Toán 11 Bài 5: Khoảng cách | Giải Toán lớp 11

414

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 11 Bài 5: Khoảng cách chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về khoảng cách lớp 11.

Giải bài tập Toán 11 Bài 5: Khoảng cách

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi 1 trang 115 SGK Hình học 11: Cho điểm O và đường thẳng a. Chứng minh rằng khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a là bé nhất so với các khoảng cách từ O đến một điểm bất kì của đường thẳng a.
Phương pháp giải:
Dựa vào mối quan hệ đường xiên và đường vuông góc.

Lời giải:

Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a là OH (H là hình chiếu vuông góc của O trên a)

Dựa vào quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc ⇒ khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a là bé nhất so với các khoảng cách từ O đến một điểm bất kì của đường thẳng a.

Câu hỏi 2 trang 115 SGK Hình học 11: Cho điểm O và mặt phẳng (α). Chứng minh rằng khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (α) là bé nhất so với các khoảng cách từ O tới một điểm bất kì của mặt phẳng (α).

Phương pháp giải:

Sử dụng mối quan hệ giữa các cạnh trong tam giác vuông.

Lời giải:

Gọi H là hình chiếu của O lên mặt phẳng (α)OH= khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (α)

M là điểm bất kì thuộc mặt phẳng (α).

Tam giác OMH vuông tại H nên OH<OM.

Vậy khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (α) là bé nhất so với các khoảng cách từ O tới một điểm bất kì của mặt phẳng (α).

Câu hỏi 3 trang 116 SGK Hình học 11: Cho đường thẳng asongsongvimtphng\((α). Chứng minh rằng khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (α) là bé nhất so với khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc a tới một điểm bất kì thuộc mặt phẳng (α).

Phương pháp giải:

- Sử dụng lý thuyết: Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song bằng khoảng các từ một điểm thuộc đường thẳng đến mặt phẳng.

- Sử dụng kết quả từ Câu hỏi 2 trang 115 SGK Hình Học 11. 

Lời giải:

Lấy điểm Aa,A là hình chiếu của A trên mặt phẳng (α)AA= khoảng cách từ A đến mặt phẳng (α).

Mà khoảng cách từ A đến mặt phẳng (α) là bé nhất so với các khoảng cách từ A tới một điểm bất kì của mặt phẳng (α).

Vậy khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (α) là bé nhất so với khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc a tới một điểm bất kì thuộc mặt phẳng (α).

Câu hỏi 4 trang 116 SGK Hình học 11: Cho hai mặt phẳng (α) và (β). Chứng minh rằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (α) và (β) là nhỏ nhất trong các khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này tới một điểm bất kì của mặt phẳng kia.

Phương pháp giải:

- Sử dụng lý thuyết: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song bằng khoảng cách từ một điểm thuộc mặt phẳng này đến mặt phẳng kia.

- Sử dụng kết quả có được ở Câu hỏi 2 trang 115 SGK Hình Học 11. 

Lời giải:

Hai mặt phẳng song song (α) và (β) nên có 1 đường thằng a(α) và a//(β)

⇒ Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (β) là bé nhất so với khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc a tới một điểm bất kì thuộc mặt phẳng (β).

Vậy khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (α) và (β) là nhỏ nhất trong các khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này tới một điểm bất kì của mặt phẳng kia.

Câu hỏi 5 trang 116 SGK Hình học 11: Cho tứ diện đều ABCD. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của cạnh BC và AD. Chứng minh rằng: MNBC và MNAD (h.3.42)

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất của tứ diện đều và các tam giác đều trong hình, kết hợp tính chất đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Lời giải:

Tứ diện đều ABCD nên các mặt của tứ diện là các tam giác đều bằng nhau

NB=NC vì là trung tuyến của hai tam giác đều bằng nhau

ΔBNC cân tại N

NM là đường trung tuyến của tam giác cân BNC

MNBC

Lại có: Các tam giác ABD,ACD đều nên CNAD và BNAD.

Từ đó AD(BNC) hay ADMN.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Câu hỏi 6 trang 118 SGK Hình học 11: Chứng minh rằng khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau là bé nhất so với khoảng cách giữa hai điểm bất kì lần lượt nằm trên hai đường thẳng ấy.
Phương pháp giải:

- Sử dụng lý thuyết: hoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một trong hai đường thẳng đó đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại.

