mỗi nhà thơ mang trong mình một phong cách riêng, đến với thơ Lý Bạch là đến với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ coi thường công danh, phú quý. Trong rất nhiều những bài thơ của Lý bạch, có lẽ không người yêu thơ nào quên được bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, bài thơ được sáng tạo bởi những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh điều đó tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của bạn đọc.

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ “cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt li của đôi bạn tri âm.

Hai câu đầu chứa đựng nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn.Đứng trên lầu Hoàng Hạc lâu, Lí Bạch từ trên cao nhìn xuống hay từ một điểm cao nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên xa dần.. Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội họa, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức họa cổ Trung Hoa. Lí Bạch đã vận dụng công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh nghệ thuật hoàn hảo.

Đến với hai câu cuối là chúng ta đến với linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa:

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tấm lòng “thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang?

“Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lí Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết.

Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lá Bạch sống trong thời thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch “duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biếc”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.

Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lí Bạch.

Qua bài thơ ta không chỉ nhận được tình bạn đẹp,một tâm hồn đẹp của cao nhân mặc khách thời Đường. Mà bài thơ còn là một tuyệt tác điển hình cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch. Đồng thời bài thơ còn để lại nỗi buồn khôn nguôi về cuộc tống biệt. Thêm vào đó cấu trúc không gian xa- gần(cận-viễn), lấy ngoại cảnh để biểu thị nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm súc …tất cả những yếu tố đó đã làm nên một bài thơ khó quên với bạn đọc.

Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Mẫu 4

Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường, được người đời ca ngợi là “Thi tiên” và đã để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách – thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do… chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí.

Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường… “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Hành lộ nan”, “Tĩnh dạ tư”, "Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng", ”Tảo phát Bạch Đế thành”… là những bài thơ nổi tiếng của “Thi tiên” cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.

Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn. Nơi Lý Bạch đưa tiễn bạn lên đường đi xa về phía tây là lầu Hoàng Hạc, một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Lầu Hoàng Hạc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, đã từ đây cưỡi hạc ra đi.

Bạn là Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch Hai chữ “Cố nhân” (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Đó là bạn tao nhân mặc khách:

“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”

(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường)

Câu thơ dịch rất hay và thanh thoát, nhưng chữ “tây” chưa dịch được để nói lên hướng đi của bạn. Chữ “bạn” chưa lột tả hết ý và cảm xúc của từ “cố nhân”. Trong thơ cổ, mỗi lần từ “cố nhân” xuất hiện, gợi tả bao tình nghĩa làm rung động hồn người:

“Dạng chu tầm thủy tiện

Nhân phỏng cố nhân cư”

Mạnh Hạo Nhiên

(Thuật dòng đủng đỉnh thuyền bơi

Cố nhân gần đó, qua chơi thăm nhà)

“Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”

(câu 2330- “Truyện Kiều”)

Câu hai phát triển và hoàn thiện câu thơ thứ nhất, nói rõ thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:

“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”

(Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)

Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. Có một bản dịch khác đọc lên nghe rất thú vị:

“Bạn từ lầu Hạc ra đi

Dương Châu Hoa khói giữa kỳ tháng ba”

(Nhữ Thành)

Có thể nói trong hai câu “Khai thừa”, yếu tố tự sự chỉ là bề nổi của câu chữ: nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn. Nơi “thi hội tao nhân” cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao hay trên một cao điểm nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa? Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội họa, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức họa cổ Trung Hoa. Lý Bạch đã vận dụng thành công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối giữa câu 1, 2 với câu 3, 4 thành một chỉnh thể nghệ thuật hoàn hảo.

Hai câu cuối là linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lý Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lý Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa…

Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tầm lòng “Thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang? “Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lý Bạch.

Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết… Lí Bạch tả về cái buồn của sự li biệt, nhưng vẫn giữ được phong cách phóng khoáng khi ông miêu tả cái hùng vĩ của thiên nhiên”. (Trần Xuân Đề)

“Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

(Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).

Cái tiêu điểm đầy ám ảnh của bài thơ là “cô phàm viễn ảnh”. Cái tâm cảnh của Lí Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lí Bạch sống trong thời Thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô v.v… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi.

Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông, Lý Bạch ”duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biết”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lý Bạch

Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo nhiên chi Quảng lăng là một trong những tuyệt tác về thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lý Bạch Vừa cụ thể vừa phổ quát cho muôn đời về nỗi buồn tống biệt và ức hữu. Cấu trúc không gian xa – gần (cận – viễn), lấy ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm, ngôn ngữ, trang nhã, gợi cảm, hàm súc… đó là những yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp văn chương và cốt cách của bài thơ này. Bài thơ đã phản ánh một tâm hồn đẹp, một tình bạn đẹp của Lý Bạch, cũng là của những tao nhân mặc khách đời Đường.

Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Mẫu 5

Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Tuy đã có phần bị thất lạc, nhưng đến nay, sự nghiệp thơ của Lí Bạch vẫn còn truyền lại gần một nghìn bài, trong đó có những thi phẩm được coi là kiệt tác. Thơ Lí Bạch có phong cách phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ xem thường công danh phú quí. Ông thường sáng tạo được những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh.

Do đó, nhiều người tặng ông danh hiệu “thi tiên”.Trong số những sáng tác xuất sắc nhất của Lí Bạch không thể không kể đến bài thơ tứ tuyệt “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (có nghĩa: Tại lầu Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Bài thơ này đã được nhà văn Ngô Tất Tố dịch ra tiếng Việt khá thành công theo thể thơ lục bát:

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

Như nhiều người đã biết, Lí Bạch có nhiều bạn thuộc những tầng lớp khác nhau. Tình bạn của ông bao giờ cũng nồng hậu, chân thành. Ông mến yêu Uông Luân - một người bạn nông dân chất phác - và đã từng khẳng định tình cảm của bạn đối với mình là “sâu hơn nghìn thước”. Nghe tin bạn thơ Vương Xương Linh gặp chuyện chẳng lành, Lí Bạch muốn theo gió chia sẻ với bạn nỗi buồn (“Ta gởi nỗi sau cho trăng sáng - Theo gió đi về đất Dạ Lang”). Và tuy suốt đời chỉ gặp Đỗ Phủ một lần, nhưng Lí Bạch cũng không nguôi mong nhớ “Nhớ anh như sông Vấn - Về nam chảy dạt dào”).

Mạnh Hạo Nhiên là bạn chí cốt của Lí Bạch. Hai người vốn có nhiều điểm tương đồng như đều muốn ra làm quan, nhưng đều không toại nguyện và đều tìm vui thú ở chốn non xanh, nước biếc, Đặc biệt, phong cách thơ Mạnh Hạo Nhiên rất gần phong cách thơ Lí Bạch... Bởi vậy, tiễn bạn đi xa (trong điều kiện giao thông còn khó khăn thuở xưa, ai đoán được đến bao giờ mới gặp lại nhau) lẽ nào nhà thơ không lưu luyến? Mới đọc hai câu đầu của bài thơ:

Cố nhân tây từ Hoang Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu.

(Bạn cũ dời khỏi lầu Hoàng Hạc ở phía Tây, xuôi xuống Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa khói).Ta dễ tưởng đây chỉ là những câu thơ trần thuật đơn thuần, nhất là khi thấy phần nhiều đều là những từ ngữ tự sự cụ thể. Nơi đưa tiễn là lầu Hoàng Hạc; thời gian đưa tiễn là một ngày tháng ba mùa yên hoa; nơi Mạch Hạo Nhiên đến là Dương Châu. Nhưng đọc kĩ, ngẫm nghĩ cho thấu thỉ không phải chí có những thông tin lạnh lùng kia mà bao trùm lại là nỗi buồn thầm kín mà thấm thía. Chữ “cố nhân” ở câu thơ đầu được dịch thành chữ “bạn”.

Tuy không sai, nhưng chưa lột tả được sắc thái , biểu cảm của nguyên tác. “Cố nhân” là bạn cũ, bạn đã lâu và hơn nữa phải là người mình đã từng trân trọng và gắn bó. Xa bạn cũ mấy ai không buồn, hơn nữa xa người bạn thân thiết từ lâu thì ắt nỗi buồn kia phải được nhân lên gấp bội.Cũng như nhiều cuộc tiễn biệt khác được diễn tả trong thơ Đường, cuộc chia tay này cũng diễn ra trên bờ sông.

