Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Kết nối tri thức) CHÍNH XÁC NHẤT

318

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 11 bộ Kết nối tri thức chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Kết nối tri thức) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Kết nối tri thức) Ngữ văn 11

 

Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Lung khởi (Từ đầu đến ...tiếng vang như mõ): Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (Tiếp theo đến ...tàu đồng súng nổ): Hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (Tiếp theo đến ...cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

- Kết (Còn lại): Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

 

Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Kết nối tri thức) chính xác nhất (ảnh 1)

 

Nội dung chính Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dẫn nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

 

Ý nghĩa nhan đề Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tác phẩm là tiếng nói yêu nước của tác giả, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân lần đầu đi vào văn chương với hình tượng người anh hùng.

 

Giá trị nội dung Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dẫn nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

Giá trị nghệ thuật Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc.

- Lời văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh.

- Thủ pháp liệt kê, đối lập,...

Tóm tắt Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Bố cục Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Kết nối tri thức) chính xác nhất (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Hỡi ôi !

Súng giặc đất rền ; lòng dân trời tỏ.

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao ; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa :

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm ; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa ; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay!

Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh ; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn ; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nài sắm dao tu, nón gõ.

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không ; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh ; bọn hè trước, lũ sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Ôi!

Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.

Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.

Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng ; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luy nhỏ.

Chẳng phải án cướp án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vốn không giữ thành giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng :

Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta ; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương ; vì ai xui đồn luỹ tan tành, xiêu mưa ngã gió.

Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chỉ ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng

thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man dị rất khổ.

Ôi thôi thôi!

Chùa Tông Thạnh năm canh ung đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.

Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Ôi!

Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ

Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.

Thác mà trả nước non rồi nọ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia ; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành

rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân ; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ôi thương thay!

Có linh xin hưởng.

 

 

 

 

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bố cục Bài ca ngất ngưởng

Bố cục Cộng đồng và cá thể

Bố cục “Làm việc” cũng là “làm người”

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá