Toán 11 Ôn tập chương III - Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian | Giải Toán lớp 11

497

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 11 Ôn tập chương III - Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Căn bậc hai lớp 11.

Giải bài tập Toán 11 Ôn tập chương III - Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 trang 120 SGK Hình học 11: Nhắc lại định nghĩa vecto trong không gian.

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.ABC. Hãy kể tên những vecto bằng vecto AA có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ.

Phương pháp giải:

Nhắc lại định nghĩa vecto trong không gian và sử dụng định nghĩa hai vector bằng nhau.

Lời giải:

Định nghĩa vecto trong không gian:

Vecto trong không gian là một đoạn thẳng có hướng, tức là một đoạn thẳng đã được chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối.

Vì các cạnh bên của hình lăng trụ là các đoạn thẳng song song và bằng nhau nên các vecto bằng vecto AA và có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ là: BB,CC.

Câu 2 trang 120 SGK Hình học 11: Trong không gian cho ba vecto a,b;c đều khác vecto 0 . Khi nào ba vecto đó đồng phẳng?

Phương pháp giải:

Sử dụng điều kiện để 3 vector đồng phẳng.

Lời giải:

Trong không gian cho hai vector a;b không cùng phương với c.

Khi đó ba vector a;b;c đồng phẳng khi và chỉ khi một trong hai điều kiện sau được thỏa mãn:

+ Giá của chúng cùng song song hoặc nằm trong một mặt phẳng.

+ Có cặp số m,n sao cho c=ma+nb.

Câu 3 trang 120 SGK Hình học 11: Trong không gian, hai đường thẳng không cắt nhau có thể vuông góc với nhau không? Giả sử hai đường thẳng a và b lần lượt có vecto chỉ phương là u và v . Khi nào ta có thể kết luận a và b vuông góc với nhau?

Phương pháp giải:

Sử dụng vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian để nhận xét.

Lời giải:

Trong không gian, hai đường thẳng không cắt nhau vẫn có thể vuông góc với nhau.

Đường thẳng a có vecto chỉ phương u 

Đường thẳng b có vecto chỉ phương là v

a vuông góc với b khi và chỉ khi tích vô hướng của hai vecto u  và v bằng không.

abu.v=0

Câu 4 trang 120 SGK Hình học 11: Muốn chứng minh đường  thẳng a vuông góc với mặt phẳng (α) thì người ta cần chứng minh a vuông góc với mọi đường thẳng của mặt phẳng (α) hay không?
Phương pháp giải:
Sử dụng điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Lời giải:

Muốn chứng minh đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (α) thì người ta chỉ cần chứng minh a vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau của mặt phẳng (α), lúc đó thì a(α)

{ab,b(α)ac,c(α)bca(α)

Ngoài ra, ta cũng có thể chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng theo cách cách dưới đây:

- Cách 2 : Sử dụng định lí : "Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất kì đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến thì cũng vuông góc với mặt phẳng kia".

- Cách 3 : Sử dụng định lí : " Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với mặt phẳng thứ 3 thì giao tuyến của chúng cũng sẽ vuông góc với mặt phẳng đó".

Câu 5 trang 120 SGK Hình học 11: Hãy nhắc lại nội dung của định lí ba đường vuông góc.
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung định lý ba đường vuông góc trong bài Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Lời giải:

Định lí ba đường vuông góc:

Cho đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (α) và b là đường thẳng không thuộc (α) đồng thời không vuông góc với (α). Gọi b là hình chiếu của b trên (α). Khi đó a vuông góc với b khi và chỉ khi a vuông góc với b.

Câu 6 trang 120 SGK Hình học 11: Nhắc lại định nghĩa:

a) Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.

b) Góc giữa hai mặt phẳng.

Phương pháp giải:

a) Xem lại lý thuyết bài Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

b) Xem lại lý thuyết bài Hai mặt phẳng vuông góc.

Lời giải:

a) Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Định nghĩa: Cho đường thẳng d và mặt phẳng (α).

Trường hợp đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (α) thì ta nói rằng góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (α) bằng 900.

Trường hợp đường thẳng d không vuông góc với mặt phẳng (α) thì góc giữa d và hình chiếu d của nó trên α gọi là góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (α).

