10 câu Trắc nghiệm Bài 34 : Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Nguyễn Trang
10 câu Trắc nghiệm Bài 34 : Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng (có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Khối lượng riêng của một chất là
A. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. một đại lượng để chỉ lượng chất chứa trong vật.
C. đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
D. đại lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất ấy.
Đáp án đúng là: A.
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Câu 2: Chọn đáp án đúng. Công thức tính khối lượng riêng của một chất?
A. ρ=mVρ=mV.
B. ρ=Vmρ=Vm.
C. ρ=m.Vρ=m.V.
D. ρ=m.g.Vρ=m.g.V.
Đáp án đúng là: A.
Công thức tính khối lượng riêng của một chất: <![if !vml]><![endif]>.
Câu 3: Đơn vị của khối lượng riêng của một chất?
A. kgm3kgm3.
B. gcm3gcm3.
C. m3gm3g.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D.
Đơn vị của khối lượng riêng của một chất: kgm3kgm3 hoặc gcm3gcm3.
Câu 4: Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, chỉ ra cặp lực cân bằng trong trường hợp trên.
A. Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách.
B. Trọng lực và áp lực của sách tác dụng vào bàn.
C. Lực đẩy của mặt bàn và áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn.
D. Trọng lực, lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách và áp lực của cuốn sách xuống mặt bàn có hợp lực bằng 0 nên cuốn sách đứng yên.
Đáp án đúng là: A.
A - đúng vì hai lực này cùng phương, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng lên một vật.
B - sai vì hai lực này cùng phương, cùng chiều nên không cân bằng nhau.
C - sai vì hai lực này tác dụng lên hai vật khác nhau.
D – sai vì cuốn sách đứng cân bằng do chịu tác dụng của cặp lực cân bằng là trọng lực và phản lực của mặt bàn lên cuốn sách.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào?
A. khi cường độ áp lực càng lớn.
B. khi diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
C. khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
D. khi cường độ áp lực càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn.
Đáp án đúng là: C.
Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.
Câu 6: Biểu thức tính áp suất?
A. p=FNSp=FNS.
B. p=FNSp=FNS.
C. p=s.FNp=s.FN.
D. P=m.g.
Đáp án đúng là: A.
Biểu thức tính áp suất: p=FNSp=FNS.
Câu 7: Đơn vị của áp suất?
A. Pa.
B. N/m2.
C. N.m2.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D.
Đơn vị của áp suất: Pa hoặc N/m2
Câu 8: Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình?
A. p=ρ.g.hp=ρ.g.h trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
B. p=ρ.g.hp=ρ.g.h trong đó h là khoảng cách từ điểm khảo sát đến đáy bình.
C. p=m.gp=m.g.
D. p=V.ρ.gp=V.ρ.g.
Đáp án đúng là: A.
Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình là: p=ρ.g.hp=ρ.g.h trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.
Câu 9: Một thùng hình trụ cao 1,5 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.
A. 150 Pa.
B. 1500 Pa.
C. 15000 Pa.
D. 150000 Pa.
Đáp án đúng là: C.
Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
p=ρ.g.h=1000.10.1,5=15000p=ρ.g.h=1000.10.1,5=15000 Pa.
Câu 10: Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1700 Pa.
B. 9270 Pa.
C. 92700 Pa.
D. 17000 Pa.
Đáp án đúng là: B.
Khoảng cách từ điểm A đến mặt thoáng chất lỏng là:
h1 = h - h2 = 1,7 - 0,8 = 0,9 (m).
Áp suất do nước biển gây ra tại điểm A là:
p=ρ.g.h1=1030.10.0,9=9270p=ρ.g.h1=1030.10.0,9=9270 (Pa).
10 câu Trắc nghiệm Bài 33 : Biến dạng của vật rắn (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Nguyễn Trang
10 câu Trắc nghiệm Bài 33 : Biến dạng của vật rắn (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Câu 1: Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Bản chất của thanh rắn.
B. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh.
D. Cả ba yếu tố trên.
Đáp án đúng là: D.
Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố:
- Bản chất của thanh rắn.
- Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
- Tiết diện ngang của thanh.
Câu 2: Giới hạn đàn hồi là?
A. Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
B. Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
C. Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: D.
Giới hạn đàn hồi có thể được hiểu theo các cách khác nhau:
- Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
- Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
- Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa.
Câu 3: Vật nào dưới đây biến dạng kéo?
A. Trụ cầu.
B. Móng nhà.
C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
D. Cột nhà.
Đáp án đúng là: C.
A, B, D – là biến dạng nén.
C – là biến dạng kéo.
Câu 4: Vật nào dưới đây biến dạng nén?
A. dây cáp của cầu treo.
B. thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
C. chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
D. trụ cầu.
Đáp án đúng là: D.
A, B – biến dạng kéo
C – biến dạng uốn
D – biến dạng nén.
Câu 5: Chọn đáp án sai. Lực đàn hồi của lò xo
A. xuất hiện khi lò xo biến dạng.
B. chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng.
C. có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu.
D. là lực gây biến dạng cho lò xo.
Đáp án đúng là: D.
Lực đàn hồi không phải là nguyên nhân gây ra biến dạng. Lực đàn hồi của lò xo:
- xuất hiện khi lò xo biến dạng.
- chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng.
- có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu.
Câu 6: Chọn đáp án đúng. Nội dung định luật Hooke?
A. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
B. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
C. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
D. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
Đáp án đúng là: A.
Nội dung định luật Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Câu 7: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 22 cm.
B. 28 cm.
C. 40 cm.
D. 48 cm.
Đáp án đúng là: B.
Ta có tỉ số: F1F2=k.|Δl1|k.|Δl2|=l1−l0l2−l0⇔510=24−20l2−20F1F2=k.|∆l1|k.|∆l2|=l1-l0l2-l0⇔510=24-20l2-20
⇒l2=28cm⇒l2=28cm
Câu 8: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 10 cm? Lấy g = 10 m/s2 .
A. 1 kg.
B. 10 kg.
C. 100 kg.
D. 1000 kg.
Đáp án đúng là: A.
Khi lò xo cân bằng: Fdh=P=mg=k|Δl|Fdh=P=mg=k|∆l|
⇒k.|Δl|g=100.10.10−210=1kg⇒k.|∆l|g=100.10.10-210=1kg
Câu 9: Lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 1,25 N/m.
B. 20 N/m.
C. 23,8 N/m.
D. 125 N/m.
Đáp án đúng là: D.
Lò xo cân bằng: Fdh=Fk⇔k∣∣25−21∣∣.10−2⇔k=125N/mFdh=Fk⇔k|25-21|.10-2⇔k=125N/m
10 câu Trắc nghiệm Bài 32 : Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Nguyễn Trang
10 câu Trắc nghiệm Bài 32 : Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm(có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Khi vật chuyển động tròn đều lực hướng tâm là:
A. Một trong các lực tác dụng lên vật.
B. Trọng lực tác dụng lên vật.
C. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
D. Lực hấp dẫn.
Đáp án đúng là: C.
C - đúng vì lực (hay hợp lực) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều hướng vào tâm quỹ đạo gọi là lực hướng tâm.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Đáp án đúng là: B.
B – đúng vì hợp lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều đóng vai trò là lực hướng tâm.
Câu 3: Chọn câu sai
A. Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực.
B. Khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực.
C. Khi ôtô qua khúc quanh, hợp lực tác dụng lên ô tô có thành phần hướng tâm.
D. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn.
Đáp án đúng là: B.
A, C, D - đúng.
B – sai vì trọng lực luôn có phương thẳng đứng hướng xuống, lực nén của ô tô lên mặt cầu luôn vuông góc với mặt bị ép, khi ở đỉnh cầu thì trọng lực và lực ép mới cùng hướng, còn ở các vị trí khác thì chúng không cùng hướng.
Câu 4: Chọn câu sai
A. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.
B. Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được.
C. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
D.Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.
Đáp án đúng là: D.
A, C – đúng vì vật chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.
B – đúng vì hợp lực tác dụng lên vật →F=m.→aF→=m.a→ nên hợp lực và gia tốc cùng hướng.
D – sai vì vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do có lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 5: Gia tốc hướng tâm có đặc điểm nào sau đây?
A. có phương trùng với bán kính đường tròn quỹ đạo.
B. có chiều luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
C. có hướng luôn luôn thay đổi.
D. cả A, B, C.
Đáp án đúng là: D.
Gia tốc hướng tâm có đặc điểm:
- có phương trùng với bán kính đường tròn quỹ đạo.
- có chiều luôn thay đổi và luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
Câu 6: Công thức tính gia tốc hướng tâm?
A. aht=v2raht=v2r
B. aht=vraht=vr.
C. aht=r.ω2aht=r.ω2
D. Cả A và C.
Đáp án đúng là: D.