- Sử dụng Câu 3 trang 116 SGK Hình Học 11.

Lời giải:

Ta có: Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một trong hai đường thẳng đó đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại.

Mà khoảng cách từ đường thẳng a song song với mặt phẳng (α) là bé nhất so với khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc a đến (α) nên ta có điều phải chứng minh.

Bài tập trang 119, 120 SGK Toán 11

Bài 1 trang 119 sgk Hình học 11: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

a) Đường thẳng  là đường thẳng vuông góc chung của hai đường thẳng a và b nếu  vuông góc với a và  vuông góc với b;

b) Gọi (P) là mặt phẳng song song với cả hai đường thẳng a,b chéo nhau. Khi đó đường vuông góc chung  của a và b luôn luôn vuông góc với (P);

c) Gọi  là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a và b thì  là giao tuyến của hai mặt phẳng (a,) và (b,);

d) Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Đường thẳng nào đi qua một điểm M trên a đồng thời cắt b tại N và vuông góc với b thì đó là đường vuông góc chung của a và b;

e) Đường vuông góc chung  của hai đường thẳng chéo nhau a và b nằm trong mặt phẳng chứa đường này và vuông góc với đường kia.

Phương pháp giải:

Xét tính đúng sai của từng mệnh đề (có thể vẽ hình để có cái nhìn trực quan hơn).

Lời giải:

a) Sai vì thiếu điều kiện Δ cắt cả a và b.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Sai vì thiếu điều kiện đường thẳng đó cũng phải vuông góc với a.

e) Sai vì nếu điều đó xảy ra thì a và b vuông góc nhưng giả thiết chưa cho a vuông góc b.

Bài 2 trang 119 sgk hình học 11: Cho tứ diện S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). Gọi H,K lần lượt là trực tâm của tam giác ABC và SBC.

a) Chứng minh ba đường thẳng AH,SK,BC đồng quy.

b) Chứng minh rằng SC vuông góc với mặt phẳng (BHK) và HK vuông góc với mặt phẳng (SBC).

c) Xác định đường vuông góc chung của BC và SA.

Phương pháp giải:

a) Gọi E=AHBC, chứng minh ba đường thẳng AH,SK,BC đồng quy tại E.

b) Trong (ABC) gọi F=BHAC, trong (SBC) gọi D=BKSC. Khi đó (BHK)(BDF). Chứng minh SC(BDF).

Chứng minh HK vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trong (SBC).

c) Dựa vào định nghĩa đường vuông góc chung của hai đường thẳng cắt nhau.

Lời giải:

a) Trong (ABC), gọi E=AHBC.

H là trực tâm của tam giác ABC nên AEBC   (1)

SA(ABC)SABC                             (2)

Từ (1) và (2) suy ra BC(SAE)BCSE.

K là trực tâm của tam giác SBCSE đi qua K AH,BC,SK đồng quy tại E.

b) Trong (ABC) gọi F=BHAC, trong (SBC) gọi D=BKSC. Khi đó (BHK)(BDF).

Ta có:

{BFACBFSA(SA(ABC))BF(SAC)BFSC

{SCBFSCBDSC(BDF)SC(BHK)

Ta có: 

SC(BHK)SCHKBC(SAE)BCHKHK(SBC)

Cách khác:

Có thể chứng minh HK(SBC) như sau:

{SC(BHK)SC(SBC)(SBC)(BHK){BC(SAE)BC(SBC)(SBC)(SAE){(SBC)(BHK)(SBC)(SAE)(BHK)(SAE)=HKHK(SBC)

c) {AESA(SA(ABC))AEBC(gt)AE là đường vuông góc chung của BC và SA.

Bài 3 trang 119 sgk Hình học 11: Cho hình lập phương ABCD.ABCD cạnh a. Chứng minh rằng các khoảng cách từ các điểm B,C,D,A,B,D đến đường chéo AC đều bằng nhau. Tính khoảng cách đó.

Phương pháp giải:

+) Xác định và tính khoảng cách từ điểm B đến AC bằng cách sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.

