Toptailieu.vn xin giới thiệu Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8
A. Lý thuyết Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
1. Xác suất thực nghiệm của một biến cố
Giả sử trong n lần thực nghiệm hoặc n lần theo dõi (quan sát) một hiện tượng ta thấy biến cố E xảy ra k lần. Khi đó xác suất thực nghiệm của biến cố E bằng , tức là bằng tỉ số giữa số lần xuất hiện của biến cố E và số lần thực hiện thực nghiệm hoặc theo dõi hiện tượng đó.
Ví dụ: Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần. Kết quả thu được như sau:
Số chấm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Số lần |
2 |
4 |
5 |
3 |
2 |
4 |
Gọi A là biến cố “Nam gieo được số chấm lớn hơn 3”. Số chấm lớn hơn 3 là 4, 5 và 6 với số lần gieo được lần lượt là 3, 2 và 4. Khi đó số biến cố A xảy ra là: 3 + 2 + 4 = 9 (lần)
Vậy xác suất thực nghiệm của biến cố A là .
2. Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất
Xác suất của biến cố E được ước lượng bằng xác suất thực nghiệm của E:
Trong đó n là số lần thực nghiệm hay theo dõi một hiện tượng, k là số lần biến cố E xảy ra.
Ví dụ: Trong 240 000 trẻ sơ sinh chào đời người ta có 123 120 bé trai.
Số bé gái chào đời là: 240 000 – 123 120 =116 880
Xác suất của biến cố “Trẻ sơ sinh là bé gái” là:
Vậy xác suất trẻ sơ sinh là bé gái được ước lượng là 48,7%
Sơ đồ tư duy Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
B. Bài tập Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
Đang cập nhật...
Xem thêm các bộ Lý thuyết Toán 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số
Lý thuyết Bài 33: Hai tam giác đồng dạng
Lý thuyết Bài 34: Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Lý thuyết Bài 35: Định lí Pythagore và ứng dụng
Lý thuyết Bài 36: Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.