- Nếu d//(α) hoặc d(α) thì góc giữa d và mặt phẳng (α) bằng 00.

b)

Góc giữa hai mặt phẳng

Định nghĩa: Giả sử hai mặt phẳng (α) và (β) cắt nhau theo giao tuyến c. Từ điểm I bất kì trên c, trong mặt phẳng (α) ta dựng  đường thẳng a vuông góc với c và trong mặt phẳng (β) ta dựng đường thẳng b vuông góc với c. Ta gọi góc giữa hai đường thẳng a và b là góc giữa hai mặt phẳng  (α) và (β).

Nếu (α)//(β) hoặc (α)(β) thì góc giữa hai mặt phẳng bằng 00.

Chú ý: góc giữa hai mặt phẳng luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng 900.

Câu 7 trang 120 SGK Hình học 11: Muốn chứng minh mặt phẳng (α) vuông góc với mặt phẳng (β) người ta thường làm như thế nào?

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết bài Hai mặt phẳng vuông góc. 

Lời giải:

Muốn chứng minh mặt phẳng (α) vuông góc với mặt phẳng (β), ta có  thể:

+) Chứng minh mặt phẳng này chứa 1 đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia.

{d(α)d(β)(α)(β)

+) Hoặc xác định góc giữa (α) và (β) và chứng minh góc đó bằng 900.

Câu 8 trang 120 SGK Hình học 11: Hãy nêu cách tính khoảng cách:

a) Từ một điểm đến một đường thẳng;

b) Từ đường thẳng a đến mặt phẳng (α) song song với a;

c) Giữa hai mặt  phẳng song song.

Phương pháp giải:

a) Xem lại lý thuyết bài Khoảng cách.

b) Xem lại lý thuyết bài Khoảng cách.

c) Xem lại lý thuyết bài Khoảng cách.

Lời giải:

a)

Để tính khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng Δ không đi qua O, ta xác định mặt phẳng (O,Δ) và trong mặt phẳng này kẻ OHΔ. Khi đó độ dài OH chính là khoảng cách từ O đến Δ.

b) 

Để tính khoảng cách giữa đường thẳng a và mp (P) song song với a, ta lấy một điểm M bất kì thuộc đường thẳng a. Khoảng cách MH từ điểm M đến mp (P) chính là khoảng cách giữa đường thẳng a với mp (P) song song với a.

c)

Để tìm khoảng cách giữa hai mp (P) và (P) song song với nhau, ta lấy một điểm M thuộc (P) và tìm khoảng cách MH từ điểm Mđến mặt phẳng (P).

Câu 9 trang 120 SGK Hình học 11: Cho a và b là hai đường thẳng chéo nhau. Có thể tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng cách nào?

Lời giải:

Cách 1: Đưa về khoảng cách từ 1 điểm đển 1 mặt phẳng.

- Dựng mặt phẳng (P) chứa đường thẳng a và song song với đường thẳng b.

- Tìm khoảng cách từ một điểm M bất kì thuộc đường thẳng b đến mặt phẳng (P).

- Khi đó d(a;b)=d(M;(P))

Cách 2: Dựng đường vuông góc chung.

Câu 10 trang 120 SGK Hình học 11: Chứng minh rằng tập hợp các điểm cách đều ba đỉnh của một tam giác ABC là đường vuông góc với mặt phẳng (ABC)và đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Phương pháp giải:

Chiều thuận: Lấy một điểm M bất kì trong không gian sao cho MA=MB=MC. Từ M kẻ MO vuông góc với (ABC). Chứng minh OA=OB=OC.

Chiều ngược: Lấy một điểm Md, nối MA,MB,MC, cho O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, chứng minh MA=MB=MC.

Lời giải:

Lấy một điểm M bất kì trong không gian sao cho MA=MB=MC. Từ M kẻ MO vuông góc với (ABC). Các tam giác vuông MOAMOBMOC bằng nhau, suy ra OA=OB=OC.

Do đó O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Vậy các điểm M cách đều ba đỉnh của tam giác ABC nằm trên đường thẳng d đi qua tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và vuông góc với mặt phẳng (ABC).

Ngược lại, lấy một điểm Md, nối MA,MB,MC,

Do MO chung và OA=OB=OC nên các tam giác vuông MOA,MOB,MOC  bằng nhau, suy ra MA=MB=MC,

Tức là điểm M cách đều ba đỉnh A,B,C của tam giác ABC.