D - đúng vì công thức tính độ lớn gia tốc hướng tâm là aht=v2r=r.ω2aht=v2r=r.ω2
Câu 7: Chọn đáp án sai. Công thức tính độ lớn lực hướng tâm?
A. Fht=m.ahtFht=m.aht.
B. Fht=m.v2rFht=m.v2r
C. Fht=mrω2Fht=mrω2
D. Fht=rω2Fht=rω2
Đáp án đúng là: D.
D - sai vì công thức độ lớn lực hướng tâm là:
Fht=maht=m.v2r=m.r.ω2Fht=maht=m.v2r=m.r.ω2
Câu 8: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là <![if !vml]><![endif]>. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:
A. 10 N.
B. 4.102 N.
C. 4.103 N.
D. 2.104 N.
Đáp án đúng là: D.
Ta có: Fht=m.aht=m.v2r=2.103.502250=2.104NFht=m.aht=m.v2r=2.103.502250=2.104N
Câu 9: Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vồng lên (coi là cung tròn) với tốc độ là 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ôtô vào mặt đường tại điểm cao nhất?
A. 11950 N.
B. 11760 N.
C. 1410 N.
D. 9600 N.
Đáp án đúng là: D.
Đổi 36 km/h = 10 m/s
Khi ôtô chuyển động đến vị trí cao nhất trên mặt cầu vồng lên:
−→Fht=m.−→aht=→P+→NFht→=m.aht→=P→+N→
Chiếu lên chiều dương hướng vào tâm quỹ đạo ta có:
N = P - Fht=mg−maht=mg−m.v2rFht=mg-maht=mg-m.v2r
⇒N=m(g−v2r)=1200.(10−10250)=9600(N)⇒N=mg-v2r=1200.10-10250=9600(N)
Câu 10: Hai vệ tinh nhân tạo I và II bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo tròn bán kính lần lượt là r và 2r (tâm các quỹ đạo trùng với tâm Trái Đất). Nếu tốc độ của vệ tinh I là v1 thì tốc độ của vệ tinh II là?
A. v1.
B. 2.v1.
C. v1√2v12.
D. 0,5.v1.
Đáp án đúng là: C.
Lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm:
G.m.Mr2=m.v2r⇒v=√GMrG.m.Mr2=m.v2r⇒v=GMr
⇒v2v1=√r1r2⇒v2=v1√r1r1=v1√2
10 câu Trắc nghiệm Bài 31 : Động học của chuyển động tròn đều (Kết nối tri thức) có đáp án – Vật lí 10
Nguyễn Trang
10 câu Trắc nghiệm Bài 31 : Động học của chuyển động tròn đều (có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. một con lắc đồng hồ.
B. một mắt xích xe đạp.
C. cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Đáp án đúng là: C.
C - đối với người ngồi trên xe thì chuyển động của cái đầu van có quỹ đạo tròn, xe chuyển động đều nên trong trường hợp này là chuyển động tròn đều.
Câu 2: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
A. quỹ đạo là đường tròn.
B. vecto vận tốc không đổi.
C. tốc độ góc không đổi.
D. vecto gia tốc luôn hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo.
Đáp án đúng là: B.
B - sai vì vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều không thay đổi về độ lớn nhưng có hướng luôn thay đổi.
Câu 3: Hãy chọn câu sai
A. Chu kì đặc trưng cho chuyển động tròn đều. Sau mỗi chu kì T, chất điểm trở về vị trí ban đầu và lặp lại chuyển động như trước. Chuyển động như thế gọi là chuyển động tuần hoàn với chu kì T.
B. Chuyển động tròn đều có vận tốc không đổi.
C. Trong chuyển động tròn đều, chu kì là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng trên đường tròn.
D. Tần số f của chuyển động tròn đều là đại lượng nghịch đảo của chu kì và chính là số vòng chất điểm đi được trong một giây.
Đáp án đúng là: B.
A - đúng.
B – sai vì chuyển động tròn đều có độ lớn vận tốc (tốc độ) không đổi, hướng vận tốc thay đổi.
C - đúng.
D - đúng.
Câu 4: Chọn câu đúng. Trong các chuyển động tròn đều
A. Cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì lớn hơn thì có tốc độ lớn hơn.
B. Chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
C. Chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn.
D. Với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc nhỏ hơn.
Đáp án đúng là: C.
A, B – sai vì chu kì T=2πω=2πrvT=2πω=2πrv, nên chu kì tỉ lệ nghịch với tốc độ và tốc độ góc.
