SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 35 Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

301

Với giải Câu hỏi trang 35 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 11: Một số lực trong thực tiễn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 35 Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Câu 11.9 (B) trang 35 SBT Vật lí lớp 10: Một vật đang lơ lửng ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Archimedes và lực cản của nước.

B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát.

C. Trọng lực và lực cản của nước.

D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Một vật đang lơ lửng ở trong nước chịu tác dụng của:

- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, điểm đặt tại trọng tâm của vật.

- Lực đẩy Archimedes của nước tác dụng lên vật, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, điểm đặt tại vật.

Câu 11.10 (H) trang 35 SBT Vật lí lớp 10: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm3. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có giá trị là

A. 25 N.

B. 20 N.

C. 19,6 N.

D. 19 600 N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt có độ lớn bằng lực đẩy Archimedes

FA=DgV=1000.9,8.2.103=19,6N

B. Tự luận

Bài 11.1 (B) trang 35 SBT Vật lí lớp 10Theo định luật III Newton, các vật tương tác với nhau bằng các cặp lực trực đối gọi là lực và phản lực. Vậy một vật đặt nằm yên trên mặt bàn nằm ngang như Hình 11.1 thì phản lực của trọng lựclà lực nào?

 (ảnh 1)

Lời giải:

Phản lực của trọng lực là lực hút của vật tác dụng lên Trái Đất, cùng phương, ngược chiều với trọng lực, có điểm đặt tại trọng tâm của Trái Đất.

Bài 11.2 (B) trang 35 SBT Vật lí lớp 10Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Hãy xác định trọng lượng của nhà du hành vũ trụ này trên Mặt Trăng, biết độ lớn gia tốc trọng trường trên Mặt Trăng bằnggia tốc trọng trường ở Trái Đất (9,8 m/s2).

Lời giải:

Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Mặt Trăng:

P=m.gM=m.g6114,3N

Bài 11.3 (H) trang 35 SBT Vật lí lớp 10: Một vật đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang thì có chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ hay không? Giải thích.

Lời giải:

Lực ma sát nghỉ không xuất hiện do vật đang nằm yên và không có xu hướng trượt.

Bài 11.4 (H) trang 35 SBT Vật lí lớp 10: Một người đi xe đạp trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi. Giải thích tại sao người đó có thể đi với vận tốc không đổi.

Lời giải:

Lực giúp hệ xe đạp và người hướng về phía trước và lực ma sát tác dụng lên hệ có độ lớn bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều nên chúng triệt tiêu lẫn nhau. Do đó, hợp lực của hai lực này tác dụng lên hệ bằng 0. Vì vậy, hệ xe đạp và người chuyển động với vận tốc không đổi.

Đánh giá

0

0 đánh giá