Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 11 trang 93 Tập 2 (Kết nối tri thức)

326

Với soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 11 trang 93 Tập 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Văn 11.

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 11 trang 93 Tập 2 (Kết nối tri thức)

Văn bản văn học có nhiều chủ đề

Thực tế văn học cho thấy, không hiếm văn bản cùng lúc thể hiện nhiều chủ đề và các chủ đề này được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Xét mức độ biểu hiện đậm hay nhạt, mạnh hay yếu của chủ đề thông qua toàn bộ thế giới nghệ thuật được miêu tả, có thể nói đến chủ đề chính và chủ đề phụ (việc xác định đâu là chủ đề chính, là chủ đề phụ nhiều khi phụ thuộc vào sự tiếp nhận khác nhau của người đọc chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý của tác giả). Xét tính chất của những điều được biểu hiện, có thể nói đến chủ đề đặc thù dân tộc hay chủ đề phổ quát nhân loại.

Chính sự đa dạng về chủ đề khiến văn bản trở nên đa nghĩa, đáp ứng được sự đón đợi của nhiều loại độc giả khác nhau và mỗi người có thể tìm thấy ở văn bản một điều tâm đắc riêng. Mặc dù thể hiện nhiều chủ đề, tính thống nhất, trọn vẹn của văn bản vẫn luôn được nhà văn xem là đích cần hướng tới và điều này không có gì mâu thuẫn, bởi tự các chủ đề soi sáng, bổ sung cho nhau để cùng tạo nên một tác động mạnh mẽ, mang tính tổng hợp đối với người tiếp nhận.

Một số cách giải thích nghĩa của từ

Có nhiều cách giải thích nghĩa của từ tuỳ vào ngữ cảnh cụ thể và vào đặc điểm, tính chất của từ được giải thích (từ vay mượn, từ địa phương, từ cổ,...). Sau đây là một số cách cơ bản và thông dụng:

- Giải thích bằng hình thức trực quan: chỉ vào sự vật hay hiện tượng tồn tại trong thực tế vốn được gọi tên bằng từ đó (cũng có thể chỉ vào hình ảnh đại diện của sự vật được ghi nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ như tranh, ảnh,...).

- Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Theo cách này, không chỉ nghĩa của các từ chỉ sự vật, hiện tượng quan sát được mà cả nghĩa của những từ biểu thị trạng thái tinh thần hay kết quả hoạt động tư duy của con người đều có thể được làm sáng tỏ.

- Giải thích bằng cách nêu lên từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, theo quy ước ngầm rằng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa đó đã được người tiếp nhận biết đến.

- Giải thích bằng cách làm rõ nghĩa từng yếu tố trogn từ được giải thích (đối với đa số từ ghép), sau đó nêu nghĩa chung của từ.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Thực hành đọc: Ca nhạc ở Miệt Vườn

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn bài Cộng đồng và cá thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110

Đánh giá

0

0 đánh giá