Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

(Câu hỏi 4, SGK) Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8

80

Với giải chi tiết Câu 5 trang 56 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

(Câu hỏi 4, SGK) Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8

Câu 5 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:

a) Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?

b) Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu những truyện này.

Trả lời:

a) Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

- Quang Trung đại phá quân Thanh: Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc. Quang Trung đã rút ra kết luận rồi bắt đầu lên kế hoạch cho từng bước chiến đấu của quân ta. Ông đã kiên quyết mà khẳng định chắc chắn với toàn thể quân và đan rằng sẽ lấy lại thành Thăng Long trong vòng mười ngày. Đúng như lời đã nói, Quang Trung đã tạo nên một chiến thắng thật hào hùng, vang dội trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Sau chiến thắng của ông, vua Lê Chiêu Thống đã cùng triều thần bỏ chạy sang phương Bắc.

- Đánh nhau với cối xay gió: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki - hô - tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

- Bên bờ Thiên Mạc: Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử giống nhau ở việc nội dung đều liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Truyện cũng được nhà văn văn viết hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo nhằm tăng tính sinh động cho câu chuyện.

b) * Đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử:

- Bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.

- Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật,... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

- Có hai dạng cốt truyện là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

* Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

- Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

- Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

- Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

Đánh giá

0

0 đánh giá