Với giải SBT Ngữ Văn 8 bài tâp Viết trang 36 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Sự sống thiêng liêng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
SBT Ngữ Văn 8 bài tập Viết trang 36 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)
III. Viết (trang 36 SBT Ngữ Văn 8)
Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tóm tắt bố cục văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Chọn vấn đề cần trình bày
- Tìm các nguồn tư liệu liên quan như: bài báo, bài nghiên cứu, sách cùng chủ đề và lập danh mục tư liệu tham khảo hoặc các trang web mạng uy tín như .gov, edu, org
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
* Liệt kê các ý kiến đồng tình hay phản đối về đề tài mà em đã chọn dựa vào bảng sau:
Ý kiến |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Đồng tình |
|
|
Phản đối |
|
|
* Sắp xếp các ý tìm được dựa vào sơ đồ sau:
● Mở bài:
+ Nêu vấn đề cần bàn luận.
+ Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận.
● Thân bài:
+ Giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận.
+ Bàn luận
- Trình bày vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận
- Đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
● Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề.
+ Đề xuất giải pháp hoặc nên bài học.
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức cuộc thi viết “Cuộc sống trong mắt tôi”.
- Bài viết thể hiện rõ ý kiến đồng tình hay phản đối với vấn đề cần bàn luận.
- Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục.
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Đề bài: Nghị luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội
Người ta thường nói "Học ăn, học nói, học gói, học mở", đó là một truyền thống đạo lý được ông cha ta dạy từ xưa đến nay. Trong xã hội ngày này, “học nói” chính là học cách phát ngôn trong giao tiếp xã hội. Vậy có thế thấy rằng, việc giao tiếp và học cách phát ngôn có trách nhiệm là vô cùng quan trọng, đó là một trong những kĩ năng sống cơ bản mà chúng ta cần có.
Trước tiên ta phải hiểu giao tiếp xã hội là gì. Đó là tất cả những khái niệm liên quan đến phạm trù truyền tải thông tin giữa người với người trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện trực tiếp, nhắn tin, đăng bài trên mạng xã hội, viết thư điện tử ... Và phát ngôn chính là nội dung của giao tiếp, là cái mà chúng ta muốn truyền tải đến người đọc và người nghe nhằm tác động lên suy nghĩ của họ. Điều này nó gắn với quyền tự do ngôn luận của mỗi người. Phát ngôn có trách nghiệm chính là những phát ngôn chính xác, đảm bảo tính hợp pháp về mặt nội dung cũng như mục đích của người truyền tải. Ví dụ, bạn muốn mọi người theo dõi fanpage của mình, bạn đăng một bài viết về fanpage của mình và kêu gọi mọi người theo dõi và thích, thì đó chính là một phát ngôn có trách nhiệm bởi nó đảm bảo về tính hợp pháp, mục đích của người viết là nhằm kêu gọi mọi người ủng hộ cho fanpage của mình. Hay đơn giản là các trang báo đưa tin về một vụ việc xảy ra, nếu là thông tin thì cần đảm bảo 2 tiêu chí: rõ ràng và đúng sự thật thì đó sẽ là một phát ngôn có trách nhiệm. Hay trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp có trách nhiệm thể hiện qua cách truyền tải thông tin và nội dung của thông tin đến người nghe. Nó phải là một thông tin chính xác và được truyền tải một cách rõ ràng, giúp người nghe có thể nắm bắt được cái mình nói thì nó sẽ tạo lên thành công của phát ngôn.
Phát ngôn có trách nhiệm là như vậy, vậy ý nghĩa của nó là gì? Một là, nó sẽ giúp người phát ngôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ người khác. Phát ngôn có trách nhiệm sẽ đảm bảo tính chân thật, chính xác của thông tin, bồi dưỡng sự tin tưởng cho người nghe. Hai là nó góp phần tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh. Một môi trường làm việc có những phát ngon có trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường làm việc nghiêm túc, con người có điều kiện phát triển, nâng cao trình độ của bạn thân tại đó. Cuối cùng, đây là cơ sở để hình thành một xã hội lành mạnh, con người văn minh.
Mặc dù vậy, trong xã hội ta vẫn thường bắt gặp những người phát ngôn thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội, hay ngoài thực tế. Họ đăng tin, đăng bài viết, lợi dụng mạng xã hội để câu like, view bằng những lời bịa đặt, những bài viết nói xấu, cãi nhau ... ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Hay ngay ngoài xã hội, chúng ta chẳng khó để bắt gặp những ngưoi nói chuyện kèm theo những lời văng tục, chửi bay ... khiến người nghe khó chịu và đánh giá họ kém văn minh giao tiếp. Những người như vậy nên bị phê phán và chúng ta không nên học tập họ.
Trong xã hội, phát ngôn hay giao tiếp đều đóng một vai trò rất quan trọng không chỉ thể hiện nhân cách con người mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Bởi vậy, là một học sinh, em cũng cần phải đưa ra được những phát ngôn có trách nhiệm, đúng sự thật, rõ ràng và minh bạch. Đồng thời cũng cần nên án những hành vi phát ngôn thiếu trách nhiệm, khuyến khích mọi người nên chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, văn minh cho thế hệ mai sau.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.