+) Chứng minh các tam giác bằng nhau và suy ra các đường cao tương ứng bằng nhau.

Lời giải:

Gọi K là hình chiếu của B trên AC

Ta có AB(BCCB)ABBCΔABC vuông tại B.

Dễ thấy BC là đường chéo của hình vuông cạnh aBC=a2.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC có: 

1BK2=1BA2+1BC2 =1a2+1(a2)2=32a2BK=a63. 

Ta có:

ΔABC=ΔCCA=ΔADC=ΔAAC=ΔCBA=ΔCDA

(c.g.c)

Do đó các chiều cao tương ứng của các tam giác này bằng nhau.

Vậy khoảng cách từ B,C,D,A,B,D tới AC đều bằng a63.

Bài 4 trang 119 sgk Hình học 11: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.ABCD có AB=a,BC=b,CC=c.

a) Tính khoảng cách từ B đến mặt phẳng (ACCA).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng BB và AC.

Phương pháp giải:

a) Xác định và tính khoảng cách từ điểm B đến (ACCA) bằng cách kẻ BHAC.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính khoảng cách vừa xác định được.

b) Xác định mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia. Đưa về bài toán xác định khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng.

Lời giải:

a) Trong (ABCD) kẻ BHAC(HAC)(1)

Ta có: CC(ABCD)CCBH(2)

Từ (1) và (2) suy ra BH(ACCA).

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ABC ta có:

1BH2=1AB2+1BC2 =1a2+1b2=a2+b2a2b2BH=aba2+b2

Cách khác:

Ta có:

{AA(ABCD)AA(ACCA)(ACCA)(ABCD){(ACCA)(ABCD)=ACBH(ABCD)BHACBH(ACCA)AC=AB2+BC2=a2+b2BH.AC=AB.BCBH=AB.BCAC=aba2+b2

b) Ta có: AC(ACCA)//BB

d(BB,AC)=d(BB;(ACCA)=d(B,(ACCA))=BH.

d(BB;AC)=aba2+b2

Bài 5 trang 119 sgk Hình học 11: Cho hình lập phương ABCD.ABCD cạnh a.

a) Chứng minh rằng BD vuông góc với mặt phẳng (BAC).

b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (BAC) và (ACD).

c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng BC và CD.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh BD vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trong mp(BAC).

b) Chứng minh (BAC)//(ACD). Xác định khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.

c) Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.

Lời giải:

a) Ta có:

BB(ABCD)BBAC{ACBDACBBAC(BBDD)ACBDDC(BCCB)DCBC{BCBCBCDCBC(ABCD)BCBD{BDACBDBCBD(BAC)

Cách khác:

Ta có BA=BB=BC

B thuộc trục của tam giác ABC            (1)

DA=DB=DC (đường chéo các hình vuông bằng nhau)

D cũng thuộc trục của tam giác ABC    (2)

Từ (1) và (2) BD là trục của (BAC) BD(BAC)

b) Ta có: 

{BC//ADAC//ACBC,AC(BAC)AD,AC(ACD)

(BAC)//(ACD)

Mà BD(BAC) nên BD(ACD)

Gọi G=BD(BAC);H=BD(ACD)

d((BAC);(ACD))=GH

Gọi O,O lần lượt là tâm các hình vuông ABCD,ABCD ta có:

BO//DO nên OG//DH, mà O là trung điểm của BDG là trung điểm của BH.

GB=GH  (3)

BO//DO nên OH//GB, mà O là trung điểm của BDH là trung điểm của DG.

HG=HD  (4)

Từ (3) và (4) suy ra: GB=GH=HDGH=13BD

Do ABCD.ABCD là hình lập phương cạnh a nên:

BD=BB2+BD2=BB2+BA2+AD2=a2+a2+a2=a3

HG=a33.

Vậy d((BAC);(ACD))=a33.

c) BC(BAC)CD(ACD), mà (BAC)//(ACD)

Vậy d(BC,CD)=d((BAC),(ACD))=a33.

Bài 6 trang 119 sgk Hình học 11: Chứng minh rằng nếu đường thẳng nối trung điểm hai cạnh AB và CD của tứ diện ABCD là đường vuông góc chung của AB và CD thì AC=BD và AD=BC.

Lời giải:

Gọi I,J lần lượt là trung điểm của AB,CD. Theo giả thiết IJAB,IJCD.

Qua I kẻ đường thẳng d//CD, lấy trên d điểm E,F sao cho IE=IF=CD2

Ta có IJCD(gt)IJEF, lại có IJAB(gt)

IJ(AEBF).

Ta có CDFE là hình bình hành có IJ là đường trung bình

CE//DF//IJ 

{CE(AEBF)CEBEDF(AEBF)DFAF

Ta có: ΔAIF=ΔBIE(c.g.c) suy ra: AF=BE

Xét DFA và CEB có:

  +) E^=F^(=900) 

  +) AF=BE

  +) DF=CE

DFA=CEB(c.g.c)AD=BC

Chứng minh tương tự ta được BD=AC.

Bài 7 trang 120 SGK Hình học 11: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng 3a, cạnh bên bằng 2a. Tính khoảng cách từ S tới mặt đáy (ABC).

Phương pháp giải:

Gọi H là tâm tam giác đều ABC SH(ABC)d(S;(ABC))=SH

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông để tính SH.

Lời giải:

Gọi H là tâm của tam giác đều ABC ta có SH(ABC)

d(S,(ABC))=SH

Gọi N là trung điểm của BC.

BN=NC=3a2

Tam giác ABN vuông tại N nên:

AN=AB2BN2 =(3a)2(3a2)2=3a32

H là trọng tâm tam giác ABC AH=23.AN=a3

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông SAH ta có:

SH=SA2AH2=4a2(a3)2=a.

Vậy d(S;(ABC))=SH=a.

Bài 8 trang 120 sgk Hình học 11: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Tính khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của tứ diện.
Phương pháp giải:

- Chứng minh khoảng cách giữa hai cạnh đối của tứ diện đều chính là độ dài đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối diện.

- Tính toán dựa vào các tính chất tam giác đều.

Lời giải:

Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AD và BC,

Ta có: ΔABC=ΔDBC(c.c.c) AN=DN (hai đường trung tuyến tương ứng)

ΔAND cân tại N.

 Trung tuyến MN đồng thời là đường cao MNAD(1)

Chứng minh tương tự, ΔMBC cân tại MMNBC(2)

Từ (1) và (2) suy ra MN là đường vuông góc chung của BC và AD.

d(AD;BC)=MN

Tam giác ABN vuông tại N nên:

AN=AB2BN2 =a2(a2)2 =a32

Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông AMN ta có:

MN=AN2AM2=3a24a24=a22

Vậy d(AD;BC)=a22.

Lý thuyết Bài 5: Khoảng cách

I. Lý thuyết khoảng cách

1. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng, đến một đường thẳng.

Định nghĩa 1

Khoảng cách từ 1 điểm M đến một mặt phẳng (P) (hoặc đến đường thẳng ) là khoảng cách giữa hai điểm M và H, trong đó H là hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P)(h.3.56a), kí hiệu là d(M,(P)) (hoặc trên đường thẳng , kí hiệu là d(M,) (h.3.56b)).

2. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song.

Định nghĩa 2

Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ một điểm bất kì của a tới mặt phẳng (P) (h.3.57), kí hiệu là d(a,(P)).

Định nghĩa 3

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt phẳng này tới mặt phẳng kia.

3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau 

Định nghĩa

- Đường thẳng c cắt và vuông góc với cả a và b gọi là đường vuông góc chung của a và b (h.3.58).

- Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau là độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau đó.

Nhận xét

Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng:

- Khoảng cách từ một trong hai đường thẳng đã cho đến mặt phẳng song song với nó và chứa đường thẳng còn lại.

- Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó (h.3.59).

Cách xác định đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau.

- Dựng mp (P) chứa b và song song với a.

- Từ một điểm M trên a, dựng đường thẳng vuông góc với (P), cắt (P) tại M.

- Trong (P) từ M dựng đường thẳng a//a, cắt b tại B.

- Trong mp (a,a), từ B dựng đường thẳng song song với MM, cắt a tại A.AB là đường thẳng cần dựng (h3.60).

