VBT Vật lí lớp 9 Bài 50: Kính lúp | Giải VBT Vật lí lớp 9

557

Toptailieu.vn giới thiệu Giải vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 50: Kính lúp trang 138, 139, 140, 141 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Vật lí lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Vật lí lớp 9 Bài 50: Kính lúp

Mục I - Phần A,Trang 138 VBT Vật lí 9: 

1.

a) Kính lúp là: một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ

b) Mỗi kính lúp có một số đặc trưng là: số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như: 2x, 3x, 5x,…

Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn

c) Hệ thức giữa số bội giác và tiêu cự (đo bằng cm) của một kính lúp là: G = 25/f

2.

Vật mà ta quan sát là: cây kim

Số bội giác của kính: 2,5x, tiêu cự 10cm, ảnh cao 5cm

Số bội giác của kính: 5x, tiêu cự 5cm, ảnh cao 7cm

Số bội giác của kính: 10x, tiêu cự 2,5cm, ảnh cao 20cm

C1:

Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.

C2:

Ta có:

G=25ff=25G=251,516,7cm

3. Kết luận

Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Số bội giác cho ta biết ảnh mà mắt thu được có kích thước gấp bao nhiêu lần so với ảnh của vật khi không dùng kính.

Mục II - Phần A,Trang 139 VBT Vật lí 9:

1. Kết quả quan sát một vật qua kính:

Khoảng cách từ vật đến kính: 

Tiêu cự của kính: 

So sánh d và f: 

Vẽ ảnh của vật qua kính lúp (hình 50.1):

VBT Vật lí lớp 9 Bài 50: Kính lúp | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 1)

C3:

Qua kính lúp có ảnh ảo, to hơn vật.

C4:

Muốn có ảnh như ở câu C3, thì phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp (cách kính lúp một khoảng nhỏ hơn hay bằng tiêu cự).

2. Kết luận

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật

Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.

Mục III - Phần A,Trang 139 VBT Vật lí 9:

C5:

Kính lúp được sử dụng trong các công việc:

- Đọc những chữ viết nhỏ.

- Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật (như các bộ phận của con kiến, con muỗi, con ong, các vân trên lá cây...).

- Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (ví dụ như các chi tiết trong đồng hồ, trong mạch điện tử của máy thu thanh...).

Số bội giác của kính lúp đưa ra khảo sát: G=2x

Tiêu cự của kính lúp đó mà em đo được: f=12,5cm

Tích số: G.f=12,5.2=25

Câu 50.1 bài tập SBT,Trang 139,140 VBT Vật lí 9:

Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?

A. Một ngôi sao.

B. Một con vi trùng.

C. Một con kiến.

D. Một bức tranh phong cảnh.

Phương pháp giải:

Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.

Lời giải:

Ta có: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.

=> Trong các vật ở trên, kính lúp dùng để quan sát một con kiến.

Chọn C.

Câu 50.2 bài tập SBT,Trang 139,140 VBT Vật lí 9:

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ?

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.

Phương pháp giải:

Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

Lời giải:

Ta có: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

=> Trong các thấu kính trên, thấu kính dùng làm kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

Chọn C.

Câu 50.3 bài tập SBT,Trang 139,140 VBT Vật lí 9:

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật hay nhìn trực tiếp thấy vật? Có thể làm thí nghiệm đơn giản nào để để chứng minh câu trả lời của em là đúng?

Phương pháp giải:

Vận dụng tính chất ảnh của vật qua thấu kính hội tụ

Lời giải:

Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật.

Để kiểm tra, có thể dùng kính để quan sát một chiếc bút chì được nhìn qua kính, phần còn lại nằm ngoài kính. Khi đó phần nhìn qua kính lớn hơn, còn phần nằm ngoài kính thì nhỏ hơn. Như vậy có thể nhìn thấy ảnh của bút chì qua kính.

Câu 50.4 bài tập SBT,Trang 139,140 VBT Vật lí 9:

Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn ? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?

Phương pháp giải:

- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.

- Hệ thức giữa số bội giác G và tiêu cự f (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp: G=25f

Lời giải:

Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính có số bội giác 2x khi qua sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát.

Kính có số bộ giác 2x sẽ có tiêu cự dài hơn vì G=25f nên G và f tỉ lệ nghịch

Câu 50.5 bài tập SBT,Trang 139,140 VBT Vật lí 9:

Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8 cm.

a. Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ.

b. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo ?

c. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình vẽ để tính.

Lời giải:

a) Hình được vẽ như sau:

VBT Vật lí lớp 9 Bài 50: Kính lúp | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 2)

b) Ảnh của vật tạo bởi qua kính lúp là ảnh ảo.

c) Hai tam giác OAB và OA’B’ đồng dạng với nhau nên:

ABAB=OAOA=OA8 (*)

Hai tam giác F’OI và F’A’B’ đồng dạng với nhau nên:

ABOI=FAFO=10+OA10=1+OA10

Vì OI = AB nên ta có: 1+OA10=ABAB=OA8  

Suy ra: OA’ = 40cm. Thay vào (*) ta được:

ABAB=OA8=408=5

Vậy A’B’ = 5AB hay ảnh lớn gấp 5 lần vật

Câu 50.6 bài tập SBT,Trang 139,140 VBT Vật lí 9:

a. Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet

b. Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?

c. Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đều đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn? 

Phương pháp giải:

vẽ hình, sử dụng hình vẽ để tính

Lời giải:

Hình được vẽ như sau:

VBT Vật lí lớp 9 Bài 50: Kính lúp | Giải VBT Vật lí lớp 9  (ảnh 3)

a) Ta có:

ABAB=FAFO=FO+OAFO101=10+OA10OA=90cm

Đồng thời:  

ABAB=OAOA101=90OAOA=9cm

Vậy vật cách kính 9cm và ảnh cách kính 90cm

b) Tương tự, ta có:

ABAB=FAFO=FO+OAFO101=40+OA40 

Suy ra OA’ = 360cm

Đồng thời:

ABAB=OAOA101=360OAOA=36cm

Vậy vật kính 36cm và ảnh cách kính 360cm

c) Trong cả hai trường hợp ảnh đều cao 10mm. Trong trường hợp a) thì ảnh cách mắt có 90cm, còn trong trường hợp b) ảnh cách kính đến 360cm. Như vậy, trong trường hợp a) ảnh nằm gần mắt hơn và người quan sát sẽ thấy ảnh lớn hơn so với trường hợp b).

Câu 50.a bài tập bổ sung,Trang 141 VBT Vật lí 9:

Hãy chọn câu đúng. Kính lúp có số bội giác 2,5x là một thấu kính hội tụ có tiêu cự:

A. 1cm

B. 5cm

C. 10cm

D. 15cm

Phương pháp giải:

G=Df=25f 

Lời giải:

G=Df=25f

⇒ f=10cm

Chọn C

Câu 50.b bài tập bổ sung,Trang 141 VBT Vật lí 9:

Dùng một kính lúp có số bội giác 10x để quan sát một con bọ nhỏ. Khoảng cách tối đa từ con bọ đến kính chỉ được phép là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

G=Df=25f 

Lời giải chi tiết:

G=Df=25f

⇒ f=2,5cm

Do ảnh qua kính lúp là ảnh ảo nên khoảng cách tối đa từ con bọ đến kính chỉ được phép là 2,5 cm

Đánh giá

0

0 đánh giá