Sự điện li (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

424

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Sự điện li (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Sự điện li (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Sự điện li

I. Hiện tượng điện li

1. Thí nghiệm

 (ảnh 1)

Hình 1: Bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dung dịch

- Khi nối các đầu dây dẫn điện với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl bật sáng.

⇒ Dung dịch NaCl dẫn điện, còn nước cất và dung dịch saccarozơ không dẫn điện.

- Nếu làm các thí nghiệm tương tự, người ta thấy: 

+ NaCl rắn, khan; NaOH rắn, khan; các dung dịch ancol etylic (C2H5OH), glixerol (C3H5(OH)3không dẫn điện.

+ Các dung dịch axit, bazơ và muối đều dẫn điện.

2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước

Nguyên nhân: Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

3. Các khái niệm cần nắm vững

- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.

- Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion.

⇒ Axit, bazơ và muối là những chất điện li.

- Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.

Ví dụ:

- Muối phân li thành cation kim loại (hoặc cation amoni) và anion gốc axit:

NaClNa+ +Cl-

NH4Cl → NH4+ + Cl-

- Axit phân li thành cation H+ và anion gốc axit:

HClH+ +Cl-

- Bazơ phân li thành cation kim loại và anion hiđroxit:

KOHK+ +OH-

Chú ý: Nhiều chất khi nóng chảy cũng phân li ra ion, nên ở trạng thái nóng chảy các chất này dẫn điện được.

II. Phân loại các chất điện li

Dựa vào mức độ phân li ra ion, chất điện li được chia thành hai loại:

1. Chất điện li mạnh

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

- Những chất điện li mạnh là:

+ Các axit mạnh như HCl, HNO3, HClO4, H2SO4, ...;

+ Các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2 ,...

+ Hầu hết các muối.

- Phương trình điện li, người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.

Ví dụ: 

Na2SO42Na+ +SO42-BaOH2Ba2+ +2OH-

2. Chất điện li yếu

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

- Những chất điện li yếu là:

+ Các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, ... ;

+ Các bazơ yếu như Bi(OH)3, Mg(OH)2, ...

+ Một số muối: HgCl2; Hg(CN)2; …

+ Nước (H2O).

- Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau.

-  Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi nào tốc độ phân li và tốc độ kết hợp các ion tạo thành phân tử bằng nhau cân bằng của quá trình điện li được thiết lập.

Ví dụ:

CH3COOHCH3COO- +H+

Lưu ý: Cân bằng điện li là cân bằng động và tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.

B. Bài tập Sự điện li

Câu 1: Các chất dẫn điện là

A. KCl nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.

B. Dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.

C. KCl rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.

D. Khí HCl, khí NO, khí O3.

Đáp án: A

Câu 2: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSOvới 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42 trong X là

A. 0,2M. 

B. 0,8M. 

C. 0,6M.

D. 0,4M.

Đáp án: B

Câu 3: Một dung dịch chứa các ion: Cu2+ (0,02 mol), K(0,10 mol),  (0,05 mol) và  (x mol). Giá trị của x là

A. 0,050. 

B. 0,070. 

C. 0,030.

D. 0,045.

Đáp án: D

Câu 4: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+NO3

B. H+NO3, H2O.

C. H+NO3, HNO3.

D. H+NO3, HNO3, H2O.

Đáp án: B

Câu 5: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. KCl rắn, khan.

B. NaOH nóng chảy.

C. CaCl2 nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước

Đáp án: A

Câu 6: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaCl

B. CH3COOH

C. H2O

D. HF

Đáp án: A

Câu 7: Chất nào sau đây là chất điện li?

A. HCl 

B. C6H6

C. CH4

D. C2H5OH

Đáp án: A

Câu 8: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. CH3COOHCH3COO+H+

B. HCl →H++Cl

C. H3PO4 →3H++PO43

D. Na3PO4 →3Na++PO43  

Đáp án: C

Câu 9: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được ?

A. Ca(OH)2 

B. CH3OH

C. HCl

D. Al2(SO4)3

Đáp án: B

Câu 10: Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?

A. HF. 

B. KCl.

C. NaOH.

D. H2SO4.

Đáp án: A

Câu 11: Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li?

A.  Glucozơ.

B.  Ancol etylic.

C.  KCl 

D.  axeton.

Đáp án: C

Câu 12: Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là

A. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH.

B. H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.

C. BaSO4, H2S, CaCO3, HgCl2

D. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH.

Đáp án: B

Câu 13: Chất nào dưới đây không phải chất điện li?

A. CH3COOH.

B. C2H5OH.

C. H2O.

D. CuSO4.

Đáp án: B

Câu 14: Cho các chất sau: H2CO3, Al2(SO4)3, HNO3, glucozơ, C2H5OH, NaOH, CH3COOH, Ba(OH)2, HF. số chất điện li mạnh là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: B

Câu 15: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?

A. H2SO4  H+ + HSO4 

B. H2CO3  H+ + HCO3

C. H2SO3  2H+ + SO32

D. Na2 2Na+ + S2

Đáp án: B

Câu 16: Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?

A. HCl. 

B. CH3COOH. 

C. C6H12O6 (glucozơ). 

D. NaOH.

Đáp án: C

Câu 17: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh:

A. HCl.

B. CH3COOH.

C. Al(OH)3.

D. C6H12O6.

Đáp án: A

Câu 18: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4

B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2

C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3

D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2

Đáp án: B

Câu 19: Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH,  NH3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là:

A. 8

B. 7

C. 9

D. 10

Đáp án: B

Câu 20: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+CH3COO

B. H+CH3COO, H2O

C. CH3COOH, H+CH3COO, H2O

D. CH3COOH, CH3COO, H+

Đáp án: C

Câu 21: Dung dịch X gồm: 0,09 mol , 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol . Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,05 và 0,05.

B. 0,03 và 0,02.

C. 0,07 và 0,08.

D. 0,018 và 0,027.

Đáp án: B

Câu 22: Một dung dịch chứa Mg2+ (0,02 mol), K+ (0,03 mol) , Cl (0,04 mol) và ion Z (y mol). Ion Z và giá trị của y là

A. NO3(0,03).

B. CO32(0,015).

C. SO42(0,01).

D. NH4+(0,01).

Đáp án: A

Câu 23: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành ion. Nồng độ của ion H+ là

A. 0,001M.

B. 0,086M.

C. 0,00086M.

D. 0,043M.

Đáp án: C

Câu 24: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là

A. KOH, NaCl, H2CO3.

B. Na2S, Mg(OH)2 , HCl.

C. HClO, NaNO3, Ca(OH)2.

D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2

Đáp án: D

Câu 25: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là

A. 0,38 M.

B. 0,22 M.

C. 0,19 M.

D. 0,11M.

Đáp án: A

Câu 26: Chất nào sau đây điện li không hoàn toàn khi tan trong nước ?

A. K2CO3

B. NH4NO3

C. Ca(OH)2

D. H3PO4

Đáp án: D

Câu 27: Cho các chất sau: K3PO4, H2SO4, HClO, HNO2, NH4Cl, Mg(OH)2. Các chất điện li yếu là:

A. HClO, HNO2, K3PO4

B. HClO, HNO2, Mg(OH)2.

C. Mg(OH)2, NH4Cl, HNO2

D. Mg(OH)2, HNO2, H2SO4.

Đáp án: B

Câu 28: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. H2SO4

B. H2S. 

C. Ba(OH)2.

D. K3PO4.

Đáp án: B

Câu 29: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M: NaCl, CH3COOH, NH3, C2H5OH. Dung dịch có độ dẫn điện tốt nhất là

A. NaCl

B. CH3COOH

C. NH3

D. C2H5OH

Đáp án: A

Câu 30: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. NaAlO2 và HCl.

B. AgNO3 và NaCl.

C. NaHSO4 và NaHCO3.

D. CuSO4 và AlCl3

Đáp án: D

Bài 31: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.

B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.

C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.

D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.

Đáp án: B

Bài 32: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+, NO3-.

B. H+, NO3-, H2O.

C. H+, NO3-, HNO3.

D. H+, NO3-, HNO3, H2O.

Đáp án: B

Bài 33: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?

A. H+, CH3COO-.

B. H+, CH3COO-, H2O.

C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.

D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Đáp án: C

Bài 34: Cho các chất: phèn K – Al; C2H5OH; glucozơ; saccarozơ; tinh bột; dầu ăn; CH3COOH; HCOOCH3; CH3CHO; C3H6; Ca(OH)2; CH3COONH4; NaHCO3; KAlO2; C2H4(OH)2; Phèn amoni – sắt. Số chất điện li là:

A. 6          

B. 7

C. 9          

D. 8

Đáp án: B

Bài 35: Chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. KCl rắn, khan.           

B. NaOH nóng chảy.          

C. CaCl2 nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước

Đáp án: A

Đánh giá

0

0 đánh giá