Axit, bazơ và muối (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

422

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Axit, bazơ và muối (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Axit, bazơ và muối (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Axit, bazơ và muối

I. Axit

- Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ:

HClH+ +Cl-CH3COOHCH3COO-+H+

Chú ý: Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ có trong dung dịch.

- Axit 1 nấc là các axit khi tan trong nước mà phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+.

Thí dụ: HCl, HBr, HNO3

- Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+.

Thí dụ:

H3PO4H++H2PO4-H2PO4-H++HPO42-HPO42-H++PO43-

⇒ H3PO4 là axit ba nấc.

II. Bazơ

- Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion .

Thí dụ:

BaOH2Ba2++2OH-KOHK++OH-

- Chú ý: Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các anion OH- trong dung dịch.

III. Hiđroxit lưỡng tính

- Hiđroxit lưỡng tính là những hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

 - Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Al(OH)3

Ví dụ:

Phân li theo kiểu bazơ:

ZnOH2Zn2++2OH-AlOH3Al3++3OH-

Phân li theo kiểu axit:

ZnOH2ZnO22-+2H+AlOH3AlO2-+H++H2O

IV. Muối

1. Định nghĩa và phân loại

- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion gốc axit.

- Muối được chia làm hai loại chính: muối axit, muối trung hoà.

+ Muối axit: Muối có anion gốc axit còn hiđro có khả năng phân li cho ion H+.

Ví dụ: NaHCO3; NaH2PO4; NaHSO4; ...

+ Muối trung hoà: Muối có anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li cho ion H+.

Ví dụ: NaCl , (NH4)2SO4, Na2CO3, ...

Chú ý: Trong gốc axit của một số muối như Na2HPO3, NaH2PO2 vẫn còn H, nhưng các muối đó là muối trung hòa, vì các hiđro đó không có tính axit.

2. Sự điện li của muối trong nước

- Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành cation kim loại (hoặc cation) và anion gốc axit.

Thí dụ:

Na2SO42Na++SO42-NH4ClNH4++Cl-NaHSO3Na++HSO3-

Gốc có khả năng tiếp tục phân li ra ion H+.

HSO3-H++SO32-

B. Bài tập Axit, bazơ và muối

Câu 1: Chất nào sau đây là muối trung hòa?

A. HCl.

B. NaNO3.

C. NaHCO3.

D. NaHSO4.

Đáp án: B

Câu 2: Axit nào sau đây là axit một nấc?

A. H2SO4

B. H2CO3

C. CH3COOH

D. H3PO4

Đáp án: C

Câu 3: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.

B. Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion

C. Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra

D. Hiđroxit lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Đáp án: A

Câu 4: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính ?

A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.

B. Al(OH)3, Cr(OH)2.

C. Sn(OH)2, Pb(OH)2.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 5: Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Giá trị của x là

A. 1,2. 

B. 0,8.

C. 0,6.

D. 0,5.

Đáp án: B

Câu 6: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây đúng?

A. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li cho anion.

B. Bazơ là những chất có khả năng phản ứng với axit.

C. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.

Đáp án: A

Câu 7: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđroxit lưỡng tính ?

A. Al(OH)3, Zn(OH)2,Fe(OH)2                      

B.  Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2

C. Al(OH)3, Fe(OH)2,Cu(OH)2                      

D. Mg(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2

Đáp án: B

Câu 8: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?

A. 100 ml.

B. 50 ml.

C. 40 ml.

D. 20 ml.

Đáp án: D

Câu 9: Dung dịch X chứa 0,1 mol Cu2+; 0,3 mol Cl; 1,2 mol Na+ và x mol SO42. Khối lượng muối có trong dung dịch X là

A. 140,65 gam. 

B. 150,25 gam.

C. 139,35 gam. 

D. 97,45 gam.

Đáp án: D

Câu 10: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. KCl. 

C. KOH. 

D. H2SO4.

Đáp án: A

Câu 11: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaHSO4.

B. KCl. 

C. NaNO3.

D. K2SO4.

Đáp án: A

Câu 12: Dung dịch X chứa m gam ba ion: Mg2+NH4+SO42. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 5,8 gam kết tủa. Phần 2 đun nóng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 77,4.

B. 43,8.

C. 21,9.

D. 38,7.

Đáp án: B

Câu 13: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol ; 0,15 mol và 0,05 mol . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 33,8 gam

B. 28,5 gam

C. 29,5 gam

D. 31,3 gam

Đáp án: A

Câu 14: Khi cô cạn dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; x mol và y mol  thu được 23,7 gam muối. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,15.

B. 0,05 và 0,175.

C. 0,3 và 0,05. 

D. 0,2 và 0,1.

Đáp án: D

Câu 15: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

A. 1. 

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Câu 16: Dung dịch chất A làm quỳ tím ngả màu xanh, còn dung dịch chất B không làm đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:

A. NaOH và K2SO4.

B. K2CO3 và Ba(NO3)2

C. KOH và FeCl3

D. Na2CO3 và KNO3.

Đáp án: B

Câu 17:  Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. không phân li.

Đáp án: B

Câu 18 : Dung dịch nào dưới đây không thể làm đổi màu quỳ tím?

A. NaOH.

B. NaCl. 

C. Na2CO3.

D. NH4Cl.

Đáp án: B

Câu 19: Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?                  

A. NaOH dư.

B. AgNO3.

C. Na2SO4.

D. HCl.

Đáp án: A

Câu 20: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A. chuyển thành màu đỏ.

B. chuyển thành màu xanh.

C. không đổi màu.

D. mất màu.

Đáp án: B

Câu 21: Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1M vào 200 ml dung dịch FeCl2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 0,9. 

B. 3,6.

C. 1,8.

D. 0,45.

Đáp án: A

Câu 22: Cho 160 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 160 ml dung dịch H3PO0,5M. Muối thu được có khối lượng là
A. 12,36g.

B. 13,92g.

C. 13,22g.

D. 13,52g.

Đáp án: B

Câu 23: Cho 400 ml dung dịch KOH 0,1M vào 400 ml dung dịch MgCl2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,9. 

B. 1,16. 

C. 2,32.

D. 4,64.

Đáp án: B

Câu 24: Cho các dung dịch axit có cùng nồng độ mol: H2S, HCl, H2SO4, H3PO4, dung dịch có nồng độ  lớn nhất là

A. H2SO4

B. H2S

C. HCl 

D. H3PO4    

Đáp án: A

Câu 25: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là

A. 0,10M.

B. 0,20M.

C. 0,30M.

D. 0,40M.

Đáp án: B

Câu 26: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?

A. Pb(OH)2

B. Al(OH)3

C. Ca(OH)2 

D. Zn(OH)2

Đáp án: C

Câu 27Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol , d mol . Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là

A. 2a + 2b = c - d. 

B. a + b = c + d. 

C. 2a + 2b = c + d.

D. a + b = 2c + 2d.

Đáp án: C

Câu 28: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư?

A. Xuất hiện kết tủa trắng không tan 

B. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết

C. Xuất hiện kết tủa xanh sau đó tan hết

D. Có khí mùi xốc bay ra

Đáp án: B

Câu 29: Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut ?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro và phân li ra H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử.

Đáp án: C

Câu 30: Các hiđroxit lưỡng tính

A. Có tính axit mạnh, tính bazơ yếu

B. Có tính axit yếu, tính bazơ mạnh

C. Có tính axit mạnh, tính bazơ mạnh

D. Có tính axit và tính bazơ yếu

Đáp án: D

Bài 31: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M để phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaHCO3 0,2M ?

A. 100 ml.

B. 50 ml.   

C. 40 ml.   

D. 20 ml.

Đáp án: D

Bài 32: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là

A. 0,05 mol.   

B. 0,075 mol.   

C. 0,1 mol.   

D. 0,15 mol.

Đáp án: C

Bài 33: Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa: 0,40 mol K+; 0,20 mol Al3+: 0,2 mol SO42- và a mol Cl-. Ba muối X, Y, Z là

A. KCl, K2SO4, AlCl3.

B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.

C. KCl, AlCl3, Al2(SO4)3.

D. K2SO4, AlCl3, Al2(SO4)3.

Đáp án: C

Bài 34: Khi cho 100ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HNO3 xM, thu được dung dịch có chứa 7,6 gam chất tan. Giá trị của x là

A. 1,2.   

B.0,8.   

C. 0,6.   

D. 0,5.

Đáp án: D

Bài 35: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H2SO4 cần vừa đủ 100 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,6M thu được 11,65 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là

A. 7,30%   

B. 5,84%   

C. 5,00%   

D. 3,65%

Đáp án: D

 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá