Khoảng cách (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

464

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Khoảng cách (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Toán 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán.

Mời các bạn đón xem:

Khoảng cách (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Khoảng cách

I. KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM ĐẾN MỘT ĐƯỜNG THẲNG, ĐẾN MỘT MẶT PHẲNG

1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

    Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

    Khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng Δ là khoảng cách giữa hai điểm M và H trong đó H là hình chiếu của điểm M trên đường thẳng Δ.

2. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

    Chuyên đề Toán lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Toán 11 có đáp án

    Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) là khoảng cách giữa hai điểm M và H trong đó H là hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P).

II. KHOẢNG CÁCH GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG, GIỮA HAI MẶT PHẲNG SONG SONG.

1. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song

     (ảnh 2)

    Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ một điểm nào đó của a đến mặt phẳng (P).

2. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song

     (ảnh 3)

    Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

III. KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU

1. Giả sử a và b là hai đường thẳng chéo nhau và a ⊥ b

     (ảnh 4)

- Ta dựng mặt phẳng (α) chứa a và vuông góc với b tại B.

- Trong (α) dựng BA ⊥ (α) tại A, ta được độ dài đoạn AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b.

2. Giả sử a và b là hai đường thẳng chéo nhau nhưng không vuông góc với nhau

Cách 1

     (ảnh 5)

    + Ta dựng mặt phẳng (α) chứa a và song song với b.

    + Lấy một điểm M tùy ý trên b, dựng MM’ ⊥ (α) tại M’.

    + Từ M’ dựng b’ // b cắt a tại A.

    + Từ A dựng AB // MM’ cắt b tại B, độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b.

Cách 2

 (ảnh 1)

   + Ta dựng mặt phẳng (α) ⊥ a tại O, (α) cắt b tại I.

    + Dựng hình chiếu vuông góc của b là b’ trên mặt phẳng (α).

    + Trong mặt phẳng (α), vẽ OH ⊥ b’, H ∈ b’.

    + Từ H dựng đường thẳng song song với a và cắt b tại B.

    + Từ B dựng đường thẳng song song với OH cắt a tại A.

    + Độ dài đoạn thẳng AB là khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b.

B. Bài tập Khoảng cách

Câu 1: Cho hình chóp tam giác S.ABC với SA vuông góc với ABC và SA = 3a. Diện tích tam giác ABC bằng 2a2,BC=a. Khoảng cách từ S đến BC bằng bao nhiêu?

A. 2a

B.  4a

C.  3a

D. 5a

Đáp án: D

Câu 2: Cho hình chóp S.ABCD trong đó SA,AB,BC đôi một vuông góc và SA=AB=BC=1. Khoảng cách giữa hai điểm S và C nhận giá trị nào trong các giá trị sau ?

A. 2.

B. 3.

C. 2.

D. 32.

Đáp án: B

Câu 3: Cho hình chóp A.BCD có cạnh ACBCD và BCD là tam giác đều cạnh bằng a. Biết AC=a2 và M là trung điểm của BD. Khoảng cách từ C đến đường thẳng AM bằng

A. a75.

B. a47.

C. a611.

Da23.

Đáp án: C

Câu 4: Trong mặt phẳng P cho tam giác đều ABC cạnh a. Trên tia Ax vuông góc với mặt phẳng P lấy điểm S sao cho SA= a . Khoảng cách từ A đến SBC bằng        

A. a5.

B. 2a.

C. a217.

D. a3.

Đáp án: C

Câu 5: Cho tứ diện SABC trong đo SA, SB, SC vuông góc với nhau từng đôi một và SA=3aSB=a,SC=2a. Khoảng cách từ A đến đường thẳng BC bằng:

A. 3a22

B. 7a55

C. 8a33

D. 5a66

Đáp án: B

 Câu 6:  Cho hình chóp S.ABCD có SA ABCD, mặt đáy ABCD là hình thang vuông có chiều cao AB=a. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tính khoảng cách giữa đường thẳng IJ và SAD.

