Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

SBT Toán 10 Kết nối tri thức trang 48: Bài tập cuối chương VII

232

Với giải Câu hỏi trang 48 Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập cuối chương VII giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Toán 10 Kết nối tri thức trang 48: Bài tập cuối chương VII

Bài 7.42 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đường tròn (C) có phương trình (x – 2)2 + (y + 3)2 = 9. Tâm I và bán kính R của đường tròn (C) là

A. I(2; –3), R = 9;

B. I(–2; 3), R = 3;

C. I(–2; 3), R = 9;

D. I(2; –3), R = 3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Xét phương trình đường tròn: (x – 2)2 + (y + 3)2 = 9 ta có:

Tâm I(2; –3)

Bán kính: R = 9 = 3.

Bài 7.43 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Cho elip (E) có phương trình x216+y27=1. Điểm nào sau đây là một tiêu điểm của (E)?

A. (0; 3);

B. (4; 0);

C. (3; 0);

D. (0; 4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Xét phương trình elip: x216+y27=1 ta có:

a2 = 16

b2 = 7

c=a2-b2=16-7=3

Do đó, elip có hai tiêu điểm là: F1(3; 0) và F2(–3; 0).

Bài 7.44 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có phương trình là

A. Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có phương trình là

B. Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có phương trình là

C. Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có phương trình là

D. Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có phương trình là

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có một vectơ chỉ phương là: AB=-3;-3 hay có một vectơ chỉ phương khác là: u=1;1.

Chọn điểm (–2; –4) thuộc đường thẳng AB. Phương trình tham số của đường thẳng AB là:

Đường thẳng qua A(1; –1) và B(–2; –4) có phương trình là

Bài 7.45 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Cho hypebol (H) có phương trình chính tắc x236-y213=1.Tiêu cự của hypebol là

A. 7;

B. 14;

C. 223;

D. 23.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Xét phương trình chính tắc x236-y213=1 có:

a2 = 36

b2 = 13

c=a2+b2=36+13=49=7

Do đó, tiêu cự là: 2c = 2 . 7 = 14.

Bài 7.46 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Cho hai điểm A(0; – 2), B(2; 4). Phương trình đường tròn tâm A đi qua điểm B là

A. x2 + (y + 2)2 = 40;

B. x2 + (y + 2)2 = 10;

C. x2 + (y – 2)2 = 40;

D. x2 + (y – 2)2 = 10.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có: AB = (2-0)2+(4+2)2=210

Đường tròn tâm A đi qua điểm B có bán kính R = AB = 210

Phương trình đường tròn tâm A đi qua điểm B là:

(x – 0)2 + (y + 2)2 = (210)2

⇔ x2 + (y + 2)2 = 40.

Bài 7.47 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Phương trình chính tắc của parabol (P) đi qua điểm E(2; 2) là

A. x2 = 2y;

B. x2 = 4y;

C. x2 = y;

D. y = 2x2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thay tọa độ điểm E(2; 2) vào phương trình x2 = 2y , ta có:

22 = 2.2

Do đó, phương trình chính tắc của parabol (P) đi qua điểm E(2; 2) là x2 = 2y.

Bài 7.48 trang 48 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đường tròn (C) có phương trình (x + 1)2 + (y + 1)2 = 4 và điểm M(1; –1) thuộc đường tròn. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại điểm M là

A. y + 1 = 0;

B. y = 0;

C. x + 1 = 0;

D. x – 1 = 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đường tròn (C) có tâm I(–1; –1) và bán kính R = 2.

Tiếp tuyến của đường tròn tại M nhận vectơ IM=2;0 làm vectơ pháp tuyến

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại điểm M là:

2(x – 1) + 0.(y + 1) = 0

⇔ 2x – 2 = 0

⇔ x – 1 = 0.

Đánh giá

0

0 đánh giá