Văn bản Trái tim Đan-kô (Văn 7) - Mác-xim Go-rơ-ki

731

Tài liệu tác giả tác phẩm Trái tim Đan-kô Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Trái tim Đan-kô lớp 7.

Trái tim Đan-kô - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Trái tim Đan-kô (Văn 7) - Mác-xim Go-rơ-ki (ảnh 1)

- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936), tên thật là A-lếch-xây Pê-scop

- Quê quán: Nga

- Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi.

- Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.

- Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.

- Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương.

- Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Trái tim Đan-kô thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản Trái tim Đan-kô được trích ở phần cuối Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki, NXB Văn học 2012

Văn bản Trái tim Đan-kô (Văn 7) - Mác-xim Go-rơ-ki (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt

Trái tim Đan-kô có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm

4. Người kể chuyện

Trái tim Đan-kô được kể theo ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt văn bản Trái tim Đan-kô

     Đan-kô dẫn mọi người đi theo anh. Rừng rậm rạp, cây cối sừng sững khiến mọi người khó đi. Và họ quay ra oán trách Đan-kô nhưng anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Một hôm, giông bão ập đến, đường đi gian nan hơn khiến mọi người đều mất tinh thần. Họ không dám thú nhận mình yếu hèn mà quay ra giận dữ, trách Đan-kô không biết dẫn dắt họ, mắng nhiếc anh thậm tệ. Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ. Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. Anh gục xuống và chết còn đoàn người lại vui sướng, có người còn giẫm lên trái tim của Đan-kô.

6. Bố cục bài Trái tim Đan-kô

Trái tim Đan-kô có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “làm anh buồn rầu”: Đan-kô – một thủ lĩnh can đảm, yêu thương mọi người nhưng phải chịu nhiều tổn thương

- Phần 2: Còn lại: Cái chết của Đan-kô và tấm lòng nhân ái của anh

7. Giá trị nội dung

- Văn bản Trái tim Đan-kô kể chuyện về người anh hùng Đan-kô: một thủ lĩnh can đảm, yêu tự do, giàu lòng vị tha, yêu thương mọi người nhưng phải chịu nhiều tổn thương. Cuối cùng Đan-kô đã chết nhưng trái tim nhân ái của ông vẫn rực cháy.

8. Giá trị nghệ thuật

- Truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng

- Từ ngữ miêu tả sinh động, gợi cảm

III. Tìm hiểu chi tiết

1. Đan-kô – một thủ lĩnh can đảm, yêu thương mọi người nhưng phải chịu nhiều tổn thương

- Giới thiệu Đan-kô:

+ Ngoại hình: Đẹp trai

+ Tính cách: Mạnh mẽ và can đảm

+ Vị trí: Người dẫn đầu – thủ lĩnh

- Hành động cao cả:

+ Đan-kô tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tối tăm. 

- Những người được anh dẫn dắt đã đối xử với Đan-kô:

+ Họ quay ra “oán trách” anh là “trẻ người non dạ”, “dẫn họ đi vào chỗ vu vơ” 

+ Họ trút “căm hờn và giận dữ” vào anh

+ Họ “kết tội” anh: nói anh là “kẻ hèn mọn”, nói anh làm hại họ

+ Họ nói “anh phải chết”

+ Họ muốn bắt và giết anh

- Lí do những người được Đan-kô dẫn dắt đã đối xử tệ với anh:

+ Vì “rừng rậm rạp”, cây cối sừng sững khiến bước đi không dễ dàng nên những người đó đã tức giận, mất niềm tin vào người lãnh đạo của mình.

+ Họ không dám thú nhận mình yếu hèn khi giông bão đến khiến đường đi gian nan hơn

- Cách Đan-kô phản ứng lại hành động của mọi người:

+ Anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. 

+ Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. 

+ Anh tha thiết muốn cứu họ.

→ Dù bị những người mình dẫn dắt trách móc, mắng nhiếc tệ bạc nhưng người anh hùng Đan-kô vẫn giàu lòng vị tha: Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người

2. Cái chết của Đan-kô và tấm lòng nhân ái của anh

- Hành động cao thượng của người anh hùng:

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ Đan-kô “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”

- Kết quả: 

+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết 

- Thái độ của đoàn người ích kỉ, vô cảm trước cái chết của Đan-kô:

+ Đoàn người lại vui sướng

+ Có người còn giẫm lên trái tim đang hấp hối của Đan-kô.

- Nhận xét:

+ Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy.

+ Đổi lại anh ta nhận được gì? Ngay khi mọi người ra khỏi rừng, họ ngay lập tức quên mất Đan-kô đang hấp hối. Thậm chí có người đã giẫm lên trái tim đang hấp hối của thủ lĩnh. Khi con đường được tìm thấy và mục tiêu đã đạt được, không ai còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô …

+ Trong hình ảnh của người thanh niên này, người đọc thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác.

+ Vì cứu người, Đan-kô đã hi sinh, chết “mà không đòi hỏi họ bất cứ điều gì, coi như phần thưởng cho mình”. 

→ Như vậy, Đan-kô đã dũng cảm hi sinh cuộc sống của mình vì lợi ích của người dân. Với câu chuyện của mình, Maxim Gorky khiến mọi độc giả phải suy nghĩ và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống.

Đánh giá

0

0 đánh giá