Giáo án Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu lớp 10 (Chân trời sáng tạo)

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Toán 10 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Toán lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu 

Giáo án Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu lớp 10 (Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm:

+ Số trung bình cộng (hay số trung bình)

+ Trung vị (median)

+ Tứ phân vị (quartlies)

+ Mốt (Mode).

- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn.

- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- HS có cơ hội trải nghiệm, thảo luận về vai trò và lợi ích của việc sử dụng các số đặc trưng khi phân tích số liệu.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về đại lượng có hướng và độ dài.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Slide và đặt câu hỏi: Sau khi đã thu thập dữ liệu về lượng nước sinh hoạt trong một tháng của từng hộ gia đình ở hai khu vực dân cư, bác Vinh muốn đánh giá xem hộ gia đình ở khu vực nào hết nhiều nước sinh hoạt hơn..

Theo bạn, bác Vinh nên làm thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 3. Các số đặc trưng do xu thế trung tâm của mẫu số liệu

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số trung bình

a) Mục tiêu: HS tìm được số đại diện cho mẫu số liệu, nhận biết được ý nghĩa của số trung bình.

b) Nội dung: HS thảo luận xây dựng kiến thức bài mới, hoàn thiện hoạt động Khám phá 1, Vận dụng 1, 2 SGK trang 114

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, xác định được số trung bình và hiểu được ý nghĩa của số trung bình.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS thực hiện HĐKP 1.

+ Điểm trung bình bài kiểm tra môn toán của tổ 1 là bao nhiêu?

+ Điểm trung bình bài kiểm tra môn toán của tổ 2 là bao nhiêu?

+ So sánh và rút ra nhận xét về kết quả kiểm tra của hai tổ.

- GV hướng dẫn HS rút ra công thức tính số trung bình của mẫu số liệu cho dưới dạng liệt kê và mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số.

- GV chú ý với HS về cách biểu diễn khác của số trung bình cộng khi cho  là tần số tương đối của

- HS đọc và phân tích Ví dụ 1

- Từ kết quả trong HĐKP1 và Ví dụ 1, GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của số trung bình.

- HS thực hiện Vận dụng 1 theo nhóm đôi sử dụng số trung bình để so sánh thành tích của hai nhóm để luyện tập kĩ năng theo yêu cầu cần đạt.

- HS vận dụng cách tính số trung bình của mẫu số liệu cho ở dạng bảng tần số để luyện tập kĩ năng theo yêu cầu cần đạt thông qua việc hoàn thành Vận dụng 2

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ để trả lời các vấn đề được đưa ra.

- HS suy nghĩ, đọc SGk.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Số trung bình

HĐKP1:

- Điểm trung bình của Tổ 1 là:  (6 + 10 + 6 + 8 + 7 + 10)  (10 + 6 + 9 + 9 + 8 + 9) = 8,5

 Vậy kết quả kiểm tra của Tổ 2 tốt hơn.

  Kết luận:

·      Giả sử ta có một mẫu số liệu là x1, x2, x3,... xn.

Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu này, kí hiệu là , được tính bởi công thức

·      Giả sử mẫu số liệu được cho dưới dạng bảng tần số

Khi đó, công thức tính số trung bình trở thành: =

Trong đó n = +  + ...+ . Ta gọi n là cỡ mẫu.

Chú ý:

Nếu kí hiệu  là tần số tương đối (tần suất) của xk trong mẫu số liệu thì số trung bình còn có thể biểu diễn là:

 = f1.x1 + f2.x2 + ... + fk.xk

Ví dụ 1: SGK-tr113

Ý nghĩa của số trung bình:

Số trung bình của mẫu số liệu được dùng làm đại diện cho các số liệu của mẫu. Nó là một số đo xu thế trung tâm của mẫu đó.

Vận dụng 1.

 

- Số giây trung bình nhóm A chạy được là:   (12,2 + 13,5 + 12,7 + 13,1 + 12,5 + 12,9 + 13,2 + 12,8) = 12,8625 (s)

- Số giây trung bình nhóm B chạy được là:   (12,1 + 13,4 + 13,2 + 12,9 + 13,7) = 13,06 (s)

 Vậy nhóm A có thành tích chạy tốt hơn.

Vận dụng 2.

- Số bàn thắng trung bình đội đó ghi được trong một trận đấu của mùa giải là:    0,62 (bàn thắng).

 

 

 

Đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Toán 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo

Để mua Giáo án Toán 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Số gần đúng và sai số

Giáo án Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ

Giáo án Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mức số liệu

Giáo án Bài tập cuối chương VI

Đánh giá

0

0 đánh giá