Kết luận: Tập hợp các điểm cách đều ba đỉnh của tam giác ABC là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC) và đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài tập trang 121, 122, 123 SGK Toán 11

Câu 1 trang 121 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

a) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì chúng song song

b) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song

c) Mặt phẳng (α) vuông góc với đường thẳng b mà b vuông góc với đường thẳng a, thì a song song với (α)

d) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì chúng song song.

e) Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì chúng song song.

Phương pháp giải:

Suy luận từng đáp án.

Lời giải:

Câu a đúng

{a(P)b(P)a//b

Câu b đúng

{(P)a(Q)a(P)//(Q)

Câu c) sai: Vì a có thể thuộc mp (α)

Câu d) sai: Hai mp (α) và (β) cùng vuông góc với mp (P) thì (α) và (β) vẫn có thể cắt nhau và trong trường hợp này thì giao tuyến của (α) và (β) vuông góc với mp (P).

Câu e) sai: Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng này có thể cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng còn lại.

Câu 2 trang 121 SGK Hình học 11: Trong các khẳng định sau đây, điều nào đúng?

a) Khoảng cách của hai đường thẳng chéo nhau là đoạn ngắn nhất trong các đoạn thẳng nối hai điểm bất kì nằm trên hai đường thẳng ấy và ngược lại.

b) Qua một điểm có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng cho trước.

c) Qua một đường thẳng có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng khác cho trước.

d) Đường thẳng nào vuông góc với cả hai đường thẳng chéo nhau cho trước là đường vuông góc chung của hai đường thẳng đó.

Lời giải:

Câu a) đúng: Khoảng cách của hai đường thẳng chéo nhau là đoạn ngắn nhất trong các đoạn thẳng nối hai điểm bất kì nằm trên hai đường thẳng ấy và ngược lại (xem mục c) Tính chất của khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau)

Câu b) sai: Qua một điểm, ta có thể vẽ được vô số mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước.

Câu c) sai: Vì trong trường hợp đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì ta có vô số mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng cho trước vì bất kì mặt phẳng nào chứa đường thẳng cũng đều vuông góc với mặt phẳng cho trước.

Để có khẳng định đúng, ta phải nói: “Qua một đường thẳng không vuông góc với một mặt phẳng có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đã cho".

Câu d) sai: Vì đường vuông góc chung của hai đường thẳng phải cắt cả hai đường thẳng ấy.

Câu 3 trang 121 SGK Hình học 11: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh SA bằng a và vuông góc với mặt phẳng (ABCD).

a) Chứng minh rằng bốn mặt bên của hình chóp là những tam giác vuông.

b) Mặt phẳng (α) đi qua A và vuông góc với cạnh SC lần lượt cắt SB,SC và SD tại B,C và D. Chứng minh BD song song với BD và AB vuông góc với SB.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng phương pháp chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

b) Chứng minh AB(SBC)ABSB

Chứng minh hai đường thẳng BD và BD cùng vuông góc với mặt phẳng (SAC)

Lời giải:

a) SA(ABCD) SAAB;SAADΔSAB,ΔSAD là các tam giác vuông tại A.

Ta có:

{BCABBCSABC(SAB)BCSBΔSBC vuông tại B.

Tương tự:

{CDADCDSACD(SAD)CDSDΔSCD vuông tại D.

b) Ta có BC(SAB)(cmt)ABBC.

{SC(α)AB(α)SCAB

{ABBCABSCAB(SBC)

ABSB.

Chứng minh tương tự ta có AD(SCD)ADSD.

Dễ thấy ΔSAD=ΔSAB(c.g.c) AB=AD (hai đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh)

ΔSAD=ΔSAB SD=SB (cạnh tương ứng)

Mà SD=SB (do ΔSAD=ΔSAB) nên SDSD=SBSBBD//BD

Cách khác:

b) Ta có thể chứng minh BD//BD như sau:

SA(ABCD)SABD{BDACBDSABD(SAC)BDSCSC(ABCD)BD//(ABCD){BD//(ABCD)BD(SBD)(SBD)(ABCD)=BDBD//BD

Câu 4 trang 121 SGK Hình học 11: Hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và có góc BAD^=600. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Đường thẳng SO vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SO=3a4 . Gọi E là trung điểm của đoạn BC và F là trung điểm của đoạn BE.

a) Chứng minh mặt phẳng (SOF) vuông góc với mặt phẳng (SBC)

b) Tính các khoảng cách từ O và A đến mặt phẳng (SBC)

Phương pháp giải:

a) Chứng minh BC(SOF).

b) Dựng và tính khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SBC). Chứng minh d(A;(SBC))=2d(O;(SBC)).

