Văn bản Đợi mẹ (Văn 7) - Vũ Quần Phương

2.7 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Đợi mẹ Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Đợi mẹ lớp 7.

Đợi mẹ - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Đợi mẹ (Văn 7) - Vũ Quần Phương (ảnh 1)

- Vũ Quần Phương sinh năm 1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc

- Quê quán: 

+ Quê cha của ông tại  Hải Hậu, Nam Định

+ Trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm,Hà Nội

- Sự nghiệp:

+ Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.

+ Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

- Tác phẩm chính:  Cỏ mùa xuân (1966)Hoa trong cây (1977)Những điều cùng đến (tập thơ, 1983), 22 bài thơĐợi (1988) Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988)Vết thời gian (tập thơ, 1996), …

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Đợi mẹ thuộc thể thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản Đợi mẹ được in trong “Thơ về mẹ”

Văn bản Đợi mẹ (Văn 7) - Vũ Quần Phương (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt

Đợi mẹ có phương thức biểu đạt là biểu cảm 

4. Tóm tắt văn bản Đợi mẹ

Em bé ngồi đợi mẹ mãi đến tối, rồi em nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng mà mẹ vẫn chưa về. Căn nhà thì trống trải, cảnh vật cũng buồn hắt hiu theo em. Em bé ngoan và yêu mẹ rất nhiều, em thương mẹ phải lao động cực khổ. Ngày nào em cũng ngóng trông mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ…

5. Bố cục bài Đợi mẹ

Đợi mẹ có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: từ đầu đến “ trống trải”: Em bé ngồi đợi mẹ đến tối

- Phần 2: Còn lại: Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ "Đợi mẹ" được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, đầy cảm xúc

- Hình ảnh sinh động, từ ngữ gợi hình, gợi cảm

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đợi mẹ

1. Em bé ngồi đợi mẹ đến tối 

- Bối cảnh: Trời tối

- Hành động của em bé:

+ Em bé “nhìn ra ruộng lúa”

+ Em bé nhìn “vầng trăng”

- Nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “nhìn ra ruộng lúa”, “nhìn vầng trăng”

+ Hình ảnh “vầng trăng”: gắn với nỗi nhớ, mong ngóng, chời đợi

 - Mẹ vẫn chưa về:

+ Em “chưa nhìn thấy mẹ”

+ Đồng lúa thì “lẫn vào đêm”

+ Ngọn lửa “chưa nhen”

+ Căn nhà “trống trải”

→ Cảnh vật cũng buồn hiu hắt theo, như đang ngóng đợi mẹ về cùng em bé

- Nhật xét:

+ Em bé yêu mẹ rất nhiều, em biết mẹ đang phải lao động cực khổ, kiếm từng đồng tiền nuôi em, em mong ngóng mẹ về mà không chịu đi ngủ, em cứ thức chờ mẹ mãi…

+ Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.

→ Biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng

2. Em bé đợi mẹ đến khuya, mẹ mới về

- Bối cảnh: 

+ “Trời về khuya”

- Cảnh vật:

+ Đom đóm bay ngoài ao

+ Đom đóm đã vào nhà

+ “Trời về khuya lung linh trắng”

+ “vườn hoa mận trắng”

→ Cảnh vật có phần tươi hơn dù đêm đã muộn, như vui theo nỗi vui của em bé khi mẹ đã về nhà

- Mẹ đã về:

+ Sau một ngày làm lụng cần mẫn, “bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa”

+ Mẹ “đã bế”

+ Nhưng trong bé, “nỗi đợi vẫn nằm mơ”: 

- Nhận xét:

+ Sau một ngày làm việc vất vả, mẹ trở về nhà, âu yếm yêu thương bế em bé đi ngủ. Em rất thương mẹ, nhưng dường như ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn, em ngày nào cũng đợi ngóng mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ về.

→ Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu.

Đánh giá

0

0 đánh giá