Nhưng điểm nhìn của người đưa tiễn lại từ lầu Hoàng Hạc. Dường như nhờ đứng trên lầu cao chót vót này, Lí Bạch có thể nhìn được bạn lâu hơn, xa hơn (đăng cao vọng viễn: lên cao nhìn được xa). Và nỗi buồn xa bạn trước cảnh bao la của đất trời càng thêm thấm thìa hơn.Điều này sẽ được thể hiện rõ nét hơn ở hai câu cuối:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

(Bóng cánh buồm lẻ loi xa lẫn trong khoảng không xanh biếc - Chỉ thấy sông Trường Giang chảy miệt bên trời). Nếu như hai câu đầu chủ yếu tường thuật cuộc tiễn đưa nghĩa là chủ yếu kể việc, tình cảm của tác giả dường như còn phong lại, thì đến hai câu sau nỗi lòng của người đưa tiễn mới mở dần ra, tuy cả bốn câu đều dùng bút pháp lấy cảnh ngụ tình, ở câu thứ ba, bản dịch thiếu mất chữ “cô”, tức là cô đơn lẻ loi. Đây là một từ quan trọng góp phần miêu tả sinh động nội tâm nhà thơ.

Ngoài ra, câu thơ dịch này còn để mất ba chữ “bích không tận” tức là làm mất đi cái khoảng không xanh biếc, chất chứa tâm trạng của nhân vật trữ tình. Và như vậy, câu thơ dịch đã khiến có người đọc hiểu lầm là câu thơ tả cảnh đơn thuần, nhưng thực ra là một câu thơ chứa nặng tâm tình. Hình ảnh “bóng cánh buồm cô lẻ xa lẫn trong khoảng không xanh biếc” tạo nên ở người đọc những suy tưởng phong phú. Sự cô đơn của cánh buồm chính là sự cô đơn của Lí Bạch và cũng là sự cô đơn của Mạnh Hạo Nhiên.

Chỉ bằng một hình ảnh, tác giả vừa bộc bạch được lòng mình, vừa miêu tả được nỗi lòng của bạn trong buổi chia phôi.Đến câu thơ thứ tư, bản dịch giữ được hình ảnh “dòng sông bên trời”, nhưng đáng tiếc lại thêm hai chữ “trông theo”. Quả là có “trông theo”, không “trông theo” sao có thể biết được cánh buồm cô lẻ đang trôi và dòng Trường Giang đang chảy ngang trời? Nhưng thêm mấy chữ ấy đã làm lộ ý thơ của Lí Bạch vốn được diễn tả theo kiểu “ý tại ngôn ngoại”, và làm mất tính hàm súc vốn là một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường.

Trong nguyên tác, nhà thơ không nói đến việc “trông theo”, nhưng người đọc ai cũng có thể hình dung tác giả đang “trông theo”, mà “trông theo” với một sự tập trung cao độ đến nổi có thể quên đi tất cả cảnh vật xung quanh.Thông thường, khi viết về những cuộc biệt li, người ta thường miêu tả cử chỉ và ngôn ngữ của người ra đi cũng như người đưa tiễn. Nhưng ở bài thơ này, Lí Bạch đã không làm như vậy; tiễn đưa mà không có những giọt lệ tiễn biệt, không có những lời tâm lí, lưu luyến.

Đúng là nhà thơ đã phá vỡ hệ thống ngôn từ, cách kể và cách tả cảnh chia li; quen thuộc. Sự phá vỡ ấy đã tạo nên một bài thơ đặc sắc. Tuy không nói đến người đưa tiễn và cũng chỉ nổi rất ít về người ra đi, thế nhưng, kì diệu thay, tình cảm quyến luyến đối với bạn, nỗi buồn chia li của nhân vật trữ tình- người đưa tiễn, vẫn được biểu hiện sâu sắc đậm đà.

Bốn câu thơ khiến người đọc có thể hình dung rất rõ hình ảnh tác giả. Từ trên lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đăm đắm nhìn mãi theo con thuyền cô lẻ đưa bạn ra đi, và khi cánh buồm nhỏ dần rồi mất hút vào khoảng không xanh biếc phía xa thẳm, ông vẫn vọng theo dẫu chỉ còn thấy dòng Trường Giang chảy miết ngang qua bầu trời. Nỗi buồn xa bạn của nhà thơ cứ lớn dần theo thời gian, lan toả vào không gian bát ngát.

Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Mẫu 6

Cùng với Đỗ Phủ, Lý Hạ, Vương Duy thì Lý Bạch chính là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời thịnh Đường, và được người đời tán dương ca tụng là thi tiên. Ông là một trong những nhà thơ có công lớn nhất đã mở ra thời đại hưng thịnh vượt bậc của Đường thi, với phong cách thơ theo chủ nghĩa lãng mạn, bay bổng tựa như một vị tiên nhân chốn phàm trần. Với thiên phú dị bẩm trong thi ca, ông đã sáng tác và để lại cho hậu thế hàng ngàn bài thơ bất hủ, thậm chí nhiều bản thơ của ông đã được dịch sang cả tiếng nước ngoài. Các chủ đề mà Lý Bạch, nhà thơ yêu rượu, kính rượu hướng tới thường là mối quan hệ bằng hữu thân tình, những sự lạ lùng kỳ bí của thiên nhiên cây cỏ, hoặc là để kín đáo bộc lộ những tâm trạng thầm kín sâu trong lòng đi kèm với thú chơi tao nhã - uống rượu làm thơ của mình. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của thi tiên Lý Bạch với chủ đề tán dương, ngợi ca tình cảm bạn bè, đã trở thành bài thơ quen thuộc với nhiều độc giả yêu thơ. Đặc biệt là câu thơ "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" dường như đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người.

Lý Bạch là người ưa ngao sơn ngoạn thủy, đặc biệt là trong 10 năm sau khi rời khỏi cung cấm ông lại càng có dịp đi nhiều nơi. Ông từng qua Triệu, Ngụy, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ... chính vì đi nhiều nơi nên ông có dịp được hội ngộ nhiều bậc kỳ tài, văn chương, tài học đều lỗi lạc. Trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Cao Thích,... và Mạnh Hạo Nhiên là người đặc biệt xuất hiện nhiều nhất trong thơ của Lý Bạch. Bài thơ được viết trong khoảng năm 729 - 730, khi Mạnh Hạo Nhiên quyết định từ giã cuộc sống ẩn dật xuôi dòng về Dương Châu. Để tiễn bạn, Lý Bạch đã truyền tin cho Mạnh phu tử hẹn gặp ở Hoàng Hạc lâu, tại Giang Hạ (Vũ Hán), sau vài hôm vui vầy, thì Mạnh Hạo Nhiên theo thuyền về phía Đông. Đứng bên bờ sông nhìn bóng bạn khuất dần, lòng thi nhân có nhiều cảm xúc khó tả, Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng đã ra đời từ đó.

"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu"

Đường thi là thể thơ vần luật nghiêm ngặt, câu chữ hạn chế và vô cùng hàm súc thế nên việc dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt sau cho thoát nghĩa hợp vần dường như là thách thức đối với đa số các dịch giả. Duy chỉ có Tản Đà là người có vốn Hán học sâu rộng nên những bài thơ Đường ông dịch đều sát nghĩa và hay. Xét về bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, đọc bản gốc và bản dịch thơ thì dường như các ý chỉ đúng tương đối và dịch giả còn bỏ sót rất nhiều chi tiết quan trọng, làm cho bài thơ kém đi nhiều cái hay đặc sắc. Chính vì thế việc phân tích nên dựa vào bản gốc và phần dịch nghĩa để có thể hiểu một cách chính xác từng tầng ý nghĩa và tác giả muốn truyền tải, còn bản dịch thơ chỉ nên lấy làm tham khảo.

Trước hết, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cảnh tiễn đưa bạn hiền của Lý Bạch thông qua hai câu thơ đầu.

