Toán 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tập hợp. Phần tử trong tập hợp

688

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tập hợp. Phần tử trong tập hợp giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán lớp 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Toán 6 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Tập hợp. Phần tử trong tập hợp

Câu hỏi giữa bài

Toán lớp 6  trang 7 Hoạt động khám phá: Em hãy viết vào vở:

- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.

- Tên các bạn nữ trong tổ của em.

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12

Phương pháp giải

Quan sát và liệt kê các đồ vật trên bàn

Lời giải

- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1 là: Bút, thước thẳng, eke, phong bì

- Em liệt kê tên các bạn nữ trong tổ.

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11.

Toán lớp 6 Thực hành 1 trang 8: Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”.

a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Các khẳng định sau đúng hay sai?

aM,oM,bM,iM.

Phương pháp giải

- Các phần tử của một tập hợp viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu x  A, đọc là “ x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y  A, đọc là “y không thuộc A”.

Lời giải 

a) M = {g, i, a, đ, n, h}

b) Các khẳng định đúng là: aMbMiM

     Khẳng định sai là: oM

Toán lớp 6 trang 8 Thực hành 2: a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x| x là số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

Phương pháp giải

a) Nhận xét tính chất chung của các phần tử của tập hợp E rồi viết tập hợp E  bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

b) Các phần tử của một tập hợp viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;” . Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Lời giải 

a) Các phần tử của tập hợp E đều là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10

Ta có tập hợp E = {x| x là số tự nhiên chẵn, x < 10}

b) Ta có tập hợp P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}

Toán 6 Trang 8 Thực hành 3: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A?

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.

Phương pháp giải

a) Các phần tử của một tập hợp viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;” (đối với trường hợp các phần tử là số). Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

b) Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu xA, đọc là “ x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là yA, đọc là “y không thuộc A”.

c) Có 2 cách viết tập hợp:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp.

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Lời giải

a) Ta có tập hợp A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}

b) Ta có: 10A;13A;16A;19A

c) Cách 1: B = {8; 10; 12; 14}

    Cách 2: B = {x| x là số tự nhiên chẵn, 7<x<15}

Toán 6 trang 8 Vận dụng: Dưới đây là quảng cáo khuyến mại cuối tuần của một siêu thị.

 

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.

Phương pháp giải

- Tính mỗi sản phẩm được giảm bao nhiêu đồng?

- Viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam

Lời giải 

Xoài được giảm: 96 000 – 80 000 = 16 000 (đồng)

Cá được giảm: 80 000 – 66 000 = 14 000 (đồng)

Cam được giảm: 22 900 – 19 900 = 3 000 (đồng)

Dưa hấu được giảm: 19 900 – 16 500 = 3 400 (đồng)

Gà được giảm: 99 900 – 68 900 = 31 000 (đồng)

=> Tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng: M = {xoài; cá; gà}

Bài tập trang 14

Toán 6 trang 9 Bài 1: Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn kí hiệu , thích hợp thay cho mỗi dấu ? dưới đây:

Phương pháp giải

Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu x  A, đọc là “ x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y  A, đọc là “y không thuộc A”.

Lời giải 

Tập hợp D = {6; 7; 8; 9; 10; 11}

5D,7D,17D,0D,10D

Toán 6 trang 9 Bài 2: Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng, khẳng định nào là sai:

a)31B; b) 32B; c) 2002B; d) 2003B

Phương pháp giải

- Viết tập hợp B bằng cách liệt kê các phần tử

- Rút ra nhận xét về tính đúng sai của các khẳng định

Lời giải 

Ta có tập hợp B = {31; 33; 35;….}

Các khẳng định đúng là: a, c

Các khẳng định sai là: b, d

Toán 6 trang 9 Bài 3: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu).

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử

Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng

H = {2; 4; 6; 8; 10}

H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11

 

M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.

P = {11; 13; 15;17; 19; 21}

 

 

X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á

Phương pháp giải

- Các phần tử của một tập hợp viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;” (đối với trường hợp các phần tử là số). Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

- Nhận xét tính chất chung của các phần tử của tập hợp E rồi viết tập hợp E  bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Lời giải

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử

Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng

H = {2; 4; 6; 8; 10}

H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11

M = {0; 1; 2; 3; ….13; 14}

M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.

P = {11; 13; 15;17; 19; 21}

 P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 nhỏ hơn 22

X = { Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei, Đông Timor, Indonesia, Malaysia, Philipines; Singapore, Thái Lan}

X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á

Toán 6 trang 9 Bài 4: Viết tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV. Trong tập hợp T, những phần tử nào có số ngày là 31?

Phương pháp giải

Dựa vào một năm có 12 tháng được chia làm 4 quý

Quý 4 gồm Tháng 10; tháng 11; tháng 12

Lời giải 

Tập hợp T = {tháng 10; tháng 11; tháng 12}

Các tháng có 31 ngày là: tháng 10 và tháng 12

Vậy trong tập hợp T, phần tử tháng 10 và tháng 12 có số ngày là 31.

Đánh giá

0

0 đánh giá