15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Lý thuyết

1. Phương trình đường tròn

Điểm M(x;y) thuộc đường tròn (C), tâm (a;b), bán kính R khi và chỉ khi

(x - a)2 + (y - b)2 = R2 (1)

Ta gọi (1) là phương trình của đường tròn (C).

2. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

Cho điểm M(xo;yo) thuộc đường tròn (C):(x - a)2 + (y - b)2 = R(tâm I(a;b), bán kính R). Khi đó, tiếp tuyến Δ của (C) tại M(xo;yo) có vecto pháp tuyến 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1) = (a - xo; b - yo) và phương trình 

(a - xo) (x - xo) + (b - yo) (y - yo) = 0

Bài tập

Câu 1. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 3)2 = 16 là:

A. I(–1; 3), R = 4;

B. I(1; –3), R = 4;

C. I(1; –3), R = 16;

D. I(–1; 3), R = 16.

Đáp án: B

Đường tròn (C) có tâm I(1; –3), bán kính R = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 1) = 4.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2. Đường tròn (C) có tâm I(1; –5) và đi qua O(0; 0) có phương trình là:

A. (x + 1)2 + (y – 5)2 = 26;

B. (x + 1)2 + (y – 5)2 = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 2) ;

C. (x – 1)2 + (y + 5)2 = 26;

D. (x – 1)2 + (y + 5)2 =15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 2).

Đáp án: C

Với I(1; –5) ta có: 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 3) =(1;−5).

Đường tròn (C) có tâm I(1; –5) và đi qua O(0; 0) nên có bán kính là:

R = OI = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 4)

Suy ra R2 = 26.

Vậy phương trình đường tròn (C) là:

(x – 1)2 + (y + 5)2 = 26.

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 3. Đường tròn (C): x2 + y2 + 12x – 14y + 4 = 0 viết được dưới dạng:

A. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 = 9;

B. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 = 81;

C. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 = 89;

D. (C): (x + 6)2 + (y – 7)215 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 5).

Đáp án: B

Phương trình (C) có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = –6, b = 7, c = 4.

Suy ra tâm I(–6; 7).

Ta có R2 = a2 + b2 – c = 36 + 49 – 4 = 81.

Vậy phương trìnhcủa đường tròn (C) là: (x + 6)2 + (y – 7)2 = 81.

Do đó ta chọn phương án B.

Câu 4. Đường tròn (C) có tâm I(2; –3) và tiếp xúc với trục Oy có phương trình là:

A. (x + 2)2 + (y – 3)2 = 4;

B. (x + 2)2 + (y – 3)2 = 9;

C. (x – 2)2 + (y + 3)2 = 4;

D. (x – 2)2 + (y + 3)2 = 9.

Đáp án: C

Phương trình trục Oy: x = 0.

Đường tròn (C) có tâm I(2; –3) và tiếp xúc với trục Oy nên có bán kính là:

R = d(I, Oy) = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 6) = 2.

Vậy phương trình đường tròn (C): (x – 2)2 + (y + 3)2 = 4.

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 5. Đường tròn (C): x2 + y2 – 6x + 2y + 6 = 0 có tâm I và bán kính R là:

A. I(3; –1), R = 4;

B. I(–3; 1), R = 4;

C. I(3; –1), R = 2;

D. I(–3; 1), R = 2.

Đáp án: C

Phương trình đã cho có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = 3, b = –1, c = 6.

Suy ra tâm I(3; –1).

Ta có R2 = a2 + b2 – c = 9 + 1 – 6 = 4.

Suy ra R = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 7)  = 2.

Vậy đường tròn (C) có tâm I(3; –1), bán kính R = 2.

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 6. Tọa độ tâm I của đường tròn đi qua ba điểm A(0; 4), B(2; 4), C(4; 0) là:

A. I(0; 0);

B. I(1; 0);

C. I(3; 2);

D. I(1; 1).

Đáp án: D

15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 8)

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC.

