Hoá học 10 Cánh Diều Bài 9: Quy tắc Octet

1.2 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 9: Quy tắc Octet sách Cánh Diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Hóa học 10 Bài 9 từ đó học tốt môn Hóa học 10.

Hoá học 10 Cánh Diều Bài 9: Quy tắc Octet

Câu hỏi trang 49 Hoá học 10

Mở đầu trang 49 Hóa học 10: Quan sát hiện tượng tự nhiên sau: Viên bi rơi từ trên cao (vị trí có năng lượng cao hơn) xuống dưới đất (vị trí có năng lượng thấp hơn) mà không tự lăn theo chiều ngược lại.

 (ảnh 1)

Hãy cho biết quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn) hay kém bền hơn (năng lượng cao hơn).

Lời giải:

Quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn).

I. Quy tắc octet

Câu hỏi 1 trang 49 Hóa học 10: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Cl (Z = 17), Ne (Z = 10), Ar (Z = 18). Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng bền vững?

Lời giải:

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1

Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5

Ne (Z = 10): 1s22s22p6

Ar (Z = 18): 1s22s22p63s23p6

Nguyên tử Ne (Z = 10) và Ar (Z = 18) có lớp electron ngoài cùng bền vững (lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron).

II. Vận dụng quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học của các nguyên tố nhóm A

Câu hỏi trang 50 Hoá học 10

Câu hỏi 2 trang 50 Hóa học 10: Oxygen có Z = 8, cho biết xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học. Hãy vẽ sơ đồ minh họa quá trình đó.

Lời giải:

O (Z = 8) có cấu hình electron là 1s22s22p4

Oxygen có 6 electron lớp ngoài cùng. Vậy xu hướng cơ bản của nguyên tử oxygen khi hình thành liên kết hóa học là nhận thêm 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Ne.

Sơ đồ nguyên tử O nhận thêm 2 electron vào lớp ngoài cùng:

 (ảnh 1)

Luyện tập 1 trang 50 Hóa học 10: Tính phi kim được đặc trưng bằng khả năng nhận electron. Xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong các phản ứng hóa học là nhường hay nhận bao nhiêu electron?

Lời giải:

O và F đều có tính phi kim ⇒ Xu hướng cơ bản của nguyên tử O và F trong các phản ứng hóa học là nhận electron.

Trong đó O (Z = 8) có cấu hình electron là 1s22s22p4 ⇒ Nguyên tử O sẽ nhận thêm 2 electron để được lớp vỏ có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

F (Z = 9) có cấu hình electron là 1s22s22p5 ⇒ Nguyên tử F sẽ nhận thêm 1 electron để được lớp vỏ có 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

Câu hỏi trang 51 Hoá học 10

Luyện tập 2 trang 51 Hóa học 10: Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Vẽ sơ đồ (hoặc viết số electron theo lớp) quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion.

a) K (Z = 19) và O (Z = 8)

b) Li (Z = 3) và F (Z = 9)

c) Mg (Z = 12) và P (Z = 15)

Lời giải:

a) K (Z = 19) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1. Vậy K có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử K có xu hướng nhường đi 1 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là K+.

 (ảnh 1)

O (Z = 8) có cấu hình electron là 1s22s22p4. Vậy O có 6 electron lớp vỏ ngoài cùng nên nguyên tử O có xu hướng nhận thêm 2 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là O2-

 (ảnh 2)

b) Li (Z = 3) có cấu hình electron là: 1s22s1. Vậy Li có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử Li có xu hướng nhường đi 1 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Li+.

 (ảnh 3)

F (Z = 9) có cấu hình electron là: 1s22s22p5. Vậy F có 7 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử F có xu hướng nhận thêm 1 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là F-.

 (ảnh 4)

c) Mg (Z = 12) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s2. Vậy Mg có 2 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử Mg có xu hướng nhường đi 2 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Mg2+.

 (ảnh 5)

P (Z = 15) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p3. Vậy P có 5 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử P có xu hướng nhận thêm 3 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là P3-.

 (ảnh 6)

Luyện tập 3 trang 51 Hóa học 10: Vì sao nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 2 chỉ có tối đa 8 electron ở lớp ngoài cùng (thỏa mãn quy tắc 8 electron khi tham gia liên kết)?

Lời giải:

Các nguyên tố thuộc chu kì 2, có 2 lớp electron. Lại có, lớp thứ 2 có 4 AO, mà mỗi AO có tối đa 2 electron nên các nguyên tố thuộc chu kì 2 chỉ có tối đa 8 electron.

Câu hỏi trang 52 Hoá học 10

Bài 1 trang 52 Hóa học 10: Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững?

A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron.

B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron.

C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron.

D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nitrogen (Z = 7) có cấu hình electron là: 1s22s22p3

Lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, nên nguyên tử nitrogen có xu hướng nhận thêm 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững (8 electron ở lớp ngoài cùng).

Nhôm (Z = 13) có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p1

Lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm có 3 electron, nên nguyên tử nhôm có xu hướng nhường đi 3 electron để đạt được cấu hình electron bền vững (8 electron ở lớp ngoài cùng).

Bài 2 trang 52 Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Boron

B. Potassium

C. Helium

D. Fluorine.

Lời giải:

Đáp án B

A. Boron (Z = 5): 1s22s22p1

Boron có 3 electron lớp ngoài cùng, là phi kim (trường hợp đặc biệt) nên không nhường electron.

B. Potassium (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

Potassium có 1 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhường đi 1 electron này khi hình thành liên kết hóa học.

C. Helium (Z = 2): 1s2

Helium đã có cấu hình electron bền vững nên không nhường hoặc nhận electron.

D. Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5

Fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 1 electron khi hình thành liên kết hóa học.

Bài 3 trang 52 Hóa học 10: Xu hướng tạo lớp vỏ bền vững hơn của các nguyên tử thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau đây?

a) Kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.

b) Phi kim tác dụng với phi kim.

Lời giải:

a) Trong trường hợp kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình, các nguyên tử kim loại sẽ có xu hướng nhường electron còn các nguyên tử phi kim sẽ có xu hướng nhận electron để hình thành liên kết hóa học.

b) Trong trường hợp phi kim tác dụng với phi kim, hai nguyên tử phi kim sẽ góp chung electron. Sau khi hình thành liên kết mỗi nguyên tử phi kim sẽ có 8 electron lớp ngoài cùng, giống lớp vỏ bền vững của khí hiếm.

Bài 4 trang 52 Hóa học 10: Ở dạng đơn chất, sodium (Na) và chlorine (Cl) rất dễ tham gia các phản ứng hóa học, nhưng muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố này lại không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron. Giải thích.

Lời giải:

Ở dạng đơn chất, sodium (Na) có cấu hình electron là 1s22s22p63s1. Na có 1 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Na dễ dàng nhường đi 1 electron để tạo thành ion Na+

Ở dạng đơn chất, chlorine (Cl) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5. Cl có 7 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Cl dễ dàng nhận thêm 1 electron để tạo thành ion Cl-.

Hai ion Navà Cl- hút nhau tạo thành hợp chất ion NaCl. Trong hợp chất ion NaCl cả Navà Clđều đã có cấu hình bền vững của khí hiếm nên không dễ dàng tham gia các phản ứng mà có sự nhường hoặc nhận electron.

Bài 5 trang 52 Hóa học 10: Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3.

a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet?

Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức trên biểu diễn hai electron hóa trị chung.

b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Ta có, mỗi gạch trong các công thức H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3 biểu diễn hai electron hóa trị chung, do đó mỗi C đã đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng; mỗi H đã đủ 2 electron ở lớp ngoài cùng (thõa mãn quy tắc octet).

b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H.

Phân tử hydrocarbon có dạng: C3Hx

- Số các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là 3 (tức 3 C) ⇒ tổng số electron hoá trị là 3.4 = 12.

- Tổng số liên kết đơn giữa các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là: 3 – 1 = 2 ⇒ tổng số electron tham gia tạo liên kết là 2.2 = 4.

- Số H tối đa: x = 12 – 4 = 8.

Xem thêm các bài giải Hoá học lớp 10 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 10: Liên kết ion

Bài 11: Liên kết cộng hoá trị

Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Bài 13: Phản ứng oxi hoá - khử

Đánh giá

0

0 đánh giá