SBT Ngữ văn 11 Bài tập viết và nói - nghe trang 16, 17 (Cánh diều)

96

Với giải Bài tập viết và nói - nghe trang 16, 17 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Thơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập viết và nói - nghe trang 16, 17 (Cánh diều)

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Để viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ các em cần chú ý những gì?

Trả lời:

1. Đọc kĩ và phân tích các yếu tố hình thức

2. Xác định luận điểm và lựa chọn dẫn chứng

3. Liên hệ, so sánh

4. Sử dụng các từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm

5. Suy nghĩ về giá trị, sự tác động của bài thơ, đoạn thơ đối với người đọc và với chính bản thân.

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đối chiếu với những điểm cần chú ý trong câu hỏi 1, theo em, đoạn trích dưới đây đã tập trung vào điểm nào để nghị luận về bài thơ Đây mùa thu tới

“Đây mùa thu tới còn thuộc về một cảm hứng rất Xuân Diệu: cảm hứng nghiêng về thời gian. Như cái tên gọi của nó, Đây mùa thu tới đã chọn một thời điểm riêng để đến với mùa thu. Ấy là thời điểm giao mùa. Chỉ cần làm một so sánh nhỏ với chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến sẽ thấy rõ hơn cảm hứng này của Xuân Diệu. Trong chùm thơ nổi tiếng của mình, Tam nguyên Yên Đổ viết về một mùa thu đã hoàn toàn định hình [...]. Thi nhân chỉ đi tìm những gì là đặc trưng nhất để vẽ lên bức tranh thu. Nghệ thuật của Nguyễn Khuyến có phần nghiêng về không gian, nghiêng về cái tĩnh. Còn thi sĩ Xuân Diệu thì chờ cái lúc mùa thu từ phương xa về, đáp xuống xứ sở này, dần dần từng bước xâm chiếm toàn bộ thiên nhiên, cây cỏ và con người. Ngòi bút của Xuân Diệu bám từng bước đi của thời gian, nắm bắt cái dáng vẻ, cái trạng thái sự vật đang ngả dần sang thu, đất trời cứ thu dần thu dần để thành thu hẳn. Nghệ thuật của Xuân Diệu, rõ ràng, nghiêng về thời gian, nghiêng về cái động.” (Chu Văn Sơn).

Trả lời:

Đối chiếu với bảng lưu ý trên thì thấy đoạn văn bản trích dẫn liên quan trực tiếp đến điểm chú ý 3. Bên cạnh đó là việc xác định luận điểm – lựa chọn dẫn chứng – sử dụng ngôn từ thích hợp cũng được sử dụng nhuần nhuyễn.

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm các từ, cụm từ thích hợp (chủ đề, nhan đề, nhân vật trữ tình và giọng điệu, cấu tứ) với các chỗ trống sau đây:

Mỗi yếu tố hình thức trong một bài thơ có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ: (1) ........... có tác dụng gợi dẫn về chủ đề của bài thơ, tạo cảm xúc hay đánh thức trường liên tưởng cho người đọc, cũng có khi chỉ là để gây tò mò, thu hút người đọc đến với bài thơ; (2) ............. giúp người đọc nhận thấy được sự vận động và biến đổi trong mạch cảm xúc của bài thơ; (3) ............... có tác dụng đem đến một cách nhìn, một cách cảm thụ về thế giới, qua đó bộc lộ (4) ........... và ý nghĩa của bài thơ.

Trả lời:

(1) nhan đề

(2) cấu tứ

(3) nhân vật trữ tình và giọng điệu

(4) chủ đề

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định cách tổ chức ý trong đoạn văn sau:

(1) Vĩ Dạ trong bài thơ của Hàn Mặc Tử là tín hiệu về cuộc đời trần thế ấm nóng tình người. (2) Và nếu để ý sẽ thấy, vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh được gợi tả ở đây chính là vẻ đẹp trần thế trong cảm hứng lãng mạn. (3) Này nhé, câu thơ thứ hai có từ “nắng”, chữ sau (“nắng mới lên”) bổ sung và giải thích ý nghĩa cho chữ trước (“nắng hàng cau”). (4) Thì ra, Vĩ Dạ đẹp không phải vì nơi đây có cau, có nắng, mà vì cái mới mẻ tinh khôi gần như trinh nguyên của nó. (5) Chữ “mướt” ở câu thứ ba có nghĩa là mượt mà, lại có nghĩa là non tơ, óng chuốt, gây ấn tượng về một vùng cây lá còn lóng lánh sương mai. (6) So sánh màu xanh của vườn tược với “ngọc” là lối nói ước lệ. (7) Nhưng đó cũng là cách nói lí tưởng hoá đối tượng. (8) Thành thử, tuy tả màu xanh, nhưng câu thơ lại thể hiện cảm hứng về một vẻ đẹp trong sáng. (9) Chất thơ của nét vẽ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” được toát lên từ mối quan hệ giữa người và cảnh. Người thấp thoáng, ẩn hiện phía sau cảnh, cảnh gợi ra một vẻ đẹp e lệ, kín đáo. (10) Kín đáo - e ấp, trong sáng – non tơ, tinh khôi – mới mẻ đều là biểu hiện của vẻ đẹp trinh nguyên rất trần thế mà cảm hứng lãng mạn thường gửi gắm qua những bức tranh quê”.

