Toán 10 Cánh Diều trang 80 Bài 3: Phương trình đường thẳng

346

Với giải Câu hỏi trang 80 Toán 10 Tập 2 Cánh Diều trong Bài 3: Phương trình đường thẳng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem: 

Toán 10 Cánh Diều trang 80 Bài 3: Phương trình đường thẳng

Bài 3 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Cho đường thẳng d có phương trình tham số là:

Cho đường thẳng d có phương trình tham số

a) Lập phương trình tổng quát của đường thẳng d.

b) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng d lần lượt với các trục Ox, Oy.

c) Đường thẳng d có đi qua điểm M (– 7; 5) hay không?

Lời giải:

a) Đường thẳng d có phương trình tham số là:

Cho đường thẳng d có phương trình tham số

Suy ra d có 1 vectơ chỉ phương là u=3;2, do đó d có 1 vectơ pháp tuyến là n=2;3

Ứng với t = 0, ta có

Cho đường thẳng d có phương trình tham số

Do đó điểm A(– 1; 2) thuộc đường thẳng d.

Vậy đường thẳng d có phương trình tổng quát là 2(x + 1) + 3(y – 2) = 0 hay 2x + 3y – 4 = 0.

b) Gọi H, K lần lượt là giao điểm của đường thẳng d với các trục Ox và Oy.

Vì H thuộc Ox nên gọi tọa độ H(a; 0).

Do H thuộc d nên tọa độ điểm H thỏa mãn phương trình tổng quát của đường thẳng d, thay vào ta được: 2 . a + 3 . 0 – 4 = 0 ⇔ a = 2.

Vậy H(2; 0).

Vì điểm K thuộc Oy nên gọi tọa độ K(0; b).

Do K thuộc d nên tọa độ điểm K thỏa mãn phương trình tổng quát của đường thẳng d, thay vào ta được:

2 . 0 + 3 . b – 4 = 0 ⇔ b = 43.

Vậy K0;43.

Vậy tọa độ giao điểm của đường thẳng d lần lượt với các trục Ox, Oy lần lượt là các điểm H(2; 0) và K0;43.

c) Thay tọa độ điểm M(– 7; 5) vào phương trình tổng quát của đường thẳng d ta được:

2 . (– 7) + 3 . 5 – 4 = 0 ⇔ – 3 = 0 (vô lý).

Vậy điểm M(– 7; 5) không thuộc đường thẳng d hay đường thẳng d không đi qua điểm M(– 7; 5).

Bài 4 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Cho đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0.

a) Lập phương trình tham số của đường thẳng d.

b) Tìm tọa độ điểm M thuộc d sao cho OM = 5 với O là gốc tọa độ.

c) Tìm tọa độ điểm N thuộc d sao cho khoảng cách từ N đến trục hoành Ox là 3

Lời giải:

a) Đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0.

Do đó d có 1 vectơ pháp tuyến là n=1;2, suy ra d có 1 vectơ chỉ phương là u=2;1

Cho y = 0, thay vào phương trình tổng quát của d ta được: x – 2 . 0 – 5 = 0 ⇔ x = 5.

Do đó, điểm A(5; 0) thuộc d.

Vậy phương trình tham số của đường thẳng d là Cho đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0. (ảnh 1)

Cho đường thẳng d có phương trình tổng quát là: x – 2y – 5 = 0. (ảnh 2)

Bài 5 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Cho tam giác ABC, biết A(1; 3); B(– 1; – 1); C(5; – 3). Lập phương trình tổng quát của:

a) Ba đường thẳng AB, BC, AC.

b) Đường trung trực cạnh AB.

c) Đường cao AH và đường trung tuyến AM của tam giác ABC.

Lời giải:

a) * Ta có: AB=2;4.

Do đó đường thẳng AB nhận uAB=12AB=122;4=1;2 làm một vectơ chỉ phương.

Suy ra đường thẳng AB có một vectơ pháp tuyến là nAB=2;1.

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng AB là 2(x – 1) – 1(y – 3) = 0 hay 2x – y + 1 = 0.

* Ta có: BC=6;2.

Do đó đường thẳng BC nhận uBC=12BC=126;2=3;1 làm một vectơ chỉ phương.

Suy ra đường thẳng BC có một vectơ pháp tuyến là nBC=1;3.

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng BC là 1(x + 1) + 3(y + 1) = 0 hay x + 3y + 4 = 0.

* Ta có: AC=4;6.

Do đó đường thẳng AC nhận uAC=12AB=124;6=2;3 làm một vectơ chỉ phương.

Suy ra đường thẳng AC có một vectơ pháp tuyến là nAC=3;2.

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng AC là 3(x – 1) + 2(y – 3) = 0 hay 2x + 2y – 9 = 0.

b) Gọi N là trung điểm của AB, áp dụng công thức tọa độ trung điểm, suy ra tọa độ của điểm N là xN=1+12=0;yN=3+12=1 hay N(0; 1).

Đường trung trực cạnh AB vuông góc với AB nên nhận uAB=1;2 làm vectơ pháp tuyến.

Do đó đường trung trực cạnh AB đi qua điểm N(0; 1) và có 1 vectơ pháp tuyến là n=1;2.

Vậy phương trình tổng quát của đường trung trực cạnh AB là 1(x – 0) + 2(y – 1) = 0 hay x + 2y – 2 = 0.

c) * Đường cao AH của tam giác ABC vuông góc với cạnh BC.

Do đó đường cao AH đi qua điểm A(1; 3) và nhận uBC=3;1 làm vectơ pháp tuyến.

Vậy phương trình tổng quát của đường cao AH là 3(x – 1) – 1(y – 3) = 0 hay 3x – y = 0.

* AM là trung tuyến của tam giác ABC nên M là trung điểm của BC.

Suy ra tọa độ của điểm M là xM=1+52=2;yM=1+32=2 hay M(2; – 2).

Ta có: AM=1;5.

Đường trung tuyến AM có một vectơ chỉ phương là AM=1;5, do đó nó có một vectơ pháp tuyến là nAM=5;1.

Đường trung tuyến AM đi qua A(1; 3) và nhận nAM=5;1 làm vectơ pháp tuyến.

Vậy phương trình tổng quát của đường trung tuyến AM là 5(x – 1) + 1(y – 3) = 0 hay 5x + y – 8 = 0.

Bài 6 trang 80 Toán lớp 10 Tập 2: Để tham gia một phòng tập thể dục, người tập phải trả một khoản phí tham gia ban đầu và phí sử dụng phòng tập. Đường thẳng Δ ở Hình 38 biểu thị tổng chi phí (đơn vị: triệu đồng) để tham gia một phòng tập thể dục theo thời gian tập của một người (đơn vị: tháng).

 (ảnh 1)

a) Viết phương trình của đường thẳng Δ.

b) Giao điểm của đường thẳng Δ với trục tung trong tình huống này có ý nghĩa gì?

c) Tính tổng chi phí mà người đó phải trả khi tham gia phòng tập thể dục với thời gian 12 tháng.

Lời giải:

a) Quan sát Hình 38, ta thấy đường thẳng ∆ đi qua 2 điểm A(0; 1,5) và B(7; 5).

Ta có: AB=7;3,5.

Do đó, đường thẳng ∆ có một vectơ chỉ phương là u=27AB=277;3,5=2;1.

Vậy phương trình tham số của đường thẳng ∆ là

Để tham gia một phòng tập thể dục, người tập phải trả một khoản phí tham gia

b) Giao điểm của đường thẳng ∆ với trục tung là điểm A(0; 1,5).

Giao điểm của đường thẳng Δ với trục tung trong tình huống này có ý nghĩa là: khoản phí tham gia ban đầu mà người tập phải trả là 1,5 triệu đồng.

c) Người đó tham gia phòng tập thể dục với thời gian là 12 tháng hay chính là x = 12, khi đó, tổng chi phí cần tìm chính là giá trị y tương ứng với x = 12.

Thay x = 12 vào phương trình tham số của đường thẳng ∆ ta được:

Để tham gia một phòng tập thể dục, người tập phải trả một khoản phí tham gia

Suy ra với x = 12 (tháng) thì y = 152=7,5 (triệu đồng).

Vậy tổng chi phí mà người đo phải trả khi tham gia phòng tập thể dục với thời gian 12 tháng là 7,5 triệu đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá