SBT Toán 10 Kết nối tri thức Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ

552

Lời giải bài tập SBT Toán 10 Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi trong SBT Toán 10 Bài 21 từ đó học tốt môn Toán 10.

SBT Toán 10 Kết nối tri thức Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng toạ độ

Câu hỏi trang 41 SBT Toán 10

Bài 7.19 trang 41 SBT Toán 10 Tập 2: Tìm tâm và bán kính của đường tròn (C) trong các trường hợp sau: a) (x – 2)2 + (y – 8)2 = 49;

b) (x + 3)2 + (y – 4)2 = 23.

Lời giải:

Phương trình đường tròn có dạng: (x – a)2 + (y – b)2 = R2

Với (a; b) là tọa độ tâm I và R > 0 là bán kính của đường tròn

a)

Xét (x – 2)2 + (y – 8)2 = 49 có:

a = 2, b = 8, R2 = 49 ⇒ R = 7

Vậy đường tròn (C) có tâm I(2; 8) và bán kính R = 7.

b)

Xét(x + 3)2 + (y – 4)2 = 23 có:

a = –3, b = 4, R2 = 23 ⇒ R = 23

Vậy đường tròn (C) có tâm I(–3; 4) và bán kính R = 23 .

Bài 7.20 trang 41SBT Toán 10 Tập 2: Phương trình nào dưới đây là phương trình của một đường tròn? Khi đó hãy tìm tâm và bán kính của nó.

a) x2 + 2y2 – 4x – 2y + 1 = 0.

b) x2 + y2 – 4x + 3y + 2xy = 0.

c) x2 + y2 – 8x – 6y + 26 = 0.

d) x2 + y2 + 6x – 4y + 13 = 0

e) x2 + y2 – 4x + 2y + 1 = 0.

Lời giải:

a)Phương trình đã cho không là phương trình của đường tròn do hệ số của x2 và y2 không bằng nhau

b)Phương trình đã cho không là phương trình của đường tròn do trong phương trình của đường tròn không có thành phần tích xy.

c)Phương trình đã cho có các hệ số a = 4, b = 3, c = 26, ta có:

a2 + b2 – c = 42 + 32 – 26 = –1 < 0 do đó nó không là phương trình của đường tròn.

d)Phương trình đã cho có các hệ số a = –3, b = 2, c = 13, ta có:

a2 + b2 – c = (–3)2 + 22 – 13 = 0 do đó nó không là phương trình của đường tròn.

e) Phương trình đã cho có các hệ số a = 2, b = –1, c = 1, ta có:

a2 + b2 – c = 22 + (–1)2 – 1 = 4 > 0 nên đây là phương trình của đường tròn có tâm I(2; –1) và có bán kính R=4=2.

Bài 7.21 trang 41 SBT Toán 10 Tập 2: Viết phương trình của đường tròn (C) trong các trường hợp sau. a) Có tâm I(3; 1) và có bán kính R = 2.

b) Có tâm I(3; 1) và đi qua điểm M(–1; 7).

c) Có tâm I(2; –4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x – 2y – 1 = 0.

d) Có đường kính AB với A(4; 1), B(–2; –5).

Lời giải:

a)

Phương trình đường tròn có tâm I(3; 1) và có bán kính R = 2 là:

(x – 3)2 + (y – 1)2 = 22

⇔ (x – 3)2 + (y – 1)2 = 4.

b)

Đường tròn có tâm I(3; 1) và đi qua điểm M(–1; 7) có bán kính

R = IM = (-1-3)2+(7-1)2=213

Phương trình đường tròn có tâm I(3; 1) và đi qua điểm M(–1; 7) là:

(x – 3)2 + (y – 1)2 = (213)2

⇔ (x – 3)2 + (y – 1)2 = 52.

c)

Đường tròn có tâm I(2; –4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x – 2y – 1 = 0 có bán kính R = Viết phương trình của đường tròn (C) trong các trường hợp sau

Phương trình đường tròn có tâm I(2; –4) và tiếp xúc với đường thẳng Δ: 3x – 2y – 1 = 0 là:

(x – 2)2 + (y + 4)2 = (13)2

⇔ (x – 2)2 + (y + 4)2 = 13.

d)

Đường tròn có đường kính AB với A(4; 1), B(–2; –5) có:

Tâm I là trung điểm AB nên:

xI = (xA + xB) : 2 = (4 + (– 2)) : 2 = 1

yI = (yA + yB) : 2 = (1 + (– 5)) : 2 = –2

Do đó, I(1; –2).