Lời giải:

a) Theo giả thiết BAD^=600 nên theo tính chất của hình thoi BCD^=600 hay tam giác BDC đều.

BD=aBO=12BD=a2BE=12BC=a2

Xét tam giác BOE có BO=BE=a2 và OBE^=600 nên tam giác BOE đều

Do đó OF là đường cao và ta được OFBC

{SO(ABCD)BCSOBCOF BC(SOF)

Mà BC(SBC)(SOF)(SBC)

b) Kẻ OHSF

{(SOF)(SBC)(SOF)(SBC)=SFOHSFOH(SOF)OH(SBC)d(O,(SBC))=OH

Ta có:

Tam giác OBF vuông tại F nên OF=OB2BF2 =(a2)2(a4)2=a34

Tam giác SOF vuông tại O có SO=3a4;OF=a34SF=SO2+OF2=a32OH.SF=SO.OFOH=SO.OFSF=3a8

Gọi K là hình chiếu của A trên (SBC), ta có AK//OH

Trong ΔAKC thì OH là đường trung bình, do đó: AK=2OHAK=3a4.

Vậy d(A;(SBC))=3a4.

Câu 5 trang 121 SGK Hình học 11: Tứ diện ABCD có hai mặt ABC và ADC nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Tam giác ABC vuông tại A có AB=a,AC=b. Tam giác ADC vuông tại D có CD=a.

a) Chứng minh các tam giác BAD và BDC đều là tam giác vuông

b) Gọi I và K lần lượt là trung điểm của AD và BC. Chứng minh IK là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng AD và BC.

Phương pháp giải:

a) Chứng minh BA(ACD);CD(ABD).

b) Gọi J là trung điểm của AC, chứng minh AD(IJK)IKAD.

Chứng minh tam giác IBC cân tại I IKBC.

Lời giải:

a) 

{(ABC)(ADC)(ABC)(ADC)=AC(ABC)ABACBA(ADC)

BAADΔBAD vuông tại A.

{BA(ADC)CDBACDADCD(BAD)

CDDBΔBDC vuông tại D.

b) Gọi J là trung điểm của ACKJ//BA (đường trung bình của ΔABC)

Mà BA(ADC)KJ(ADC) KJAD      (1)

Ta cũng có IJ//DC (đường trung bình của ΔADC )

Mà DCAD IJAD    (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AD(KIJ)ADIK(3)

Ta lại có: ΔBAI=ΔCDI(c.g.c)IB=IC

ΔBIC cân đỉnh IIKBC   (4)

Từ (3) và (4) suy ra IK là đoạn vuông góc chung của AD và BC.

Câu 6 trang 122 SGK Hình học 11: Cho hình lập phương ABCD.ABCD  cạnh a.

a) Chứng minh BC vuông góc với mặt phẳng (ABCD)

b) Xác định và tính độ dài đoạn vuông góc chung của AB và BC

Phương pháp giải:

a) Chứng minh BCBC;BCAB.

b) Xác định mặt phẳng (ABD) chứa AB và song song BC, tìm hình chiếu của BC trên mặt phẳng (ABD).

Lời giải:

a) Ta có tứ giác BCCB là hình vuông nên BCBC   (1)

Mặt khác AB(BCCB)ABBC                   (2)

Từ (1) và (2) suy ra: BC(ABCD)

b) Do AD//BC nên mặt phẳng (ABD) là mặt phẳng chứa AB và song song với BC.

Ta tìm hình chiếu của BC trên mp(ABD)

Gọi E,F là tâm của các mặt bên ADDA và BCCB

Từ F kẻ FIBE. Ta có BC//AD mà BC(ABCD)

AD(ABCD) và IF(ABCD)

ADIF   (3)

EBIF   (4)

Từ (3) và (4) suy ra : IF(ABD)

Vậy I là hình chiếu của F trên mp(ABD). Qua I ta dựng đường thẳng song song với BC thì đường thẳng này chính là hình chiếu của BC trên mp (ABD)

Đường thẳng qua I song song với BC cắt AB tại K. Qua K kẻ đường thẳng song song với IF, đường này cắt BC tại HKH chính là đường vuông góc chung của AB và BC. Thật vậy:

IF(ABD)IFAB và KH//IF suy ra KHAB

BC(ABCD)IF(ABCD)}IFBCKH//IF}KHBC

Tam giác EFB vuông góc tại FFI là đường cao thuộc cạnh huyền nên 1IF2=1FB2+1FE2 với {FB=a22EF=a

Ta tính ra: IF=a33KH=IF=a33.