(Theo Lã Nguyên, in trong sách Hàn Mặc Tử – Về tác gia và tác phẩm, Phan Cự Đệ – Nguyễn Toàn Thắng sưu tầm và biên soạn, NXB Giáo dục, 2003)

Trả lời:

Mô hình triển khai ý trong đoạn văn:

tổng: các câu (1) và (2) – phân: từ câu (3) đến câu (9) - hợp: câu (10).

Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích cấu tứ bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều.

Trả lời:

Mở bài

Nêu vấn đề: Vẻ đẹp cấu tứ bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều.

Thân bài

Chỉ ra cách cấu tứ của bài thơ

Ý 1

Ý triển khai thứ nhất: Quan hệ giữa các câu thơ

Ý 2

Ý triển khai thứ hai: Nguyên tắc âm điệu

Y3

Ý triển khai thứ ba: Ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong bài thơ.

Kết bài

Tổng hợp vấn đề: Cấu tứ thơ là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một bài thơ thành công. Một cấu tứ thơ tốt giúp cho bài thơ dễ đọc, dễ hiểu và tác động sâu sắc đến người đọc.

Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn một ý mà em thấy tâm đắc trong dàn ý đã lập ở câu hỏi 5 để viết thành đoạn văn theo mô hình tổng – phân – hợp, có độ dài từ 7 đến 10 câu.

Trả lời:

Bài thơ "Sông Đáy" của Nguyễn Quang Thiều là một tác phẩm thơ đặc sắc với sức hấp dẫn ngôn từ sắc bén và hình ảnh sinh động. Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng từ ngữ một cách tỉ mỉ, tạo ra những hình ảnh sống động về cuộc sống và thiên nhiên. Qua việc sử dụng so sánh và ẩn dụ, ông đã kể một câu chuyện về cuộc sống, về những tư duy sâu xa, và về sự tương quan giữa con người và môi trường xung quanh. Âm thanh và nhịp điệu trong bài thơ tạo nên một bản nhạc riêng, nâng cao sức mạnh của từng từ và ý nghĩa của bài thơ. "Sông Đáy" không chỉ là một bài thơ tuyệt vời về thiên nhiên, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật lôi cuốn, đậm chất người, chất đời.

Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho bài giới thiệu một bài thơ về quê hương mà em tâm đắc nhất.

Trả lời:

Giới thiệu bài thơ Quê hương - Tế Hanh

1. Mở bài:

- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài thơ Quê hương

- Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương đằm thắm, tha thiết của tác giả với quê hương. Mà cụ thể là một làng quê với những con người miền biển tươi sáng, đầy sức sống và khỏe khoắn.

2. Thân bài:

a) Giới thiệu chung về làng quê của tác giả (2 câu thơ đầu).

b) Khung cảnh bức tranh quê hương và nỗi lòng của nhà thơ.

Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá (6 câu thơ tiếp)

- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh: "con tuấn mã"

- Cùng với những động từ mạnh: "phăng, hăng, vượt"

- Tính từ: "mạnh mẽ"

=> Tái hiện lại thật ấn tượng khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Toát lên một bức tranh lao động đầy hứng khởi với sức sống mãnh liệt, một vẻ đẹp hùng tráng nên thơ.

* Cảnh đoàn thuyền trở về bến (8 câu thơ tiếp)

- 4 câu đầu: Miêu tả bức tranh lao động tấp nập, hối hả, đầy ắp niềm vui, niềm hân hoan của những người dân chài đang háo hức thu hoạch những thành quả của mình.

- 4 câu tiếp theo: Miêu tả cảnh người dân chài và con thuyền nằm nghỉ ngơi sau một chuyến ra khơi. Với nghệ thuật nhân hóa "con thuyền" từ một vật vô tri đã trở nên có hồn.

c) Khổ kết: Nói về nỗi lòng của nhà thơ với quê hương. Xa quê đã lâu nên nỗi nhớ càng trở nên da diết, chân thành, mộc mạc và giản dị như được thốt ra từ trái tim với cái "mùi mặn nồng", nhớ những cái quen thuộc, những đặc trưng của thôn quê như một hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương mình. Chỉ có một tâm hồn yêu thương gắn bó thật sâu nặng với người dân làng chài thì nhà thơ mới cảm nhận được tinh tế như thế.

3. Kết bài:

Giọng thơ sôi nổi, tha thiết, mãnh liệt

- Qua đó thấy được tình cảm đằm thắm của tác giả giành cho người dân làng chài ven biển. Một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

I. Bài tập đọc hiểu

II. Bài tập tiếng Việt trang 15, 16

Đánh giá

0

0 đánh giá