Bán kính R = AB2=(-2-4)2+(-5-1)22=32

Phương trình đường tròn có đường kính AB với A(4; 1), B(–2; –5) là:

(x – 1)2 + (y + 2)2 = (32)2

⇔ (x – 1)2 + (y + 2)2 = 18.

Bài 7.22 trang 41 SBT Toán 10 Tập 2: Viết phương trình đường tròn (C) có tâm thuộc đường thẳng Δ: x + y – 1 = 0 và đi qua hai điểm A(6; 2), B(–1; 3).

Lời giải:

Dựa vào Δ: x + y – 1 = 0 ta có: y = 1 – x

Gọi I là tâm của đường tròn (C). Ta có I ∈ Δ ⇔ I(t; 1 – t)

Vì A, B thuộc (C) nên ta có

AI2 = BI2

⇔ (t – 6)2 + (1 – t – 2)2 = (t + 1)2 + (1 – t – 3)2

⇔ (t – 6)2 + (–1 – t )2 = (t + 1)2 + (–2 – t )2

⇔ (t – 6)2 + (t + 1)2 = (t + 1)2 + (t + 2)2

⇔ (t – 6)2 = (t + 2)2

⇔ t2 – 12t + 36 = t2 + 4t + 4

⇔ 16t = 32

⇔ t = 2

Do đó, I(2; –1)

Bán kính của (C) là:

R=IA=(6-2)2+(2-(-1))2=5

Phương trình của đường tròn (C) là:

(x – 2)2 + (y + 1)2 = 52

⇔ (x – 2)2 + (y + 1)2 = 25.

Câu hỏi trang 42 SBT Toán 10

Bài 7.23 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đường tròn (C) có phương trình x2 + y2 + 6x – 4y – 12 = 0. Viết phương trình tiếp tuyến Δ của (C) tại điểm M(0; –2).

Lời giải:

Xét đường tròn (C) có phương trình: x2 + y2 + 6x – 4y – 12 = 0. Ta có:

Tâm I(a; b) với a = 6 : (–2) = –3, b = –4 : (–2) = 2, do đó, đường tròn (C) có tâm I(–3; 2).

Đường thẳng Δ đi qua điểm M(0; –2) và có vectơ pháp tuyến là n=IM=3;-4 . Phương trình của Δ là

3(x – 0) – 4(y + 2) = 0

⇔ 3x – 4y – 8 = 0.

Bài 7.24 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2: Cho điểm A(4; 2) và hai đường thẳng d: 3x + 4y – 20 = 0, d’: 2x + y = 0.

a) Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua A và vuông góc với d.

b) Viết phương trình đường tròn (C) có tâm thuộc đường thẳng d' và tiếp xúc với d tại điểm A.

Lời giải:

a)

Dựa vào đề bài ta có do đường thẳng Δ vuông góc với d nên: u=nd=3;4n=4;-3.

Phương trình của Δ là:

4(x – 4) – 3(y – 2) = 0

⇔ 4x – 3y – 10 = 0.

b)

Gọi I là tâm của đường tròn (C).

Vì d tiếp xúc với (C) tại điểm A nên ta có IA ⊥ d, do đó I thuộc Δ. Mặt khác, I thuộc đường thẳng d'. Suy ra toạ độ của I thoả mãn hệ phương trình

Cho điểm A(4; 2) và hai đường thẳng d: 3x + 4y – 20 = 0, d’: 2x + y = 0

Do đó, I(1; –2)

Bán kính của (C) là: R=IA=(4-1)2+(2-(-2))2=5

Vậy phương trình của (C) là

(x – 1)2 + (y + 2)2 = 52

⟺ (x – 1)2 + (y + 2)2 = 25.

Bài 7.25 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đường tròn (C), đường thẳng Δ có phương trình lần lượt là: (x – 1)2 + (y + 1)2 = 2; x + y + 2 = 0.

a) Chứng minh rằng Δ là một tiếp tuyến của đường tròn (C).

b) Viết phương trình tiếp tuyến d của (C), biết rằng d song song với đường thẳng Δ.

Lời giải:

Đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 1)2 = 2 có

tâm I(1; –1)

bán kính R2 = 2 ⇒ R = 2.

a)

Khoảng cách từ I đến đường thẳng Δ là

Cho đường tròn (C), đường thẳng Δ có phương trình lần lượt là

Ta có d(I, Δ) = R, do đó Δ là một tiếp tuyến của (C).

b)

Vì đường thẳng d song song với đường thẳng Δ nên phương trình đường thẳng d có dạng x + y + m = 0, trong đó m ≠ 2.

Để d là tiếp tuyến của (C) khi và chỉ khi

Cho đường tròn (C), đường thẳng Δ có phương trình lần lượt là

Mà m ≠ 2 nên m = –2

Vậy phương trình của đường thẳng d là x + y – 2 = 0.

Bài 7.26 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đường thẳng Δ: x . sinα° + y . cosα° – 1 = 0, trong đó α là một số thực thuộc khoảng (0; 180).

a) Tính khoảng cách từ gốc toạ độ O đến đường thẳng Δ.

b) Chứng minh rằng khi α thay đổi, tồn tại một đường tròn cố định luôn tiếp xúc với đường thẳng Δ.

Lời giải:

a)

Khoảng cách từ O(0; 0) đến đường thẳng Δ là

Cho đường thẳng Δ: x . sinα° + y . cosα° – 1 = 0, trong đó α là một số thực

Do (sinαo)2 + (cosαo)2 = 1 với α là một số thực thuộc khoảng (0; 180).

b)

Giả sử (C) là đường tròn có tâm O và bán kính R = 1.

Với α là một số thực thuộc khoảng (0; 180) có thể thay đổi thì có:

d(O, Δ) = 1 = R không đổi

nên (C) luôn tiếp xúc với Δ.

Vậy phương trình đường tròn (C) cần tìm là x2 + y2 = 1.

Bài 7.27 trang 42 SBT Toán 10 Tập 2: Vị trí của một chất điểm M tại thời điểm t (t trong khoảng thời gian từ 0 phút đến 180 phút) có toạ độ là (3 + 5sin t°; 4 + 5cos t°). Tìm toạ độ của chất điểm M khi M ở cách xa gốc toạ độ nhất.

Lời giải:

Từ cách xác định toạ độ của chất điểm M ta có

Vị trí của một chất điểm M tại thời điểm t với t trong khoảng thời gian từ 0

⇔ (xM – 3)2 + (yM – 4)2 = (5sin t°)2 + (5cos t°)2

⇔ (xM – 3)2 + (yM – 4)2 = 25(sin t°)2 + 25(cos t°)2

⇔ (xM – 3)2 + (yM – 4)2 = 25[(sin t°)2 + (cos t°)2]

⇔ (xM – 3)2 + (yM – 4)2 = 25.1

⇔ (xM – 3)2 + (yM – 4)2 = 25

Vậy chất điểm M luôn thuộc đường tròn (C) có tâm I(3; 4) và có bán kính R = 25 = 5. Mặt khác gốc toạ độ O(0; 0) cũng thuộc đường tròn (C).

Do đó ta có: OM ≤ 2R = 10

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi OM là đường kính của đường tròn (C), nghĩa là I là trung điểm của OM, điều đó tương đương với

Vị trí của một chất điểm M tại thời điểm t với t trong khoảng thời gian từ 0

Vậy M(6; 8) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Đánh giá

0

0 đánh giá