"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu"

Sau những ngày gặp gỡ bạn hiền cuối cùng Lý Bạch cũng phải tiễn bạn lên đường, Mạnh Hạo Nhiên lại xuôi dòng Trường Giang tiến về vùng Dương Châu. Với nét đặc trưng hàm súc, ngắn gọn và niêm luật chặt chẽ, nhưng phải truyền tải được nội dung sâu và rộng. Điều ấy đã yêu cầu các tác giả phải làm sao lựa chọn câu từ sao cho thật chuẩn xác, nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ. Nhìn vào hai câu thơ đầu, rõ ràng rằng Lý Bạch đã rất xuất sắc khi chỉ dùng 14 chữ mà đã bao quát được một buổi đưa tiễn với đầy đủ không gian, thời gian và cả con người trong ấy. Đặc biệt người đọc, càng đi tìm, càng ngẫm nghĩ lại càng khai mở được cái ý thơ ẩn chứa, tựa nhưng đang khai phá một kho tàng nghệ thuật vậy. Trước hết ta bàn về cái không gian của buổi đưa tiễn, phải khẳng định rằng đó là một không gian vô cùng bao la và rộng lớn. Tại sao lại nói vậy? Bởi cứ xét xem, trước là điểm mà Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên gặp gỡ, đàm đạo mấy ngày trời - Hoàng Hạc lâu . Đây là một trong tứ đại danh tháp của Trung Quốc, gắn liền với truyền thuyết cưỡi hạc vàng ngao du của Phí Văn Vi, nằm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nếu xét theo phương hướng thì nó nằm về phía tây của thành Giang Tô (Quảng Lăng cũ). Xét về tính chất đây là nơi tiễn bạn của Lý Bạch cũng là nơi xuất phát của Mạnh phu tử, nó mang một vẻ thần tiên, tĩnh lặng và tao nhã. Trái lại, thì Dương Châu, nơi mà Mạnh Hạo Nhiên sẽ đến lại nằm ở phía Đông của tỉnh Giang Tô ngày nay. Đây là nơi phồn hoa đô hội bậc nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ, mang vẻ nhộn nhịp sôi động, khác hẳn với Hoàng Hạc lâu. Và nối giữa hai địa điểm ấy, là dòng Trường Giang rộng lớn, là huyết mạch giao thông quan trọng nối liền hai đầu đất nước, dẫn con thuyền của Mạnh Hạo Nhiên từ biệt phía tây hướng về phía Đông, đi từ nơi ẩn cư, thanh tĩnh sang chốn phồn hoa, rực rỡ. Có thể thể nói rằng, với 14 chữ ngắn gọn, cùng 2 địa điểm chính là Hoàng Hạc lâu và Dương Châu, Lý Bạch đã gợi mở ra một không gian đưa tiễn thật bao la, rộng lớn, mà lúc đầu nếu người đọc không tinh ý có lẽ chỉ thấy được một căn lầu với kẻ ở người đi, bó hẹp, sơ sài.

Đó là bàn về không gian, lại nói về thời gian trong tác phẩm cũng có nhiều điều đáng bàn, dẫu rằng nó chỉ gói gọn trong 4 chữ "yên hoa tam nguyệt". Trong các bản dịch thơ hiện nay, đa phần các dịch giả vẫn còn vướng mắc hoặc có ý riêng khi diễn đạt không đầy đủ, thậm chí có phần đi xa so với nguyên tác, không diễn đạt được cái ý đồ thơ mà tác giả xây dựng. Ví như cụ Ngô Tất Tố dịch "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" thành "Giữa mùa hoa khói Dương Châu xuôi dòng", bỏ qua cụm "tam nguyệt", hoặc Trần Trọng Kim lại dịch thành "Tháng 3 trẩy xuống Dương Châu thuận dòng", bỏ mất cái "yên hoa". Chung quy lại thì đều kém đi rất nhiều cái ý tứ thơ của Lý Bạch, thực tế trong các bài thơ Đường thi, không phải chỉ đơn giản là dịch đúng nghĩa của từ mà ra được ý thơ mà còn phải dùng sự suy vi để biến chuyển cái ý vốn đã được thi nhân cô đọng hết sức của câu thơ. Bây giờ nói về "yên hoa tam nguyệt" dịch sát nghĩa thì tức là "hoa khói tháng ba", tính ra cái ý của Lý Bạch nó thường quá, dĩ nhiên là không phải vậy rồi. Thực tế người Trung Quốc sẽ hiểu cụm "yên hoa tam nguyệt" thành ý "mùa xuân hoa vừa nở rộ". Tại sao lại nói như vậy, thì có thể lý giải rằng, tháng một là lúc hoa bắt đầu khai nụ, tháng hai khai hoa, tháng ba đúng vừa lúc hoa nở rộ nhất, rực rỡ nhất, bởi khi ấy đã là cuối xuân, thời tiết ấm áp hẳn, thế nên mới có "tam nguyệt" là vậy. Còn "yên hoa" , ngoài ý là cảnh tượng hoa nở trắng xóa hai bên bờ Trường Giang, diễm lệ như sương khói, thì có lẽ còn một phần là ở khói trắng của vùng sông nước lượn lờ trên hoa nên mới có cái cảnh "hoa khói" mơ hồ khiến nhiều người khó hiểu vậy. Chung quy lại "yên hoa tam nguyệt" chính là điểm nhấn cho phong cách thơ lãng mạn, bay bổng của thi tiên Lý Bạch. Đồng thời cảnh mùa xuân hoa nở ấy còn gợi ra một khung cảnh ấm áp, tươi đẹp, tiết trời trong sáng, ngụ ý chúc người đi thuận buồm xuôi gió.