A. a22

B. a33

C. a2

D. a3

Đáp án: C

Câu 7: Cho hình thang vuông ABCD vuông ở A và D, AD= 2a .Trên đường thẳng vuông góc với ABCD tại D lấy điểm S với SD=a2. Tính khoảng cách giữa DC và SAB.

A. 2a3

B. a2

C. a2.

D. a33

Đáp án: A

Câu 8: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng a. Khi đó khoảng cách giữa đường thẳng AB và mặt phẳng (SCD) bằng

A. a62

B. a64

C. 2a69

D. a63

Đáp án: D

Câu 9: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Khi đó, khoảng cách giữa đường thẳng BD và mặt phẳng (CB'D') bằng

A. a22

B. 2a33

C. a33

D. a63

Đáp án: C

Câu 10: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm I với AB=2a3;BC=2a. Biết chân đường cao H hạ từ đỉnh S xuống đáy ABCD trùng với trung điểm đoạn DI và SB hợp với mặt phẳng đáy ABCD một góc 60.  Khoảng cách từ D đến SBC tính theo a bằng 

A. a155

B. 2a155

C. 4a155

D. 3a155

Đáp án: C

Câu 11: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, AB=a, AC=2a, SA vuông góc với mặt phẳng ABCD, SC tạo với mặt phẳng SAB một góc 30. Gọi M là một điểm trên cạnh AB sao cho BM=3MA. Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng SCM là

A. 34a51.

B. 234a51.

C. 334a51.

D. 434a51.

Đáp án: B

Câu 12: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Gọi M, N và  P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,AD và DC. Gọi H là giao điểm của CN và DM, biết SH vuông góc ABCD, SH=a3. Khoảng cách từ điểm C đến mặt phẳng SBP tính theo a bằng

A. a24

B. a32

C. a34

D. a22

Đáp án: C

Câu 13: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân có hai đường chéo AC, BD vuông góc với nhau, AD=2a2;BC=a2. Hai mặt phẳng SAC và SBD cùng vuông góc với mặt đáy ABCD. Góc giữa hai mặt phẳng SCD và ABCD bằng 60. Khoảng cách từ M là trung điểm đoạn AB đến mặt phẳng SCD là

A. a152

Ba1520

C. 3a1520

D. 9a1520

Đáp án: D

Câu 14: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây?

A. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm M bất kỳ trên mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

B. Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau và vuông góc với nhau thì đường vuông góc chung của chúng nằm trong mặt phẳng (a) chứa đường này và (a) vuông góc với đường kia.

C. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là khoảng cách từ một điểm M thuộc (a) chứa a và song song với b đến một điểm N bất kì trên b.

D. Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (a) song song với a là khoảng cách từ một điểm A bất kì thuộc a tới mặt phẳng (a)

Đáp án: A

Câu 15: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau thì vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia

B. Một đường thẳng là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau nếu nó vuông góc với cả hai đường thẳng đó

C. Đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau thì nằm trong mặt phẳng chứa đường thẳng này và vuông góc với đường thẳng kia

D. Một đường thẳng là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau nếu nó cắt cả hai đường thẳng đó.

Đáp án: D

Câu 16: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau và vuông góc với nhau thì đường thẳng vuông góc chung của chúng nằm trong mặt phẳng (P) chứa đường thẳng này và vuông góc với đường thẳng kia.

B. Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ một điểm A bất kỳ thuộc a tới mp(P).

C. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là khoảng cách từ một điểm M thuộc mặt phẳng (P) chứa a và song song với b đến một điểm N bất kỳ trên b.

D. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm M bất kỳ trên mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

Đáp án: C

Câu 17: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác vuông tại S, hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng ABCD là điểm H thuộc cạnh AD sao cho HA=3HD. Gọi M là trung điểm của cạnh  AB .Biết rằng SA=23a và đường thẳng SC tạo với mặt đáy một góc 30. Khoảng cách từ M đến mặt phẳng SBC tính theo a bằng

A. 266a11

B. 11a66

C. 266a11

D. 66a11

Đáp án: D

Câu 18: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Khoảng cách từ A đến (B'CD') bằng

A. a22

B. a33

C. 2a33

D. a63

Đáp án: C

Câu 19: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A với AB=a. Mặt bên chứa BC của hình chóp vuông góc với mặt đáy, hai mặt bên còn lại đều tạo với mặt đáy một góc 45. Tính khoảng cách từ điểm S đến mặt phẳng đáy (ABC).