Câu 7 trang 122 SGK Hình học 11: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi ABCD cạnh a, góc BAD^=600 và SA=SB=SD=a32

a) Tính khoảng cách từ S  đến mặt phẳng (ABCD) và độ dài cạnh SC

b) Chứng minh mặt phẳng (SAC) vuông góc với mặt phẳng (ABCD)

c) Chứng minh SB vuông góc với BC

d) Gọi φ là góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (ABCD). Tính tanφ

Phương pháp giải:

a) Gọi H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD thì SH(ABCD).

Sử dụng định lí Pitago tính SH và SC.

b) Chứng minh mặt phẳng (SAC) chứa 1 đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (ABCD).

c) Sử dụng định lí Pitago đảo chứng minh ΔSBC vuông tại B.

d) Sử dụng phương pháp xác định góc giữa hai mặt phẳng.

Lời giải:

a) Kẻ SH(ABCD)

Do SA=SB=SD suy ra HA=HB=HC

H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD.

Ta có: AB=AD=a và BAD^=600 nên ΔABD là tam giác đều cạnh a AO=a32,AH=23AO=a33

Trong tam giác vuông SAH, ta có: SA=a32;AH=a33

SH=SA2AH2=3a24a23=a156

CH=ACAH=2AOAH =2.a32a33=2a33

Trong tam giác vuông SHCSC2=SH2+HC2SC=a72

b) SH(ABCD)SH(SAC)}(SAC)(ABCD)

c) Ta có:

SC2=7a24;BC2=a2;SB2=3a24

SC2=BC2+SB2

ΔSBC vuông tại B SBBC.

Cách khác:

Ta có: SH(ABD)SHAD.

H là tâm tam giác ABD nên BHAD

{BHADSHADAD(SBH)

Mà BC//AD nên BC(SBH) 

BCSB

d) Ta có:

DBACSH(ABCD)SHDB}DB(SAC){DBOSDBAC

{(SBD)(ABCD)=BDSOBD,ACBDSO(SBD)AC(ABCD)

Nên góc giữa (SBD) và (ABCD) bằng góc giữa SO và AC hay SOH^ là góc giữa hai mặt phẳng (SBD) và (ABCD)

Ta có:

SH=a156 và OH=13AO=13.a32=a36

tanφ=SHOH=a156a36=5.

Câu 1 trang 122 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào là đúng?

(A) Từ AB=3AC ta suy ra BA=3CA

(B) Từ AB=3AC ta suy ra CB=2AC

(C) Vì AB=2AC+5AD nên bốn điểm A,B,C và D cùng thuộc một mặt phẳng

(D) Nếu AB=12BC thì B là trung điểm của đoạn AC

Phương pháp giải:

a) AB=BA

b) Phân tích AB=AC+CB

c) Sử dụng điều kiện để ba vector đồng phẳng.

d) AB=BA

Lời giải:

a) Vì {AB=BAAC=CA

Nên: AB=3AC ta suy ra BA=3CA. Vậy a) là sai

b) Ta có:

AB=3ACAC+CB=3ACCB=4AC

Vậy b) sai

c) AB=2AC+5AD: Đẳng thức này chứng tỏ ba vecto AB,AC,AD đồng phẳng, tức là 4 điểm A,B,C,D cùng nằm trong một mặt phẳng. Vậy c) đúng

d) AB=12BCBA=12BC

Điều này chứng tỏ A là trung điểm của BC. Vậy d) sai

Kết quả: Trong bốn mệnh đề trên, chỉ có c) đúng.

Chọn C.

Câu 2 trang 122 SGK Hình học 11: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây:

A. Vì NM+NP=0 nên N là trung điểm của đoạn MP

B. Vì I là trung điểm của đoạn AB nên từ một điểm O bất kì ta có: OI=12(OA+OB)

 C. Từ hệ thức AB=2AC8AD ta suy ra ba vecto AB,AC,AD đồng phẳng

D. Vì AB+BC+CD+DA=0 nên bốn điểm A,B,C,D cùng thuộc một mặt phẳng.

Phương pháp giải:

A. Sử dụng định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.

B. Sử dụng công thức ba điểm.

C. Sử dụng điều kiện để ba vector đồng phẳng.

D. Chứng minh mệnh đề đã cho luôn đúng.

Lời giải:

(A) Mệnh đề A đúng vì N là trung điểm của đoạn MP nên: NM=NPNM+NP=0

(B) Mệnh đề B đúng

{OI=OA+AIOI=OB+BI2OI=OA+OB+(AI+BI)

Vì I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên: AI+BI=02OI=OA+OB

Vậy OI=12(OA+OB)

(C) Mệnh đề C đúng do thỏa mãn điều kiện 3 vector đồng phẳng.

(D) Mệnh đề D sai vì AB+BC+CD+DA=AA=0 (luôn đúng)

Vậy chọn D.

Câu 3 trang 123 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau, kết quả nào đúng?

Cho hình lập phương ABCD.EFGH có cạnh bằng a và O là trung điểm của AG, ta có AB.EG bằng :

A. a2                                   B. a22

C. a23                             D. a222

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức a.b=|a|.|b|.cos(a;b).

Lời giải:

Ta có:

AB.EG=EF.EG=|EF|.|EG|.cos(EF,EG)=EF.EG.cos450=EF.EF2+FG2.22=a.a2.22=a2

Vậy A đúng.

Câu 4 trang 123 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b và đường thẳng b vuông góc với đường thẳng c thì a vuông góc với c

B. Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b và đường thẳng b song song với đường thẳng c thì a vuông góc với c.

C. Cho ba đường thẳng a,b và c vuông góc với nhau từng đôi một. Nếu có một đường thẳng d vuông góc với a thì d song song với b hoặc c.

D. Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau. Nếu đường thẳng c vuông góc với a thì c vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong mặt  phẳng (a,b)

Lời giải:

(A) sai vì a, c có thể cắt nhau khi cùng nằm trong mặt phẳng vuông góc với b.

(B) đúng vì c và b song song với nhau nên góc giữa a và c bằng góc giữa a và b.

Mà abac.

(C) sai tương tự câu (A).

(D) sai.

Câu 5 trang 123 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau, hãy tìm mệnh đề đúng.

(A) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.

(B) Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng thuộc mặt phẳng này sẽ vuông góc với mặt phẳng kia.

(C) Hai mặt phẳng (α) và (β) vuông góc với nhau và cắt nhau theo giao tuyến d. Với mỗi điểm A thuộc (α) và mỗi điểm B thuộc (β) thì ta có đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng d.

(D)Nếu hai mặt phẳng (α) và (β) đều vuông góc với mặt phẳng (γ) thì giao tuyến d của (α) và (β) nếu có sẽ vuông góc với (γ).

Lời giải:

(A) Sai, vì mặt phẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thứ ba thì vẫn có thể cắt nhau. Khi đó giao tuyến của chúng sẽ vuông góc với mặt phẳng thứ ba.

(B) Hai mặt phẳng này vuông góc với nhau thì chỉ có những đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến thì mới vuông góc với mặt phẳng kia.

Vậy (B) sai

(C) sai

(D) Đúng (Định lí 2 trang 109 SGK)

Chọn đáp án D.

Câu 6 trang 123 SGK Hình học 11: Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây:

(A) Cho hai đường thẳng a và b trong không gian có các vecto chỉ phương lần lượt là u,v . Điều kiện cần và đủ để a và b chéo nhau là a và b không có điểm chung và hai vecto u,v không cùng phương.

(B) Gọi a và b là hai đường thẳng chéo nhau và vuông góc với nhau. Đường thẳng vuông góc chung của a và b nằm trong mặt phẳng chứa đường này và vuông góc với đường kia.

(C) Không thể có một hình chóp tứ giác S.ABCD nào có hai mặt bên (SAB) và (SCD) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy.

(D) Gọi u,v là cặp vecto chỉ phương của hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng (α) và n là vecto chỉ phương của đường thẳng Δ. Điều kiện cần và đủ để Δ(α) là: {n.u=0n.v=0

Lời giải:

(A) Từ giả thiết a và b không có điểm chung và các vecto u,v của chúng không cùng phương, ta suy ra hai đường thẳng a,b không đồng phẳng vì chúng không trùng nhau, không cắt nhau, không song song với nhau. Vậy a và b chéo nhau. Ngược lại nếu a và b chéo nhau thì rõ ràng a và b không có điểm chung và u,v không cùng phương.

Mệnh đề (A) đúng.

(B) a và b có đường vuông góc chung là cab.

Ta có: abac}a(b,c)

Tương tự ta có: b(a,c)

Mệnh đề (B) đúng.

(C) Xét trường hợp AB và CD cắt nhau tại một điểm H.

Ta lấy S trên đường thẳng vuông góc với mp(ABCD) kẻ từ H thì rõ ràng (SAB)(ABCD) và (SCD)(ABCD)

Vậy (C) sai.

(D) Đúng. {n.u=0n.v=0{nunvΔ(α)

Chọn đáp án C.

Câu 7 trang 123 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

A. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.

B. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một thì đồng phẳng

D. Ba đường thẳng cắt nhau từng đôi một và không đồng phẳng thì đồng quy.

Lời giải:

(A) Sai vì có thể xảy ra trường hợp ba đường thẳng đồng quy nhưng không đồng phẳng.

(B) Sai vì nếu đường thẳng thứ ba đi qua giao điểm của hai đường thẳng đã cho thì xảy ra trường hợp cả ba đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng.

(C) Sai vì có thể xảy ra trường hợp đồng quy nhưng không đồng phẳng.

(D) Đúng.

Câu 8 trang 123 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng?

(A) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song.

(B) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì cắt nhau.

(C) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song.

(D) Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.

Lời giải:

(A) Đúng

(B) Sai – Vì hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì vẫn có thể cắt nhau.

(C) Sai - Chúng có thể cắt nhau hoặc chéo nhau.

(D) Sai - Chúng có thể trùng nhau.

Câu 9 trang 123 SGK Hình học 11: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

(A) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì chéo nhau.

(B) Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì cắt nhau

(C) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì vuông góc với nhau.

(D) Một mặt phẳng (α) và một đường thẳng a không thuộc (α) cùng vuông góc với đường thẳng b thì (α) song song với a.

Lời giải:

(A) sai vì chúng có thể cùng nằm tronng mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho và cắt nhau. Hoặc chúng có thể chéo nhau.

(B) sai vì chúng có thể song song với nhau.

(C) sai vì chúng có thể cùng nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường thẳng đã cho nên có thể song song hoặc cắt nhau.

(D) đúng

Chọn đáp án D.

Câu 10 trang 123 SGK Hình học 11: Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

(A) Đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau là đoạn ngắn nhất trong các đoạn thẳng nối hai điểm bất kì lần lượt nằm trên hai đường thẳng ấy và ngược lại,

(B) Qua một điểm cho trước có duy nhất một mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước.

(C) Qua một điểm cho trước có duy nhất một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước.

(D) Cho ba đường thẳng a,b và c chéo nhau từng đôi một. Khi đó ba đường thẳng này sẽ nằm trong ba mặt phẳng song song với nhau từng đôi một.

Lời giải:

(A) Đúng.

(B) Sai. Vì qua một điểm cho trước ta có thể dựng vô số mặt phẳng vuông góc với một mặt phẳng cho trước.

(C) Sai. Qua một điểm cho trước có thể kẻ vô số đường thẳng vuông góc với đường thẳng a cho trước. Các đường thẳng này nằm trong mặt phẳng đi qua điểm đã cho và vuông góc với đường thẳng a.

(D) Sai.

Chọn đáp án A.

Câu 11 trang 123 SGK Hình học 11: Khoảng cách giữa hai cạnh đối của một tứ diện đều cạnh a là bằng:

(A) 3a2                    (B) a22

(C) a32                  (D) a2

Phương pháp giải:

Xác định đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng AB và CD. Tính độ dài đoạn vuông góc chung đó.

(Đoạn nối hai trung điểm hai cạnh đối diện của một tứ diện đều là đoạn vuông góc chung của hai cạnh đó).

Lời giải:

Gọi I là trung điểm cạnh ABJ là trung điểm của cạnh CD.

Ta có: ΔACD=ΔBCD(c.c.c)AJ=BJ (hai đường trung tuyến tương ứng).

ΔJAB cân tại J JIAB.

Chứng minh tương tự ΔICD cân tại I IJCD.

IJ là đoạn vuông góc của cạnh AB và CD.

d(AB;CD)=IJ

Tứ diện cạnh a nên:

BJ=a32,BI=a2IJ2=BJ2BI2IJ2=2a24IJ2=a22

Vậy d(AB;CD)=a22.

Đánh giá

0

0 đánh giá