C - đúng vì T=1fT=1f. Chu kì và tần số có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau.
D – sai vì v=r.ωv=r.ω, với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì tốc độ góc lớn hơn.
Câu 5: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kì T và tần số f là
A. ω=2πT;f=2πωω=2πT;f=2πω.
B. T=2πω;f=2πωT=2πω;f=2πω.
C. T=2πω;ω=2πfT=2πω;ω=2πf.
D. ω=2πf;ω=2πtω=2πf;ω=2πt.
Đáp án đúng là: C.
A, B, D - sai.
C - đúng. T=2πϖ;ϖ=2πfT=2πϖ;ϖ=2πf.
Câu 6: Phương của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều
A. trùng với tiếp tuyến của đường tròn quỹ đạo.
B. trùng với bán kính của đường tròn quỹ đạo.
C. vuông góc với bán kính của đường tròn quỹ đạo.
D. cả A và C.
Đáp án đúng là: D.
Phương của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều:
- trùng với tiếp tuyến của đường tròn quỹ đạo.
- vuông góc với bán kính của đường tròn quỹ đạo.
Câu 7: Công thức tốc độ; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là
A. v=st;φ=θt;v=r.ωv=st;φ=θt;v=r.ω
B. v=θt;φ=st;ϖ=v.rv=θt;φ=st;ϖ=v.r
C. v=st;φ=θt;ω=v.rv=st;φ=θt;ω=v.r
D. v=θt;φ=st;v=r.ωv=θt;φ=st;v=r.ω
Đáp án đúng là: A.
Ta có: v=st;φ=θt;v=r.ωv=st;φ=θt;v=r.ω
Câu 7: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong thời gian 2 s. Hãy xác định chu kì, tần số của chuyển động trên.
A. 0,02 s; 50 Hz.
B. 0,2 s; 5 Hz.
C. 0,02 s; 40 Hz.
D. 0,2 s; 40 Hz.
Đáp án đúng là: A.
Chu kì của vật là: T=ΔtN=2100=0,02sT=∆tN=2100=0,02s
Tần số của vật là: f=1T=10.02=50Hzf=1T=10.02=50Hz.
Câu 8: Một đĩa tròn bán kính 60 cm, quay đều với chu kì là 0,02 s. Tìm tốc độ của một điểm nằm trên vành đĩa.
A. 188,4 m/s.
B. 200 m/s.
C. 150 m/s.
D. 160 m/s.
Đáp án đúng là: A.
Tốc độ góc của vật là: ϖ=2πT=2π0,02ϖ=2πT=2π0,02.
Tốc độ của vật là: v=r.ϖ=8.10−2.1,45.10−4=1,16.10−5m/sv=r.ϖ=8.10-2.1,45.10-4=1,16.10-5m/s.
Câu 9: Một kim đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ góc và tốc độ của điểm đầu kim phút.
A. 1,74 .10-5 rad/s ; 1,74 .10-4 m/s.
B. 1,74 rad/s; 1,74 .10-5 m/s.
C. 1,74 .10-3 rad/s; 1,74 m/s.
D. 1,74 rad/s; 1,74 m/s.
Đáp án đúng là: A.
Chu kì kim phút là T = 3600s
Tốc độ góc của kim phút là: ϖ=2πT=2π3600=1,74.10−3ϖ=2πT=2π3600=1,74.10-3 rad/s.
Tốc độ của kim phút là: v=r.ϖ=10.10−2.1,74.10−3=1,74.10−4m/sv=r.ϖ=10.10-2.1,74.10-3=1,74.10-4m/s
Câu 10: Một kim đồng hồ treo tường có kim giờ dài 8 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ và tốc độ góc của điểm đầu kim giờ.
A. 1,45.10-4 rad/s; 1,16.10-5 m/s.
B. 1,45 rad/s ; 1,16.10-5 m/s
C. 1,45.10-4 rad/s ; 1,16 m/s.
D. 1,45 rad/s; 1,16 m/s.
Đáp án đúng là: A.
Chu kì kim giờ là T = 3600.12 = 43200 s.
Tốc độ góc của kim giờ là ϖ=2πT=2π43200=1,45.10−4ϖ=2πT=2π43200=1,45.10-4 rad/s.
Tốc độ của kim giờ là v=r.ϖ=8.10−2.1,45.10−4=1,16.10−5m/s
434
5
3
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.