Bài tập 1 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

247

Với giải Bài tập 1 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập 1 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 1 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Nữ phóng viên đầu tiên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 66 – 70) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn mở đầu văn bản (“Nói “nữ phóng viên chính hiệu” là bởi “trước đó ở Hà Nội cũng như Sài Gòn người giữ mục phụ nữ hay viết bài về phụ nữ, mặc dù kí tên là “Thị nọ Thị kia” nhưng đều là kí giả có râu”) gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Trước những năm 30 của thế kỉ trước, có rất nhiều toà soạn được mở ra trong quá trình hiện đại hóa, nhưng các nhà báo đều là nam giới. Đoạn mở đầu trong văn bản đã cho thấy hiện tượng cải trang giới tính, khi các nhà báo nam, trong trường hợp muốn viết bài về phụ nữ, phải nhân danh phụ nữ để viết. Phụ nữ không có tiếng nói trong lĩnh vực báo chí. Các vấn đề về phụ nữ lại được nhìn dưới con mắt của đàn ông. Hiện tượng này nói lên sự bất bình đẳng về giới trong đời sống văn hoá, xã hội. Tác giả nhấn mạnh đến tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX nhằm làm nổi bật vai trò tiên phong của Manh Manh nữ sĩ với tư cách là một nữ nhà báo đầu tiên.

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

- Các trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản:

“Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ....nên gọi là Thơ mới”.

“chỉ mong lối Thơ mới được nhiều người để ý đến....các nhà thi sĩ”.

“Đối với những người như chúng tôi đây,...cần ích cho chúng tôi lắm”.

“Chủ nghĩa phụ nữ...trí thức của mình”.

“Đàn bà tân tiến...làm người trong xã hội”.

- Tác giả đã năm lần trích dẫn trực tiếp lời phát biểu của Manh Manh nữ sĩ và năm lần trích dẫn trực tiếp các nhận định, đánh giá của người đương thời về bà. Việc trích dẫn trực tiếp lời nhân vật giúp cho người đọc hình dung một cách rất cụ thể, sống động giọng điệu quyết liệt, cá tính thẳng thắn, tư tưởng mới mẻ, tiên phong của nữ nhà báo. Việc trích dẫn trực tiếp lời nhận định, bình luận về nhân vật giúp làm nổi bật vai trò, tầm ảnh hưởng của bà đến đời sống xã hội. Bằng cách trích dẫn trực tiếp, tác giả tái hiện được một cách chân thực lời ăn tiếng nói của người Việt và bầu không khí đối thoại, tranh biện trong đời sống văn hoá, xã hội thời kì đầu thế kỉ XX.

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu nhận xét về giọng điệu, quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong nhận định sau: “Tại buổi nói chuyện ở Hội Khuyến học Sài Gòn, đề cử toạ trong phòng nhìn thấy diễn giả, bà phải... đứng lên bàn để nói! Vì vậy, trong làng báo Sài Gòn thập niên 1930, ai cũng coi bà như một đồng nghiệp nam”.

Trả lời:

- Trong nhận định, tác giả viết với giọng điệu hài hước, dí dỏm, nhưng ẩn chứa bên trong là sự bất ngờ và thán phục. Những câu văn trong nhận định không chỉ miêu tả hình dáng, mà còn nhấn mạnh hành động táo bạo, thách thức những khuôn mẫu về giới của nhân vật, làm nổi bật vị thế bình đẳng của nhân vật.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 3 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 4 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 5 trang 16, 17 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 6 trang 17, 18 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 7 trang 18, 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Đánh giá

0

0 đánh giá