Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm | Giải Vật lí lớp 9

734

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập vận dụng định luật Ôm lớp 9.

Giải bài tập Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm

Bài tập trang 17, 18 SGK Vật lí 9

Bài tập 1 trang 17 SGK Vật lí 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R= 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.

Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm | Giải Vật lí lớp 9 (ảnh 1)

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

Phương pháp giải:

+ Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch Rtd=UABI

+ Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp R1+R2=Rtd

Lời giải:

a) Ta có:

+ Số chỉ vôn kế chính là hiệu điện thế giữa hai đầu AB

+ Số chỉ ampe kế chính là cường độ dòng điện trong mạch

Theo định luật ôm, ta có: I=UABRtd

⇒ Điện trở tương đương của đoạn mạch: Rtd=UABI=60,5=12Ω.

b) Vì R1+R2=Rtd suy ra R2=RtdR1=125=7Ω.

Bài tập 2 trang 17 SGK Vật lí 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1=10, ampe kế A1 chỉ 1,2A, ampe kế A chỉ 1,8A

Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm | Giải Vật lí lớp 9 (ảnh 2)

a) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

Phương pháp giải:

Áp dụng điều kiện: trong mạch điện mắc song song thì:

UAB=U1=U2IAB=I1+I2

Lời giải:

Ta có:

+ Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện qua điện trở R1

+ Số chỉ của ampe kế A là cường độ dòng điện của toàn mạch

Ta thấy mạch điện gồm R1 và R2 mắc song song với nhau nên ta có:

UAB=U1=U2IAB=I1+I2

Vậy 

a) Do R1//R2 nên ta có UAB=U1=U2

Mặt khác, ta có: U1=I1.R1

Suy ra:

UAB=U1=R1.I1=10.1,2=12V

b) Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2=II1=1,81,2=0,6A.

Điện  trở R2=UABI2=120,6=20Ω.

Bài tập 3 trang 18 SGK Vật lí 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3, trong đó R1=15ΩR2=R3=30ΩUAB=12V.

Vật lí 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm | Giải Vật lí lớp 9 (ảnh 3)

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Phương pháp giải:

Áp dụng điều kiện : trong mạch điện mắc song song thì:

UAB=U1=U2IAB=I1+I2

Áp dụng điều kiện : trong mạch điện mắc nối tiếp thì:

UAB=U1+U2IAB=I1=I2

Lời giải:

a) Từ sơ đồ mạch điện ta thấy, R2 mắc song song với R3 xong cả hai mắc nối tiếp với R1

[R2//R3]ntR1

Gọi R23 là điện trở tương đương của R2 và R3, ta có:

1R23=1R2+1R3  

R23=R2R3R2+R3=30.3030+30=15Ω

Ta có: điện trở tương đương của đoạn mạch là 

Rtd=R1+R23=15+15=30Ω

b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính,

I1=UABRtd=1230=0,4A.

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là 

UAM=U1=R1.I1=15.0,4=6V.

+Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là UMB=U2=U3=UABUAM=126=6V.

+ Cường độ dòng điện qua R2 là: 

I2=U2R2=630=0,2A.

Cường độ dòng điện qua R3 là: I3=U3R3=630=0,2A

 

Đánh giá

0

0 đánh giá