15 câu trắc nghiệm Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu (Chân trời sáng tạo) có đáp án - Toán 10

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu (có đáp án) chọn lọc

Câu 1. Mốt của mẫu số liệu là:

A. Giá trị có tần số lớn nhất;

B. Giá trị có tần số nhỏ nhất;

C. Tần số của giá trị lớn nhất;

D. Tần số của giá trị nhỏ nhất.

Đáp án: A

Mốt đặc trưng cho giá trị xuất hiện nhiều nhất trong mẫu.

Hoặc ta có thể nói: Mốt của mẫu số liệu là giá trị có tần số lớn nhất.

Do đó ta chọn đáp án A.

Câu 2. Thời gian chạy 100m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng dưới đây:

Thời gian (giây)

16,6

16,8

17,0

17,2

17,5

Số học sinh

2

3

8

6

1

Thời gian chạy trung bình của 20 học sinh là:

A. 17,015 giây;

B. 17,015 m;

C. 17,1 m;

D. 17,1 giây.

Đáp án: A

Thời gian chạy trung bình của 20 học sinh là:

¯x=16,6.2+16,8.3+17,0.8+17,2.6+17,5.120=17,015x¯=16,6.2+16,8.3+17,0.8+17,2.6+17,5.120=17,015 (giây)

Vậy ta chọn đáp án A.

Câu 3. Có 100 học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi Toán (thang điểm 20). Kết quả sau kì thi được thống kê như sau:

Điểm

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Tần số tương đối

0,01

0,01

0,03

0,05

0,08

0,13

0,19

0,24

0,14

0,10

0,02

Tìm số điểm trung bình của 100 học sinh tham dự kì thi.

A. 15,22;

B. 15,23;

C. 15,24;

D. 15,25.

Đáp án: B

Số điểm trung bình là:

¯xx¯ = 9.0,01 + 10.0,01 + 11.0,03 + 12.0,05 + 13.0,08 + 14.0,13 + 15.0,19 + 16.0,24 + 17.0,14 + 18.0,10 + 19.0,02

 ¯xx¯ = 15,23.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 4. Cho bảng số liệu thống kê điểm kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán của 40 học sinh như sau:

Điểm

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Số học sinh

2

3

7

18

3

2

4

1

n = 40

Số trung vị Me và mốt Mo của bảng số liệu trên lần lượt là:

A. Me = 8, Mo = 40;

B. Me = 6, Mo = 18;

C. Me = 6, Mo = 6;

D. Me = 7, Mo = 6.

Đáp án: C

Vì cỡ mẫu n = 40 = 2.20 là số chẵn nên trung vị Me của mẫu số liệu là trung bình cộng của số liệu thứ 20 và thứ 21.

Khi ta sắp xếp số điểm của 40 học sinh theo thứ tự không giảm thì số liệu thứ 20 và thứ 21 cùng bằng 6.

Do đó số trung vị Me=6+62=6Me=6+62=6.

Quan sát bảng dữ liệu, ta thấy học sinh đạt điểm 6 chiếm tần số lớn nhất (18 học sinh).

Do đó mốt Mo = 6.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 5. Cho bảng phân bố tần số khối lượng 30 quả trứng gà của một rổ trứng như sau:

Khối lượng (g)

Số quả

25

3

30

5

35

10

40

6

45

4

50

2

 

n = 30

Số trung vị của mẫu số liệu trên là:

A. 37,5;

B. 40;

C. 35;

D. 30.

Đáp án: C

Vì cỡ mẫu n = 30 = 2.15 là số chẵn nên trung vị Me của mẫu số liệu là trung bình cộng của số liệu thứ 15 và thứ 16.

Khi ta sắp xếp khối lượng của 30 quả trứng gà theo thứ tự không giảm thì số liệu thứ 15 và thứ 16 cùng bằng 35.

Do đó số trung vị Me = 35.

Câu 6. Trong học kỳ I, bạn An đạt được điểm môn Toán như sau:

Điểm hệ số 1: 8; 9; 7; 9; 9.

Điểm hệ số 2: 6; 8; 7; 8.

Điểm hệ số 3: 9.

Điểm số trung bình môn Toán của bạn An gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?

A. 7;

B. 8;

C. 7,5;

D. 7,6.

Đáp án: D

Điểm trung bình môn Toán của bạn An là:

¯x=8+9+7+9+9+6.2+8.2+7.2+8.2+9.31+1+1+1+1+2+2+2+2+3=7,5625x¯=8+9+7+9+9+6.2+8.2+7.2+8.2+9.31+1+1+1+1+2+2+2+2+3=7,5625 (điểm) ≈ 7,6.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 7. Điểm kiểm tra môn Anh của 24 học sinh được ghi lại trong bảng sau:

7

2

3

5

8

2

5

8

9

4

8

6

1

6

3

9

6

7

6

7

6

2

3

9

Tìm mốt của bảng số liệu trên.

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 8.

Đáp án: B

Ta lập bảng tần số:

Điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

Số học sinh

1

3

3

1

2

5

3

3

3

n = 24

Ta thấy điểm 6 có tần số lớn nhất nên mốt của mẫu số liệu bằng 6.

Câu 8. Điều tra tiền lương (đơn vị: nghìn đồng) hàng tháng của 30 công nhân của một xưởng may, người ta thu được bảng sau:

Tiền lương

300

500

700

800

900

1000

 

Số công nhân

1

2

3

2

3

4

n = 15

Tứ phân vị thứ nhất và tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu trên lần lượt là:

A. Q1 = 1000, Q3 = 700;

B. Q1 = 700, Q3 = 1000;

C. Q1 = 800, Q3 = 900;

D. Q1 = 900, Q3 = 800.

Đáp án: B

Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm, ta được dãy sau:

300; 500; 500; 700; 700; 700; 800; 800; 900; 900; 900; 1000; 1000; 1000; 1000

- Vì cỡ mẫu n = 15 là số lẻ, nên giá trị tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là số liệu thứ 8.

Do đó giá trị tứ phân vị thứ hai Q2 = 800.

- Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu (nửa số liệu bên trái của Q2 trong dãy mẫu số liệu ban đầu và không kể Q2): 300; 500; 500; 700; 700; 700; 800.

Do đó Q1 = 700.

- Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu (nửa số liệu bên phải Q2 trong dãy mẫu số liệu ban đầu và không kể Q2): 900; 900; 900; 1000; 1000; 1000; 1000.

Do đó Q3 = 1000.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 9. Tiền thưởng (đơn vị: triệu đồng) cho 43 cán bộ và nhân viên trong công ty X được thống kê lại như sau:

Tiền thưởng

2

3

4

5

6

 

Tần số

5

15

10

6

7

n = 43

So sánh giá trị của các tứ phân vị Q1, Q2, Q3.

A. Q1 < Q2 = Q3;

B. Q1 = Q2 < Q3;

C. Q1 < Q2 < Q3;

D. Q1 = Q2 = Q3.

Đáp án: C

- Vì cỡ mẫu n = 43 = 2.21 + 1 là số lẻ, nên giá trị tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là số liệu thứ 22.

Do đó giá trị tứ phân vị thứ hai Q2 = 4.

- Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của nửa mẫu số liệu bên trái Q2 (không kể Q2).

Tiền thưởng

2

3

4

 

Tần số

5

15

1

n1 = 21

Ta có cỡ mẫu lúc này n1 = 21 = 2.10 + 1 là số lẻ, nên giá trị tứ phân vị thứ nhất là số liệu thứ 11.

Do đó giá trị tứ phân vị thứ nhất Q1 = 3.

- Tứ phân vị thứ ba là trung vị của nửa mẫu số liệu bên phải Q2 (không kể Q2).

Tiền thưởng

4

5

6

 

Tần số

8

6

7

n2 = 21

Ta có cỡ mẫu lúc này n2 = 21 = 2.10 + 1 là số lẻ, nên giá trị tứ phân vị thứ ba là số liệu thứ 11 của mẫu số liệu mới này.

Do đó giá trị tứ phân vị thứ ba Q3 = 5.

Vì 3 < 4 < 5 nên ta suy ra Q1 < Q2 < Q3.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 10. Tốc độ phát triển của một loại virus trong 10 ngày với các điều kiện khác nhau (đơn vị: nghìn con) được thống kê lại như sau:

20

100

30

980

440

20

20

150

60

270

Trong trường hợp này, ta nên chọn số nào dưới đây làm giá trị đại diện là tốt nhất? Tính giá trị đại diện đó.

A. Số trung bình, ¯xx¯ = 209;

B. Số trung bình, ¯xx¯ = 80;

C. Trung vị, Me = 80;

D. Trung vị, Me = 209.

Đáp án: C

Ta nên chọn số trung vị làm đại diện là tốt nhất vì có sự chênh lệch lớn giữa các số liệu trong mẫu. Do đó ta có thể loại đáp án A và B.

Sắp xếp mẫu dữ liệu trên theo thứ tự không giảm, ta được:

20; 20; 20; 30; 60; 100; 150; 270; 440; 980

Vì cỡ mẫu n = 10 = 2.5 nên trung vị của mẫu là trung bình cộng của số liệu thứ 5 và thứ 6.

Do đó Me = (60 + 100) : 2 = 80.

Vậy ta chọn đáp án C.

Câu 11. Một cảnh sát giao thông bắn tốc độ (đơn vị: km/h) của 13 chiếc xe qua trạm và ghi lại kết quả như sau:

20

40

35

45

70

45

40

25

35

40

45

35

25

 

Hỏi mật độ số liệu tập trung chủ yếu ở đâu?

A. Bên trái Q2;

B. Bên phải Q2;

C. Số liệu dàn trải đều;

D. Không thể biết được mật độ số liệu tập trung chủ yếu ở đâu.

Đáp án: B

Sắp xếp lại mẫu số liệu theo thứ tự không giảm ta được: 20; 25; 25; 35; 35; 35; 40; 40; 40; 45; 45; 45; 70.

- Vì cỡ mẫu n = 13 = 2.6 + 1 là số lẻ, nên giá trị tứ phân vị thứ hai là số liệu thứ 7, tức là Q2 = 40.

- Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu (gồm nửa số liệu bên trái Q2 và không kể Q2): 20; 25; 25; 35; 35; 35.

Do đó Q1 = (25 + 35) : 2 = 30.

- Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu (gồm nửa số liệu bên phải Q2 và không kể Q2): 40; 40; 45; 45; 45; 70.

Do đó Q3 = (45 + 45) : 2 = 45.

Ta có Q2 – Q1 = 40 – 30 = 10 và Q3 – Q2 = 45 – 40 = 5.

Vì 10 > 5 nên khoảng cách giữa Q1 và Q2 lớn hơn khoảng cách giữa Q2 và Q3.

Ta suy ra mật độ số liệu ở bên trái Q2 thấp hơn ở bên phải Q2.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 12. Người ta đã tiến hành thăm dò ý kiến của khách hàng về các mẫu 1, 2, 3, 4, 5 của một loại sản phẩm mới được sản xuất ở nhà máy X. Dưới đây là bảng tần số theo số phiếu tín nhiệm dành cho các mẫu kể trên:

Mẫu

1

2

3

4

5

 

Số phiếu

2100

1850

1980

2020

x

n = 10 000

Trong sản xuất, nhà máy nên ưu tiên cho mẫu nào?

A. Mẫu 1;

B. Mẫu 3;

C. Mẫu 4;

D. Mẫu 5.

Đáp án: A

Quan sát bảng tần số, ta thấy số phiếu tín nhiệm của mẫu 5 còn trống.

Nên ta cần tìm số phiếu tín nhiệm của mẫu 5 trước.

Ta có 2100 + 1850 + 1980 + 2020 + x = 10 000

 x = 10 000 – 7950 = 2050.

So sánh số phiếu của cả 5 mẫu, ta thấy số phiếu của mẫu 1 cao nhất.

Vậy nhà máy nên ưu tiên cho mẫu 1.

Câu 13. Một cung thủ thực hiện 10 lần bắn, mong muốn của anh là đạt được điểm trung bình tối thiểu 7 điểm, kết quả 9 lần bắn đầu được cho bởi bảng sau:

6

8

6

9

5

8

6

9

6

Ở lần bắn cuối cùng, cung thủ cần thực hiện tối thiểu bao nhiêu điểm để đạt được mức trung bình đề ra (x là số tự nhiên)?

A. x = 6;

B. x = 7;

C. x = 8;

D. x = 9.

Đáp án: B

Mong muốn của cung thủ là đạt được điểm trung bình tối thiểu 7 điểm.

Do đó ta có ¯x=6+8+6+9+5+8+6+9+6+x10≥7x¯=6+8+6+9+5+8+6+9+6+x10≥7

 63 + x ≥ 70

x ≥ 7.

Vậy ở lần bắn cuối cùng, cung thủ cần đạt được ít nhất 7 điểm.

Câu 14. Để được cấp chứng chỉ A – Anh văn của một trung tâm ngoại ngữ, học viên phải trải qua 6 lần kiểm tra trắc nghiệm, thang điểm mỗi lần kiểm tra là 100 và phải đạt điểm trung bình từ 70 điểm trở lên. Qua 5 lần kiểm tra, Minh đạt điểm trung bình là 66,5 điểm. Hỏi trong lần kiểm tra cuối cùng, Minh phải đạt ít nhất là bao nhiêu điểm để được cấp chứng chỉ?

A. 87,4;

B. 87,5;

C. 87,6;

D. 87,7.

Đáp án: B

Gọi x là số điểm trong lần kiểm tra cuối cùng mà Minh cần đạt được để được cấp chứng chỉ.

Ta có tổng số điểm kiểm tra qua 5 lần thi của Minh là: 66,5.5 = 332,5.

Điểm kiểm tra trung bình qua 6 lần thi cần đạt ít nhất 70 điểm.

Nghĩa là 332,5+x6≥70332,5+x6≥70

 x ≥ 70.6 – 332,5 = 87,5.

Vậy ở lần kiểm tra cuối cùng, Minh cần đạt ít nhất 87,5 điểm.

Câu 15. Bảng thống kê năng suất trong một ngày sản xuất của một công ty cho bởi bảng số liệu sau đây:

Công xưởng

A

B

C

D

Số công nhân

30

x

40

y

Năng suất

(sản phẩm/người)

40

20

30

15

Công xưởng B và D mất số liệu về số công nhân mỗi công xưởng. Biết rằng tổng số công nhân của 2 xưởng đó là 80 và năng suất trung bình của công ty trong một ngày là 25 sản phẩm/người. Tìm x, y.

A. x = y = 40;

B. x = 30, y = 50;

C. x = 50, y = 30;

D. x = 60, y = 20.

Đáp án: B

Ta có tổng số công nhân của 2 công xưởng B và D là 80 nên ta suy ra x + y = 80 (1).

Ta có năng suất trung bình của công ty trong một ngày là 25 sản phẩm/người.

Nên ta suy ra 30.40+20.x+40.30+15.y30+x+40+y=2530.40+20.x+40.30+15.y30+x+40+y=25.

2400+20x+15yx+y+70=252400+20x+15yx+y+70=25

 20x + 15y + 2400 = 25x + 25y + 1750

 5x + 10y = 650 (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: (x+y=805x+10y=650)x+y=805x+10y=650

Giải hệ phương trình trên, ta được x = 30 và y = 50.

Vậy ta chọn đáp án B.

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
714 47 14
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
604 12 6
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
690 12 9
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
672 13 8
Tải xuống