Trong bối cảnh không gian và thời gian vừa rộng lớn, vừa thơ mộng thì hình ảnh con người chỉ hiện lên trong vòng hai chữ "cố nhân" đầy xúc tích, khéo léo nói lên mối quan hệ giữa kẻ tiễn với người đưa. Người đi là Mạnh Hạo Nhiên là một nhà thơ nổi danh của thời Đường, là người mà Lý Bạch ngưỡng mộ về cả tài năng và nhân cách, còn người ở rõ ràng là Lý Bạch. Hai người có tình bạn vong niên được xếp vào hàng tri kỷ, thấu hiểu lẫn nhau, khi Mạnh phu tử lớn hơn Lý Bạch tới 12 tuổi, thế nhưng nó không thể ngăn cách được sự đồng điệu trong tâm hồn của hai nhà thơ lớn đương thời. Từ "cố" ở đây không chỉ đơn thuần diễn đạt những điều đã cũ, mà là để bộc lộ tình cảm gắn bó, trân trọng với người bạn đã cùng nhau trải qua nhiều những kỷ niệm đáng nhớ, là tình bạn có sự thử thách của thời gian, năm tháng. Như vậy tổng hòa các yếu tố, không gian, thời gian, con người đã được đặt trong một mối quan hệ bao quát hơn, thứ nhất là mối quan hệ trong cái đẹp bao gồm thời tiết thuận lợi, cảnh sắc tuyệt vời, tình bằng hữu tri kỷ. Thứ hai các yếu tố trên còn được đặt trong mối quan hệ giữa có và không, người Trung Quốc vẫn quan niệm niệm tứ thú bao gồm "giai thì, mỹ cảnh, thắng sự, lương bằng", thì có thể thấy trong bối cảnh thơ thì đã thỏa cả ba thứ duy chỉ thiếu một cái gọi là "thắng sự". Bởi chuyện tiễn bạn lên đường đi xa, chuyện biệt ly trước giờ là việc vui vẻ, dẫu rằng người đi có hướng về một nơi tốt đẹp thế nào đi chăng nữa, thì kẻ ở lại sao tránh khỏi buồn thương. Và thi tiên Lý Bạch cũng như vậy, cảnh đẹp, thời tiết đẹp, có bạn tốt, thế nhưng bạn phải đi xa, biết bao nhiêu cái đẹp cũng để lại một dấu trầm trong lòng người thi nhân, có đẹp hơn thế nữa cũng bằng không.

Khác với hai câu thơ đầu thì hai câu thơ cuối lại tập trung bộc lộ cảm xúc của tác giả. Trước hết là thông qua việc tái hiện hiện hình ảnh thi nhân dõi mắt theo con thuyền chở bạn cho đến khi khuất bóng trên Trường Giang ở câu thơ thứ ba.