A. a2

B. a22

C. a32

D. 3a2

Đáp án: A

Câu 20: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh bên bằng b, cạnh đáy bằng d, với d<b3. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định bên dưới.

A. dS,(ABC)=b212d2

B. dS,(ABC)=b2d2

C. dS,(ABC)=b213d2

D. dS,(ABC)=b2+d2

Đáp án: C

Câu 21: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, SA vuông góc với đáy ABCD. Gọi K, H theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của A và O lên SD. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. Đoạn vuông góc chung của AC và SD là AK

B. Đoạn vuông góc chung của AC và SD là CD

C. Đoạn vuông góc chung của AC và SD là OH

D. Các khẳng định trên đều sai

Đáp án: D

Câu 22: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Tính khoảng cách giữa AB và CD.

A. a32

B. a23

C. a22

D.  a33

Đáp án: C

Câu 23: Cho hình chóp S.ABCD có SAABCD, đáy ABCD là hình chữ nhật với AC=a5 và BC=a2. Tính khoảng cách giữa SD và BC.

A. 3a4

B. 2a3

C. a32

D. a3

Đáp án: D

Câu 24: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng aKhoảng cách giữa BB' và AC bằng:

A. a2

B. a3

C. a22

D. a33

Đáp án: C

Câu 25: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng 1 (đvdt). Khoảng cách giữa AA' và BD' bằng:

A. 33

B. 22

C. 225

D. 357

Đáp án: B

Câu 26: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a. Khoảng cách giữa hai cạnh đối AB và CD bằng

A. a22

B. a32

C. a2

D. a3

Đáp án: A

Câu 27: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và đường cao SO=a33. Khoảng cách từ điểm O đến cạnh bên SA bằng

A. a6

B. a66

C. a3

D. a33

Đáp án: B

Câu 28: Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1 cạnh bằng a. Gọi M là trung điểm của AD. Khoảng cách từ A1 đến mặt phẳng C1D1M bằng bao nhiêu?

A. 2a5

B. 2a6

C. 12a

D. a

Đáp án: A

Câu 29: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng cạnh bên bằng 3a. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng ABC bằng:

A.  4a

B.  3a

C.  a

D.  2a

Đáp án: C

Câu 30: Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A'B'C'D' có cạnh đáy bằng a. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của AD,DC,A'D'. Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng MNP và ACC'.

A. a33

B. a4

C. a3

D. a24

Đáp án: D

Câu 31: Cho hình chóp S. ABCD có SA ⊥ (ABCD) ; SA = 2a, ABCD là hình vuông cạnh bằng a. Gọi O là tâm của ABCD, tính khoảng cách từ O đến SC.

 (ảnh 9)

Đáp án: A

Câu 32: Hình chóp đều S.ABC có cạnh đáy bằng 3a cạnh bên bằng 2a. Khoảng cách từ S đến (ABC) bằng :

A. 2a                 

B. a√3                  

C. a                 

D. a√5

Đáp án: C

Câu 33: Cho hình chóp S.ABC trong đó SA; AB; BC vuông góc với nhau từng đôi một. Biết SA = a√3, AB = a√3 . Khoảng cách từ A đến (SBC) bằng:

 (ảnh 8)

Đáp án: A

Câu 34: Cho hình chóp S.ABCD có SA ⊥ (ABCD) đáy ABCD là hình chữ nhật. Biết AD = 2a; SA = a . Khoảng cách từ B đến (SCD) bằng:

 (ảnh 7)

Đáp án: C

Câu 35: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Khoảng cách từ đỉnh A của hình lập phương đó đến đường thẳng CD’ bằng

 (ảnh 6)

Đáp án: B

Đánh giá

0

0 đánh giá