Bố cục Bài ca ngất ngưởng (kết nối tri thức) CHÍNH XÁC NHẤT

250

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn lớp 11 bộ Kết nối tri thức chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Bài ca ngất ngưởng (kết nối tri thức) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Bài ca ngất ngưởng (Kết nối tri thức) Ngữ văn 11

 

Bố cục Bài ca ngất ngưởng

- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan.

- Phần 2 (10 câu thơ tiếp): Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu.

- Phần 3 (còn lại): Quãng đời khi cáo quan về hưu.

Bố cục Bài ca ngất ngưởng (Kết nối tri thức) chính xác nhất (ảnh 1)

 

 

Nội dung chính Bài ca ngất ngưởng

Bài ca ngất ngưởng cho thấy lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế. Ông dám thể hiện cái tôi cá tính của mình một cách mạnh mẽ.

 

 

Ý nghĩa nhan đề Bài ca ngất ngưởng

- Từ ngất ngưởng: thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã, tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.

⇨ Thể hiện cái dáng vẻ của một tinh thần ngạo nghễ, tự coi mình, hơn người, trên thiên hạ. Đây cũng là tư thế chung của toàn bài. Từ đó khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưỡng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của xã hội phong kiến.

Giá trị nội dung Bài ca ngất ngưởng

  • Qua thái độ Ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời.
  • Đồng thời, bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình: tài năng, địa vị, phẩm chất - một con người toàn tài với những giá trị mà không phải ai cũng có được.

Giá trị nghệ thuật Bài ca ngất ngưởng

  • Đây là tác phẩm được viết theo thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng, đặc biệt là tự do về vần, nhịp thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
  • Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày

=> Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng

Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 1

Nguyễn Công Trứ với lối sống ngất ngưởng, tự nhận trong vũ trụ mọi việc đều là phận sự của ta. Coi vệc làm quan là đã vào lồng. Là một người văn võ toàn tài. Từ tài thao lược đến tài văn chương, từng giữ nhiều chức lớn ở triều đình. Ngất ngưởng cả khi còn đương chức ở triều đình và khi đã về hưu. Khi về hưu cưỡi bò vàng đeo đạc ngựa đi khắp chốn, lên núi lại mang theo cô hầu, uống rượu, ca hát, coi việc được mất khen chê chỉ như ngọn gió đông mà thôi. Tự đắc với lối sống của mình. Tuy nhiên dù ngất ngưởng nhưng ông vẫn luôn đặt chữ trung lên hàng đầu.

Tóm tắt Bài ca ngất ngưởng - Mẫu 2

Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể hát nói để gửi gắm những nỗi lòng, tâm sự của tác giả về cuộc đời làm quan; khẳng định bản lĩnh cũng như triết lí sống đầy nhân văn. Bài hát nói thể hiện phong cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, thể hiện bản lĩnh cá nhân, phong thái của riêng ông trước cuộc sống.

Bố cục Bài ca ngất ngưởng (Kết nối tri thức) chính xác nhất (ảnh 1)

 

Đọc tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Độ môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

 

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Bố cục Ca nhạc ở Miệt Vườn

Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bố cục Cộng đồng và cá thể

Bố cục “Làm việc” cũng là “làm người”

 

Đánh giá

0

0 đánh giá