SBT Ngữ văn 11 Bài tập đọc hiểu Tập 2 (Cánh diều)

195

Với giải Câu 1 trang 3 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Văn bản nghị luận giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập đọc hiểu Tập 2 (Cánh diều)

Tôi có một giấc mơ (Mác-tin Lu-Thơ Kinh)

Câu 1 trang 46 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dòng nào không nêu đúng điều cần phải chú ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận Tôi có một giấc mơ?

A. Tìm hiểu mục đích, ý đồ của người viết văn bản

B. Nhận diện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng

C. Đánh giá vai trò của các yếu tố như kí hiệu, bảng biểu, hình ảnh trong văn bản

D. Xác định ý nghĩa và tác động của văn bản đối với bản thân người đọc.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dòng nào nêu đúng và đầy đủ nhất thực tế đau khổ của người da đen trong phần (1) của văn bản Tôi có một giấc mơ.

A. Không được tự do, bị chia cắt, đói nghèo, bị lưu đày

B. Không được tự do, bị chia cắt, đơn độc, bị thù hận

C. Xiềng xích phân biệt chủng tộc, đói nghèo về vật chất

D. Xiềng xích phân biệt chủng tộc, lưu đày trên quê hương

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả nêu ra hàng loạt các thực tế đó của người da đen nhằm mục đích gì?

A. Giải thích lí do ra đời của bản sắc lệnh quan trọng: Tuyên ngôn Giải phóng con người

B. Giải thích lí do diễn ra một sự kiện được coi như cuộc tuần hành vĩ đại nhất vì hoà bình

C. Phơi bày những góc tối của xã hội Mỹ và tố cáo chính quyền đã để xảy ra tình trạng phân biệt chủng tộc

D. Thể hiện sự đồng cảm với những bất hạnh, đau khổ mà những người da đen đang phải chịu đựng

Trả lời:

Đáp án B

Câu 4 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận định sau đây đúng hay sai: Ở phần (1), tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra những thực tế trái ngược nhau (một trăm năm trước người da đen không được tự do, bị phân biệt chủng tộc – một trăm năm sau, dù đã ra đời bản Tuyên ngôn Giải phóng con người nhưng người da đen vẫn phải sống trên hòn đảo đơn độc của sự đói nghèo), từ đó, khẳng định ý nghĩa của sự kiện được coi như cuộc tuần hành vì hoà bình.

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án B

Câu 5 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “Chúng ta không bao giờ thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Vì sao người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể?

Trả lời:

- Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ:

+ Người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.

+ Người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.

+ Vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử,...

- Tác giả không đưa ra dẫn chứng cụ thể vì lí lẽ mà tác giả nêu ra rất cụ thể, ngay trong ; lí lẽ đã thấy bóng dáng của những dẫn chứng thực tế, vả lại những điều đó cũng khá phổ biến, ai cũng thấy nên có lẽ không cần nêu cụ thể một cá nhân nào, địa điểm, sự kiện nào.

Câu 6 trang 47 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này trong việc thể hiện mục đích, thái độ của người diễn thuyết.

Trả lời:

Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Ví dụ: Một trăm năm sau; Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi..., Tôi có một giấc mơ,...

Tác dụng:

- Tạo ra điệp khúc, khẳng định mục đích nhấn mạnh, thái độ quyết liệt, tình cảm mạnh mẽ của tác giả về những vấn đề muốn thể hiện (thực tế bất công của nạn phân biệt chủng tộc; khát vọng hòa bình, công lí).

- Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tăng tính thuyết phục trong diễn thuyết cho người nói trước đông đảo người nghe.

Câu 7 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Chọn một trong hai luận điểm sau và dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ:

- “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay đã trở thành hiện thực.

- “Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.

Trả lời:

* Luận điểm: ““Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.”

- Lí lẽ:

+ Những người Châu Phi đầu tiên bị bắt làm nô lệ và đưa đến Mỹ 400 năm về trước, và họ đã cam chịu làm nô lệ trong suốt 250 năm trước khi cuộc Nội Chiến kết thúc chế độ này vào năm 1865.

+ Ngay cả khi đã tiến bộ qua học vấn và nỗ lực cá nhân, người Mỹ Da Đen thường xuyên vẫn phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực từ người Mỹ Da Trắng, các nhóm thù hận, nhân viên chính phủ và cảnh sát.

+ Bạo lực dựa trên phân biệt chủng tộc đã lan rộng và bao gồm cả những hành động khủng bố như đánh bom nhà thờ, tấn công người Da Đen khi họ dọn vào các khu vực Da Trắng,...

- Dẫn chứng:

+ Vào năm 1921, một cộng đồng Da Đen thành đạt ở Tulsa, Oklahoma bị đốt thiêu rụi bởi người da trắng được cảnh sát địa phương trang bị vũ khí, và 300 người bị giết chết.

+ Emmett Till, một thiếu niên 14 tuổi đã bị một nhóm đàn ông Da Trắng giết chết sau khi họ đặt ra cáo buộc là Till đã huýt sáo trêu chọc một người phụ nữ Da Trắng.

Câu 8 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Một trong những nguyên nhân khiến nạn phân biệt chủng tộc đến nay vẫn chưa chấm dứt là do còn tồn tại một bộ phận người dân cho rằng mình thông minh hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn những người và dân tộc khác. Bằng hiểu biết của mình, em hãy lập luận để phản bác quan điểm hoặc suy nghĩ trên.

Trả lời:

“Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay khoảng 5.000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản, không có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kĩ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lí và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa (châu u và châu Phi) về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó... Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.

Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh - tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kĩ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ đề vận hành cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là “văn hoá". Chắc hẳn cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỉ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở "chất lượng cuộc sống”, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với người khác, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm. Xét trên nền tảng này. liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những dân tộc sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính “săn bắt hái lượm” và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc 7. Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là "văn minh”, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị huỷ hoại?".

Một thời đại trong thi ca (Trích Hoài Thanh)

Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thời đại thi ca mà Hoài Thanh đề cập trong bài viết của mình diễn ra trong bao lâu?

A. Chín năm

B. Mười năm

C. Mười ba năm

D. Mười lăm năm

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác giả nào trong phong trào Thơ mới không được nhắc đến trong phần một của văn bản Một thời đại trong thi ca (trích)?

A. Hàn Mặc Tử

B. Thế Lữ

C. Nguyễn Bính

D. Xuân Diệu

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Để thuyết phục người đọc về chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, Hoài Thanh đã:

A. nêu thành công của nhiều nhà thơ mới

B. thống kê số lượng lớn các nhà thơ tiêu biểu

C. so sánh các nhà thơ mới và các nhà thơ khác

D. so sánh thời đại thơ mới với thời đại thơ cũ

Trả lời:

Đáp án D

Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Để làm rõ sự khác nhau giữa tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới, tác giả đã lập luận như thế nào?

A. Phân tích bản chất của chữ “tôi” trong các sáng tác thơ ca trước đây và trong các bài thơ của các nhà thơ mới tiêu biểu

B. Lí giải về ý nghĩa của chữ “tôi” trong thơ mới, rồi chứng minh sự khác biệt của chữ “tôi” trong thơ Lý Thái Bạch và thơ Xuân Diệu

C. Làm rõ nội hàm của tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới trong hai chữ “tôi” và “ta”, rồi chứng minh sự khác nhau về chữ “tôi” trong mỗi thời đại

D. Nêu đặc điểm riêng của từng cái “tôi” các nhà thơ mới (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,...) rồi khái quát đặc điểm chung của cái “tôi” thơ mới

Trả lời:

Đáp án C

Câu 5 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Nội dung chính của phần (3) là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào?

Trả lời:

Phần (3) nói về cảm hứng bao trùm của thơ mới và tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới. Luận điểm: Cảm hứng bao trùm của thơ mới là nỗi buồn và tình yêu quê hương của các nhà thơ mới được gửi gắm trong tình yêu tiếng Việt.

Câu 6 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong các câu văn sau ở cuối phần (3): “Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.”.

Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.

Chưa bao giờ như bây giờ, họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.”.

Trả lời:

- Ở cuối phần (3), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cú pháp: Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu...; Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy...; Chưa bao giờ như bây giờ, họ thấy…

- Tác dụng: Biện pháp này vừa giúp tác giả nhấn mạnh đặc điểm riêng trong tâm hồn các nhà thơ mới, vừa làm rõ các khía cạnh cụ thể, phong phú trong nhận thức và tình cảm của các nhà thơ mới đối với đất nước, dân tộc, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những đồng cảm của người viết với các thi nhân. Biện pháp trên còn tạo nhịp điệu cho câu văn, góp phần tạo nên tính hấp dẫn của văn bản về phương diện ngôn ngữ.

Câu 7 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì?

“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”.

Trả lời:

- Đoạn văn cho thấy sự kết hợp của các phương thức thuyết minh và biểu cảm.

- Tác dụng: vừa thuyết minh về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới vừa biểu lộ nhận định, đánh giá và sự thấu cảm của nhà phê bình văn học với các nhà thơ.

Câu 8 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn:

“Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”.

Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về:

- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh?

- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945?

Trả lời:

Đoạn văn bản “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” cho thấy:

- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh: giàu hình ảnh và chất thơ; câu văn có nhịp điệu, được tạo nên bởi những cấu trúc tương xứng lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 là một phong trào thơ ca phong phú về nội dung cảm xúc và đa dạng về cá tính sáng tạo. Đó là một trào lưu văn học với nhiều nhà thơ nổi tiếng.

Lại đọc chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh)

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Ở phần (1) của văn bản, câu “Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng” có chức năng gì?

A. Nêu luận đề cho bài viết

B. Nêu luận điểm của đoạn

C. Nêu lí lẽ làm rõ luận điểm

D. Nêu dẫn chứng

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phần (1) cho thấy tác giả đã lập luận theo hướng nào?

A. Từ khái quát đến cụ thể

B. Từ cụ thể đến khái quát

C. Tổng – phân – hợp

D. So sánh tầng bậc

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những nội dung phân tích cụ thể ở phần (2) đã làm sáng tỏ nhận định nào được tác giả nêu ra ở phần (1)?

A. Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, luôn thể hiện cái “ngông” của mình bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc

B. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân chỉ toàn là những những linh hồn đẹp còn sót lại của một thời đã qua, nay chỉ còn “vang bóng”

C. Ở thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, những kẻ tiểu nhân phàm tục rất nhiều, đầy rẫy trong thiên hạ

D. Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, có loại người tài hoa nghệ sĩ, họ có nhân cách và “thiên lương”.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phương án nào sau đây cho thấy tác giả đã sử dụng phép lập luận tăng tiến để thuyết phục người đọc về vẻ đẹp nhân cách và sự khác thường, độc đáo của các nhân vật trong truyện?

A. Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ

B. Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc tục tằn, của “thiên lương” đối với tội ác

C. Phân tích Chữ người tử tù, chẳng những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ngợi ca cái biết sợ của những nhân vật này nữa

D. Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)

Trả lời:

Đáp án C

Câu 5 trang 50 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau:

“Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đây là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quý sứ.”.

Trả lời:

Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”.

=> Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt.

Câu 6 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Ngôn ngữ nghị luận ở phần (3) có đặc điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

Trong phần 3 này, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, nhưng đồng thời cũng rõ ràng, dứt khoát, khẳng định được ý kiến của người viết.

Câu 7 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Vì sao?

“Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn.”.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì trong cuộc sống, người ta vẫn luôn coi cái cúi đầu trước cường quyền, trước đồng tiền là những cái cúi đầu khiến chúng ta trở nên thấp hèn, đê tiện. Thế nhưng, cũng có những cái cùi đầu làm cho con người ta bỗng trở nên cao cả. Đó là những cái cúi đầu trước các đẹp, cái tốt. Ví dụ như cái cúi đầu của viên quản ngục trong Chữ người tử tù. Cái cúi lạy của ông ta không mang hàm ý xiểm nịnh, nịnh nọt. Nó là cái cúi đầu xuất phát từ cái tâm, từ lòng mến mộ tài năng, con người Huấn Cao. Đó là sự tôn trọng dành cho cái đẹp và cái cúi đầu đó trở nên ý nghĩa hơn, cao cả hơn.

Câu 8 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) bình luận về một bài học mà em rút ra được sau khi học truyện Chữ người tử tù.

Trả lời:

“Chữ người tử tù” là một câu chuyện đầy cảm xúc về tràn ngập tính nhân văn của những con người trong ngục tù tăm tối. Đối với Huân Cao - người có tài viết chữ đẹp nhưng vì chống lại triều đình mà bị lãnh án tử hình, ông còn được miêu tả là một người tài năng hơn người, sở hữu một tấm lòng trong sáng và cao thượng. Dù phải đối diện với cái chết nhưng ông vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái hiên ngang. Điều đặc biệt hơn nữa là con người ấy còn có một thiên lương trong sáng mà không phải ai trên đời ông cũng cho chữ. Ông chỉ tin tưởng và coi trọng ba người bạn tri kỉ trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục, ông đã mỉm cười cho quản ngục chữ. Điều đó cho thấy ông là người trân trọng người tài, trân trọng cái đẹp. Qua câu chuyện, em có thể rút ra trong mình bài học về nghệ thuật và phẩm chất con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và tình cảm. Và cái đẹp luôn phải gắn kết với cái thiện, không thể tách rời. Cái đẹp không chỉ có ở những nơi đẹp đẽ nhất mà nó còn tồn tại trong những môi trường xấu xa và tàn ác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nó sẽ suy tàn, mà ngược lại, nó sẽ trở nên sáng tỏ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể chinh phục được trái tim con người, giúp con người trở nên tốt đẹp hơn và cao hơn trong cuộc sống.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

II. Bài tập tiếng Việt trang 51, 52

III. Bài tập viết và nói - nghe trang 52, 53, 54, 55, 56, 57

Đánh giá

0

0 đánh giá