"Cô phàm viễn ảnh bích không tận"

Ở đây nếu độc giả tinh ý có thể phát hiện ra một sự phi lý của hình ảnh "cô phàm" - cánh buồm lẻ loi cô đơn. Phi lý ở chỗ, Trường Giang vốn là con đường giao thông huyết mạch của Trung Quốc, lại đang là đợt tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân ấm áp, hẳn phải có vô số thuyền qua lại, thế nhưng trong thơ của Lý Bạch lại chỉ có độc một cánh buồm lẻ loi trên dòng sông. Sở có cảnh lạ lùng ấy là bởi tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt, tác giả chỉ một lòng hướng theo con thuyền của bạn mình dần đi xa mà bỏ qua những con thuyền khác, thế nên thấy nó cô độc và lẻ loi. Thứ hai nữa là vốn dĩ trong lòng tác giả lúc này đây cũng đang dấy lên biết bao cảm giác cô đơn, lạc lõng mà theo như Nguyễn Du đã nói "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Dẫu ngoài kia có muôn thuyền bè ngược xuôi thì Lý Bạch cũng vẫn cảm giác rằng con thuyền của Mạnh Hạo Nhiên thật cô độc, lẻ loi khi tiến về chốn phồn hoa đô hội rực rỡ. Con thuyền ra đi mà mang theo của nỗi lòng của người ở lại, mênh mang không dứt.

Thêm một hình ảnh khác cần chú ý ấy là "viễn ảnh bích không tận", tức là sự vận động xa dần của cánh buồm rồi mất hút vào khoảng không bao la, trong màu xanh bát ngát của trời nước. Như vậy có thể thấy rằng hình ảnh này đã khéo léo gợi ra ánh mắt chăm chú dõi theo chiếc thuyền đi xa của người ở lại, giống như Nguyễn Bính đã từng có một câu thơ tương tự "Anh đi đấy, anh về đâu/Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm", thoạt tiên còn thấy màu sắc, sau cùng chỉ còn thấy mờ mờ một cánh buồm nhỏ. Cũng ở câu thơ thứ ba này tác giả nhấn mạnh màu xanh biếc của trời nước "bích không tận" , đó là một gam màu lạnh trong hội họa. Và bản thân gam màu lạnh ấy đã gợi ra sự lạnh lẽo, trống trải, cô đơn trong cõi lòng của người ở lại. Như vậy ở đây không còn đơn thuần là cảnh đưa tiễn mà còn là tình cảm chất chứa của người đưa tiễn ẩn đầy trong từng ý thơ một, rất sâu sắc.

Ở câu thơ cuối cùng "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" ta lại thấy một cái hay khác trong thơ Lý Bạch, ở đây tác giả đã thiết kế một cấu trúc đa tầng để tạo nên chiều sâu cho ý thơ, từ cái có gợi ra cái không, rồi từ cái không lại gợi ra cái có, rất thú vị. Cái có là cái hiện hữu trước mắt, là cái mà thị giác có thể cảm nhận được, đó là dòng sông vô thủy, vô chung, mênh mông đến tận cõi trời vô hạn, khôn cùng. Từ cái hữu hình vô tận ấy thì ta nhìn ra được cái không chính là sự biến mất của con thuyền, là sự biến mất của người bạn trong khung cảnh trời nước. Rồi chính từ cái sự biến mất ấy, tác giả lại gợi ra cái ánh mắt đau đáu dõi theo bóng bạn cho đến khi khuất bóng không còn thấy gì nữa, ta nhận thấy được sự hụt hẫng, trống trải, cô đơn trong lòng thi nhân, thấy được nỗi nhớ thương của người ở lại, là tình cảm sâu nặng của người ở lại dành cho người ra đi. Như vậy có thể thấy rằng ở hai câu thơ cuối, nhìn chung thì có vẻ là tả cảnh, nhưng thực tế sức nặng của câu thơ lại nằm ở việc tác giả từ cảnh mà suy ra tình .Chính cái sự bóc tách từng nỗi niềm qua mỗi ý thơ đã chứng minh được sự hàm súc và tài năng tuyệt thế của Lý Bạch trong thể loại Đường thi.

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng đã thể hiện sâu sắc tình bạn chân thành, gắn bó của hai nhà thơ lớn thời thịnh Đường, từ đó Lý Bạch mang đến cho muôn đời sau bài học về sự trân trọng tình bạn, tình bằng hữu quý giá. Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ sử dụng giản dị nhưng hàm súc cô đọng, "ý tại ngôn ngoại", ít chữ nhưng ẩn chứa nhiều huyền cơ. Đặc biệt tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn của thi tiên Lý Bạch ấy là hình ảnh thơ tươi sáng, trong trẻo, giàu sức gợi.

Tài liệu có 29 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
755 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
832 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
659 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống