Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 20: Một số ví dụ về cách giải bài toán thuộc phần động lực học

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 20: Một số ví dụ về cách giải bài toán thuộc phần động lực học

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực vật lí:

- Nêu được thế nào là phương pháp động lực học.

- Vận dụng được phương pháp động lực học để giải các bài toán cơ học đơn giản.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: có khả năng tự đọc sách và tự nghiên cứu.  

- Giao tiếp và hợp tác: có khả năng thảo luận nhóm, phối hợp với bạn bè trong việc thực hiện tốt hiện nhiệm vụ.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: có khả năng tư duy trong giải quyết các nhiệm vụ được giao.

2. Về phẩm chất:

- Trung thực: trung thực trong giải quyết vấn đề.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân và bạn bè.

- Chăm chỉ: nghiêm túc, chăm chỉ tìm hiểu kiến thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-Ti vi, bài giảng điện tử.

-Phiếu học tập, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút): Các bước giải chính.

a) Mục tiêu: Đưa ra phương pháp giải các bài toán thuộc phần động lực học.

b) Nội dung:

- Chọn vật khảo sát chuyển động. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật, trong đó làm rõ phương chiều và điểm đặt của từng lực.

- Chọn hệ trục tọa độ Oxy phù hợp (Ox cùng hướng với hướng chuyển động). Phân tích các lực theo hai trục này. Áp dụng định luật II Newton theo 2 trục Ox và Oy

c) Sản phẩm:

- Đưa ra phương pháp giải các bài toán thuộc phần động lực học.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu 2 bạn ngồi gần nhau thảo luận và trả lời phiếu học tập số 1.

- Mời đại diện 1 nhóm trả lời.

- Các nhóm còn lại góp ý, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1 (25 phút): Bài toán xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật.

a) Mục tiêu:

- Xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật.

b) Nội dung: Giải bài toán sau: Một vật khối lượng 100 g bắt đầu chuyển động trên sàn nằm ngang nhờ lực kéo có đọ lớn F = 0,5 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt sàn là µ = 0,3. Lấy g =10m/s2. Tính gia tốc của vật. Biết lực có phương song song với mặt sàn.

c) Sản phẩm: Hoạt động theo nhóm

- Các nhóm tiến hành giải bài toán gv giao.

+ Có 4 lực tác dụng lên vật.

        + Biểu thức định luật II Niu-tơn:

                                                  Fk+Fmst+P+N=ma    

         + Chiếu(1) lên trục Oy: N –P = 0; suy ra N = P = mg

          + Chiếu (1) lên trục 0x: Fk – Fmst = ma

                                                Fk -µN = ma

                                                 Fk = µN + ma

                      Thay số ta được  a = 2 m/s2

d) Tổ chức thực hiện:

- Yêu cầu hs vẽ hình, xác định các lực tác dụng vào vật.

- Chọn hệ trục Oxy phù hợp.

- Viết biểu thức định luật II Niutơn.

- Chiếu lên các trục tọa độ.

- Giải tìm gia tốc.

 3. Hoạt động 2 (25 phút): Bài toán xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc.

a) Mục tiêu:

- Xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật.

b) Nội dung: Giải bài toán sau: Một người dùng dây buộc để kéo một thùng gỗ theo phương nằm ngang bằng một lực F. Khối lượng của thùng là 35 kg. Hệ số ma sát giữa sàn và đáy thùng là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính gia tốc của thùng nếu

a)     Thùng trượt với gia tốc 0,2 m/s2

b)     Thùng trượt đều.

c) Sản phẩm: Hoạt động theo nhóm

- Các nhóm tiến hành giải bài toán gv giao.

           + Biểu thức định luật II Niu-tơn:

                                                      Fk+Fmst+P+N=ma

          + Chiếu(1) lên trục Oy: N –P = 0; suy ra N = P = mg

            + Chiếu (1) lên trục 0x: Fk – Fmst = ma

                                                  Fk -µN = ma

                                                   a=Fk-μNm=Fk-μmgm

            a. Thùng trượt với a = 0,2 m/s2

               Thay số ta được  F = 109,9 N.

           b. Thùng trượt đều a = 0 m/s2

               Thay số ta được  F = 102,9 N.

        d) Tổ chức thực hiện:

- Yêu cầu hs vẽ hình, xác định các lực tác dụng vào vật.

- Chọn hệ trục Oxy phù hợp.

- Viết biểu thức định luật II Niutơn.

- Chiếu lên các trục tọa độ.

- Giải tìm F.

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 20 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 20 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 18: Lực ma sát

Giáo án Vật lí 10 Bài 19: Lực cản và lực nâng

Giáo án Vật lí 10 Bài 21: Momen lực. Cân bằng của vật rắn

Giáo án Vật lí 10 Bài 22: Thực hành Tổng hợp lực

Giáo án Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng - Công cơ học

 

Đánh giá

0

0 đánh giá