Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Toán 10 Kết nối tri thức trang 33 Bài 19: Phương trình đường thẳng

446

Với giải Câu hỏi trang 33 Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức trong Bài 19: Phương trình đường thẳng học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Kết nối tri thức trang 33 Bài 19: Phương trình đường thẳng

Luyện tập 3 trang 33 SGK Toán 10 Tập 2:  Hãy chỉ ra một vectơ chí phương của đường thẳng Δ:2xy+1=0.

Phương pháp giải:

Tìm vectơ pháp tuyến, từ đó suy ra vectơ chỉ phương của đường thẳng.

Lời giải:

Ta có: nΔ=(2;1), suy ra uΔ=(1;2).

HĐ4 trang 33 SGK Toán 10 Tập 2: Chuyển động của một vật thể được thể hiện trên mặt phẳng Oxy. Vật thể khởi  hành từ A(2;1) và chuyển động thẳng đều với vectơ vận tốc v(3;4).

a) Hỏi vật thể chuyển động trên đường thẳng nào (chỉ ra điểm đi qua và vectơ chỉ phương của đường thẳng đó)?

b) Chứng minh rằng, tại thời điểm t (t>0) tính từ lúc khởi hành, vật thể ở vị trí có tọa độ là (2+3t;1+4t).

Lời giải:

a) Vật thể đi qua điểm A(2;1) và  đi theo hướng  vectơ v(3;4).

b) Sau thời gian t thì vectơ vận tốc của vật thể là: tv=(3t;4t).

Vậy tọa độ của vật thể sau thời gian t là: OA+tv=(2+3t;1+4t).

Luyện tập 4 trang 33 SGK Toán 10 Tập 2: Lập phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua điểm M(1;2) và song song với đường thẳng d:3x4y1=0.

Phương pháp giải:

Hai đường thẳng song song thì hai vectơ pháp tuyến cùng phương

Lời giải:

Vì hai đường thẳng Δ và d song song với nhau nên ta có thể chọn nΔ=nd=(3;4).

Mặt khác, Δ đi qua điểm M(1;2)nên phương trình Δ là:

3(x+1)4(y2)=03x4y+11=0.

Luyện tập 5 trang 33 SGK Toán 10 Tập 2: Lập phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt A(x1;y1);B(x2;y2) cho trước.

Phương pháp giải:

AB là vevto chỉ phương của đường thẳng AB.

Lời giải:

Đường thẳng AB đi qua điểm A(x1;y1) có vectơ chỉ phương là uAB=AB=(x2x1;y2y1)

Do đó, AB có phương trình tham số là: {x=x1+(x2x1)ty=y1+(y2y1)t

Chọn nAB=(y2y1;(x2x1)), suy ra AB có phương trình tổng quát là:

(y2y1)(xx1)(x2x1)(yy1)=0.

Đánh giá

0

0 đánh giá