Vì M là trung điểm AB nên ta có 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 10)

Suy ra M(1; 4).

Tương tự, ta có N(3; 2).

Đường trung trực ∆1 của đoạn thẳng AB đi qua điểm M(1; 4) và có vectơ pháp tuyến 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 11) =(2;0).

Suy ra phương trình ∆1 là: 2(x – 1) + 0(y – 4) = 0 ⇔ x – 1 = 0.

Tương tự, ta có phương trình đường trung trực ∆2 của đoạn thẳng BC đi qua điểm N(3; 2) và có vectơ pháp tuyến 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 12) =(2;−4) là:

2(x – 3) – 4(y – 2) = 0 ⇔ x – 2y + 1 = 0.

Vì IA = IB = IC = R nên I cách đều ba điểm A, B, C.

Do đó I nằm trên đường trung trực ∆1 và I cũng nằm trên đường trung trực ∆2.

Hay I là giao điểm của ∆1 và ∆2.

Khi đó tọa độ I là nghiệm của hệ phương trình:

15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 13)

Suy ra tọa độ tâm I(1; 1).

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 7. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình của một đường tròn?

A. 4x2 + y2 – 10x – 6y – 2 = 0;

B. x2 + y2 – 2x – 8y + 20 = 0;

C. x2 + 2y2 – 4x – 8y + 1 = 0;

D. x2 + y2 – 4x + 6y – 12 = 0.

Đáp án: D

Phương trình đường tròn có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0 (điều kiện: a2 + b2 – c > 0).

•Ta thấy phương trình ở phương án A và C không có dạng như trên.

Nên ta loại phương án A, C.

•Ta xét phương án B:

Ta có a = 1, b = 4, c = 20.

Suy ra a2 + b2 – c = 1 + 16 – 20 = –3 < 0.

Do đó phương trình ở phương án B không phải là một phương trình đường tròn.

Vì vậy ta loại phương án B.

Đến đây ta có thể chọn phương án D.

•Ta xét phương án D:

Ta có a = 2, b = –3, c = –12.

Suy ra a2 + b2 – c = 4 + 9 + 12 = 25 > 0.

Do đó phương trình ở phương án D là một phương trình đường tròn.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 8. Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C): 16x2 + 16y2 + 16x – 8y – 11 = 0 là:

A. I(–8; 4), R = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 14) ;

B. I(8; –4), R =  15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 14);

C. I(–8; 4), R = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 15) ;

D. I(−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 16) ; 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 17)),R=1.

Đáp án: D

Ta có 16x2 + 16y2 + 16x – 8y – 11 = 0.

Suy ra x2+y2+x−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 16) y−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 18) =0.

Phương trình (C) có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a=−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 16) , b=15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 17) , c=− 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 18).

Suy ra tâm I(−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 16) ; 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 17)).

Ta có R2 = a2 + b2 – c = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 17) + 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 19)+ 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 18)=1.

Suy ra R =  15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 20) = 1.

Vậy đường tròn (C) có tâm I(− 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 16);15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 17) ), bán kính R = 1.

Do đó ta chọn phương án D.

Câu 9. Đường tròn (C) đi qua hai điểm A(–1; 2), B(–2; 3) và có tâm I thuộc đường thẳng ∆: 3x – y + 10 = 0. Phương trình đường tròn (C) là:

A. (x + 3)2 + (y – 1)215 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 21) ;

B. (x – 3)2 + (y + 1)215 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 21);

C. (x – 3)2 + (y + 1)2 = 5;

D. (x + 3)2 + (y – 1)2 = 5.

Đáp án: D

Giả sử I(a; b) ∈ ∆: 3x – y + 10 = 0.

Suy ra 3a – b + 10 = 0

⇔ b = 3a + 10.

Khi đó ta có I(a; 3a + 10)

Suy ra 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 22) = (−1−a;2−3a−10) = (−1−a;−3a−8) Và 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 23) = (−2−a;3−3a−10) = (−2−a;−3a−7)

Ta có IA = IB (= R).

⇔ IA2 = IB2

⇔ (–1 – a)2 + (–3a – 8)2 = (–2 – a)2 + (–3a – 7)2

⇔ 1 + 2a + a2 + 9a2 + 48a + 64 = 4 + 4a + a2 + 9a2 + 42a + 49

⇔ 4a = –12

⇔ a = –3.

Với a = –3, ta có b = 3a + 10 = 3.(–3) + 10 = 1.

Suy raI(–3; 1).

Ta có R2 = IA2 = (–1 – a)2 + (–3a – 8)2 = [–1 – (–3)]2 + [–3.(–3) – 8]2 = 5.

Vậy phương trình đường tròn (C): (x + 3)2 + (y – 1)2 = 5.

Do đó ta chọn phương án D.

Câu 10. Cho phương trình x2 + y2 – 2mx – 4(m – 2)y + 6 – m = 0. Điều kiện của m để phương trình đã cho là một phương trình đường tròn là:

A. m ∈ ℝ;

B. m∈(−∞;1)∪(2;+∞);

C. m∈(−∞;1)∪(2;+∞);

D. m∈(−∞;13)∪(2;+∞).

Đáp án: B

Phương trình đã cho có dạng x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = m, b = 2(m – 2), c = 6 – m.

Ta có a2 + b2 – c = m2 + 4(m2 – 4m + 4) – 6 + m = 5m2 – 15m + 10.

Để phương trình đã cho là phương trình đường tròn thì a2 + b2 – c > 0.

Nghĩa là 5m2 – 15m + 10 > 0

⇔ m < 1 hoặc m > 2.

Vậy m ∈ (–∞; 1) ∪ (2; +∞) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Do đó ta chọn phương án B.

Câu 11. Cho đường tròn (C): x2 + y2 + 5x + 7y – 3 = 0. Khoảng cách từ tâm của (C) đến trục hoành bằng:

A. 5;

B. 7;

C. 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 24) ;

D. 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 25) .

Đáp án: C

Phương trình đã cho có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a=−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 25) , b=− 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 24), c = –3.

Suy ra tâm I(−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 25);−15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 24) ).

Trục Ox có phương trình là y = 0.

Ta có d(I,Ox) = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 26) .

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 12. Đường tròn (C) có tâm I thuộc đường thẳng d: x + 3y + 8 = 0, đi qua điểm A(–2; 1) và tiếp xúc với đường thẳng ∆: 3x – 4y + 10 = 0. Phương trình đường tròn (C) là:

A. (x – 2)2 + (y + 2)2 = 25;

B. (x + 5)2 + (y + 1)2 = 16;

C. (x + 2)2 + (y + 2)2 = 9;

D. (x – 1)2 + (y + 3)2 = 25.

Đáp án: D

Gọi I(a; b) là tâm của đường tròn (C).

Ta có I ∈ d.

Suy ra a + 3b + 8 = 0 ⇔ a = –3b – 8.

Ta có đường tròn (C) đi qua điểm A(–2; 1) nên AI = R (1).

Lại có đường tròn (C) tiếp xúc với đường thẳng ∆ nên d(I, ∆) = R (2).

Từ (1), (2), ta suy ra IA = d(I, ∆).

15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 27)

⇔ 25(9b2 + 36b + 36 + b2 – 2b + 1) = 169b2 + 364b + 196

⇔ 81b2 + 486b + 729 = 0

⇔ b = –3.

Với b = –3, ta có a = –3b – 8 = –3.(–3) – 8 = 1.

Khi đó ta có I(1; –3).

R = AI = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 28) =5.

Vậy phương trình đường tròn (C) là: (x – 1)2 + (y + 3)2 = 25.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 13.Cho đường tròn (C): (x – 2)2 + (y + 4)2 = 25, biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng d: 3x – 4y + 5 = 0. Phương trình tiếp tuyến của (C) là:

A. 4x – 3y + 5 = 0; 4x – 3y – 45 = 0;

B. 4x + 3y + 5 = 0; 4x + 3y + 3 = 0;

C. 4x + 3y + 29 = 0;

D. 4x + 3y + 29 = 0; 4x + 3y – 21 = 0.

Đáp án: D

Gọi ∆ là tiếp tuyến cần tìm.

Đường tròn (C) có tâm I(2; –4), bán kính R = 5.

Đường thẳng d có vectơ pháp tuyến  15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 29)d=(3;−4).

Theo đề, ta có ∆ ⊥ d nên ∆ nhận vectơ pháp tuyến của d làm vectơ chỉ phương.

Do đó ∆ có vectơ chỉ phương 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 30) = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 29)d=(3;−4).

Khi đó ∆ có vectơ pháp tuyến  15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 29)Δ=(4;3).

Vì vậy phương trình tiếp tuyến cần tìm có dạng ∆: 4x + 3y + c = 0.

Vì ∆ là tiếp tuyến của đường tròn (C) nên d(I, ∆) = R.

15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 31)  =5

⇔ |c – 4| = 25

⇔ c – 4 = 25 hoặc c – 4 = –25

⇔ c = 29 hoặc c = –21.

Vậy ∆: 4x + 3y + 29 = 0 hoặc ∆: 4x + 3y – 21 = 0.

Do đó ta chọn phương án D.

Câu 14. Cho phương trình (C): x2 + y22 – 2(m + 1)x + 4y – 1 = 0. Với giá trị nào của m thì đường tròn (C) có bán kính nhỏ nhất?

A. m = 2;

B. m = –1;

C. m = 1;

D. m = –2.

Đáp án: B

Phương trình đường tròn (C) có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = m + 1, b = –2, c = –1.

Ta có R2 = a2 + b2 – c = (m + 1)2 + 4 + 1 = (m + 1)2 + 5.

Đường tròn (C) có bán kính nhỏ nhất khi và chỉ khi biểu thức (m + 1)2 + 5 đạt giá trị nhỏ nhất.

Ta có: (m + 1)2 ≥ 0, ∀m ∈ ℝ.

⇔ (m + 1)2 + 5 ≥ 5, ∀m ∈ ℝ.

Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức (m + 1)2 + 5 là 5.

Dấu “=” xảy ra ⇔ m = –1.

Vậy m = –1 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Do đó ta chọn phương án B.

Câu 15. Cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x – 4y + 1 = 0. Gọi d1, d2 lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm M(3; 2), N(1; 0). Tọa độ giao điểm của d1 và d2 là:

A. (3; 0);

B. (–3; 0);

C. (0; 3);

D. (0; –3).

Đáp án: A

Ta viết phương trình d1:

Ta có 32 + 22 – 2.3 – 4.2 + 1 = 0 (đúng).

Do đó điểm M ∈ (C).

Phương trình đường tròn (C) có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = 1, b = 2, c = 1.

Suy ra tâm I(1; 2), bán kính R = 15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 32) =2.

Phương trình d1 là: (1 – 3)(x – 3) + (2 – 2)(y – 2) = 0

⇔ –2(x – 3) = 0 ⇔ x – 3 = 0.

Tương tự, ta viết phương trình d2:

Ta có 12 + 02 – 2.1 – 4.0 + 1 = 0 (đúng).

Do đó N ∈ (C).

Phương trình d2 là: (1 – 1)(x – 1) + (2 – 0)(y –0) = 0

⇔ y = 0.

Gọi A là giao điểm của d1 và d2.

Suy ra tọa độ A là nghiệm của hệ phương trình:

15 câu trắc nghiệm Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ (có đáp án) (ảnh 33)

Khi đó ta có tọa độ A(3; 0).

Vậy ta chọn phương án A.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 20: Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách

Bài 22: Ba đường conic

Bài tập cuối chương 7

Bài 23: Quy tắc đếm

Bài 24: Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
478 47 10
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
426 12 4
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
436 12 8
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
465 13 5
Tải xuống