II. Các dạng toán về khoảng cách

1. Bài toán tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Phương pháp:

Để tính khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng Δ ta cần xác định được hình chiếu H của điểm M trên đường thẳng Δ, rồi xem MH là đường cao của một tam giác nào đó để tính.

Điểm H thường được dựng theo hai cách sau:

Cách 1: Trong mp(M,Δ) vẽ MHΔd(M,Δ)=MH

Cách 2: Dựng mặt phẳng (α) qua M và vuông góc với Δ tại H.

Khi đó d(M,Δ)=MH.

Hai công thức sau thường được dùng để tính MH

CT1: ΔMAB vuông tại M và có đường cao MH thì 1MH2=1MA2+1MB2.

CT2: MH là đường cao của ΔMAB thì MH=2SMABAB.

2. Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Phương pháp:

Để tính được khoảng từ điểm Mđến mặt phẳng (α) thì điều quan trọng nhất là ta phải xác định được hình chiếu của điểm M trên (α).

TH1:

- Dựng AKΔΔ(SAK)(α)(SAK) và (α)(SAK)=SK.

- Dựng AHSKAH(α)d(A,(α))=AH

TH2:

- Tìm điểm H(α) sao cho AH//(α)d(A,(α))=d(H,(α))

TH3:

- Tìm điểm H sao cho AH(α)=I

 

- Khi đó: d(A,(α))d(H,(α))=IAIHd(A,(α))=IAIH.d(H,(α))

Một kết quả có nhiều ứng dụng để tính khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng đối với tứ diện vuông (tương tư như hệ thức lượng trong tam giác vuông) là:

Nếu tứ diện OABC  có OA, OB, OC đôi một vuông góc và có đường cao OH thì 1OH2=1OA2+1OB2+1OC2.

3. Phương pháp tính khoảng cách giữa hai đường thẳng

Phương pháp:

Để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau ta có thể dùng một trong các cách sau:

+) Phương pháp 1: Dựng đoạn vuông góc chung MN của a và b, khi đó d(a,b)=MN.

Một số trường hợp hay gặp khi dựng đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau:

Trường hợp 1: Δ và Δ vừa chéo nhau vừa vuông góc với nhau

- Bước 1: Chọn mặt phẳng (α) chứa Δ và vuông góc với Δ tại I.

- Bước 2: Trong mặt phẳng (α) kẻ IJΔ.

Khi đó IJ là đoạn vuông góc chung và d(Δ,Δ)=IJ.

Trường hợp 2: Δ và Δ chéo nhau mà không vuông góc với nhau

- Bước 1: Chọn mặt phẳng (α) chứa Δ và song song với Δ.

- Bước 2: Dựng d là hình chiếu vuông góc của Δ xuống (α) bằng cách lấy điểm MΔ dựng đoạn MN(α), lúc đó d là đường thẳng đi qua N và song song với Δ.

- Bước 3: Gọi H=dΔ, dựng HK//MN

Khi đó HK là đoạn vuông góc chung và d(Δ,Δ)=HK=MN.

Hoặc

- Bước 1: Chọn mặt phẳng (α)Δ tại I.

- Bước 2: Tìm hình chiếu d của Δ xuống mặt phẳng (α).

- Bước 3: Trong mặt phẳng (α), dựng IJd, từ J dựng đường thẳng song song với Δ cắt Δ tại H, từ H dựng HM//IJ.

Khi đó HM là đoạn vuông góc chung và d(Δ,Δ)=HM=IJ.

+) Phương pháp 2: Chọn mặt phẳng (α) chứa đường thẳng Δ và song song với Δ. Khi đó d(Δ,Δ)=d(Δ,(α))

+) Phương pháp 3: Dựng hai mặt phẳng song song và lần lượt chứa hai đường thẳng. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng đó là khoảng cách cần tìm.

+) Phương pháp 4: Sử dụng phương pháp vec tơ

a) MN là đoạn vuông góc chung của AB và CD khi và chỉ khi {AM=xABCN=yCDMN.AB=0MN.CD=0

b) Nếu trong (α) có hai vec tơ không cùng phương u1,u2 thì OH=d(O,(α)){OHu1OHu2H(α){OH.u1=0OH.u2=0H(α)

Đánh giá

0

0 đánh giá