Đoạn mở đầu văn bản (“Nói “nữ phóng viên chính hiệu” là bởi “trước đó ở Hà Nội cũng như Sài Gòn người giữ mục phụ nữ

87

Với giải Câu 1 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Đoạn mở đầu văn bản (“Nói “nữ phóng viên chính hiệu” là bởi “trước đó ở Hà Nội cũng như Sài Gòn người giữ mục phụ nữ

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn mở đầu văn bản (“Nói “nữ phóng viên chính hiệu” là bởi “trước đó ở Hà Nội cũng như Sài Gòn người giữ mục phụ nữ hay viết bài về phụ nữ, mặc dù kí tên là “Thị nọ Thị kia” nhưng đều là kí giả có râu”) gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Trước những năm 30 của thế kỉ trước, có rất nhiều toà soạn được mở ra trong quá trình hiện đại hóa, nhưng các nhà báo đều là nam giới. Đoạn mở đầu trong văn bản đã cho thấy hiện tượng cải trang giới tính, khi các nhà báo nam, trong trường hợp muốn viết bài về phụ nữ, phải nhân danh phụ nữ để viết. Phụ nữ không có tiếng nói trong lĩnh vực báo chí. Các vấn đề về phụ nữ lại được nhìn dưới con mắt của đàn ông. Hiện tượng này nói lên sự bất bình đẳng về giới trong đời sống văn hoá, xã hội. Tác giả nhấn mạnh đến tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX nhằm làm nổi bật vai trò tiên phong của Manh Manh nữ sĩ với tư cách là một nữ nhà báo đầu tiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá