Giáo án Quy tắc cộng và quy tắc nhân lớp 10 (Chân trời sáng tạo)

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Toán 10 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Toán lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu 

Giáo án Quy tắc cộng và quy tắc nhân lớp 10 (Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Từ ví dụ thực tế cụ thể, nhận biết quy tắc cộng và quy tắc nhân

- Vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân để giải những bài toán đếm trong tình huống thực tế đơn giản.

- Vẽ và sử dụng được sơ đồ hình cây trong mô tả, trình bày, giải thích khi giải các bài toán đếm đơn giản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, tư duy và lập luận toán học: Phát triển các năng lực này thôngg qua quá trình giải các bài toán đếm với tình huống thực tiễn đơn giản bằng cách vận dụng quy tắc và quy tắc cộng.

- Năng lực mô hình hoá toán học: HS thiết lập, sử dụng công thức (quy tắc cộng, quy tắc nhân), sơ đồ (đồ thị gồm các điểm và đường,...), sơ đồ hình cây để mô tả, tìm phương án và giải các bài toán đếm gắn với tình huống thực tế đơn giản.

- Năng lực giao tiếp toán học: HS sử dụng các thuật ngữ (quy tắc cộng, quy tắc nhân), từ ngữ (công việc, phương án, công đoạn,...), so đồ hình cây, kí hiệu,... để biểu đạt, trao đổi ý tưởng, thông tin rõ ràng và chính xác.

Năng lực riêng: NL tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học.

- Vận dụng được dấu của tam thức bậc hai một ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Bổi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

- Rèn luyện tính cần thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: 

- SGK, tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, máy chiếu.

- Nghiên cứu kĩ bài học và phương pháp dạy học phù hợp.

- Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Thu hút sự chú ý và gây sự tò mò, dẫn dắt HS cùng bước vào bài học.

 Nhu cầu sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân.

b) Nội dung: GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh thực tế cây cầu vòm, sau đó cho HS xem hình ảnh trong SGK và đặt câu hỏi cho HS trả lời.

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo suy nghĩ của mình (có thể đúng hoặc sai), bước đầu hình dung về dấu của tam thức bậc hai.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và dự đoán:

"Một công ty dự kiến tạo các mã số nhân viên, mỗi mã số có ba kí tự gồm một chữ cái tiếng Anh viết hoa đứng trước hai chữ số. Tuy nhiên, họ đang băn khoăn rằng số mã số như vậy có đủ để cấp cho mỗi nhân viên của họ một mã số riêng hay không. Họ cần làm gì để biết được điều đó?"

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời nhanh kết quả và giải thích.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết quả:

Họ cần biết công ty có bao nhiêu nhân viên, có bao nhiêu mã số thẻ có thể tạo ra theo cách đó, rồi so sánh hai số này. Nếu số sau lớn hơn hoặc bằng số trước thì có đủ mã số để cấp cho mỗi nhân viên một mã số riêng.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Làm sao để biết được số mã có thể tạo ra? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay"

Bài 1: Quy tắc cộng và quy tắc nhân

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Quy tắc cộng

a) Mục tiêu: 

- HS nhận biết được quy tắc cộng và vận dụng quy tắc cộng vào giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản.

b) Nội dung:

- Giáo viên đưa ra lần lượt các câu hỏi, hình ảnh các dạng đồ thị của hàm số bậc hai.

- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV để hình thành và tiếp nhận kiến thức về quy tắc cộng.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ được quy tắc, trả lời được HĐKP1, vận dụng hoàn thành các bài tập Ví dụ 1, Ví dụ 2, Thực hành 1.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân thực hiện HĐKP1, sau đó trao đổi cặp đôi đối chiếu, phân tích, thống nhất câu trả lời.

 Đại diện HS trình bày và giải thích lời giải của mình.

- GV phân tích cách giải, nhận xét và tổng kết hoạt động sau đó dẫn dắt, giới thiệu HS về quy tắc như khung kiến thức trọng tâm (SGK-tr20)

+ GV chú ý thêm cho HS sử dụng các từ ngữ như "công việc", "phương án", " cách thực hiện",.. để giúp HS làm quen dần với cách diễn đạt có tính khái quát có phát biểu quy tắc cộng.

- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi áp dụng đọc hiểu, rèn luyện cách trình bày bài toán áp dụng quy tắc cộng hoàn thành Ví dụ 1, Ví dụ 2 vào vở cá nhân.

- GV cho HS vận dụng quy tắc cộng giải quyết Thực hành 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận, trao đổi và hoàn thành các yêu cầu.

- GV giảng, dẫn dắt, đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 3 HS lên bảng trình bày lời giải cho mkỗi bài tập (Ví dụ 1, Ví dụ 2, Thực hành 1)

- HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS: thái độ làm việc, phương án trả lời của HS. Ghi  nhận và tuyên dương HS có câu trả lời nhanh, đúnng, động viên các HS còn lại cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo.

- GV cho HS nhắc lại quy tắc cộng.

1. Quy tắc cộng

HĐKP1. 

 

+ Có 5 cách chọn loại kem que

+ Có 4 cách chọn kem ốc quế

 Có 5 + 4 = 9 cách chọn mua một loại kem que hoặc kem ốc quế.

 Kết luận:

Quy tắc cộng:

Giả sử một công việc có thể được thực hiện theo phương án A hoặc phương án B:

+ Phương án A có m cách thực hiện,

+ Phương án B có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của phương án A.

 Khi đó, công việc có thể thực hiện theo m + n cách.

Ví dụ 1: SGK-tr20

Ví dụ 2:  SGK – tr21.

Thực hành 1:

+ PA1: Chọn 1 trong 5 cuốn sách khoa học  có 5 cách chọn

+ PA2: Chọn 1 trong 4 cuốn tiểu thuyết  có 4 cách chọn.

+ PA3: Chọn 1 trong 3 cuốn truyện tranh  có 3 cách chọn

Vì mỗi cách chọn này đều hoàn thành công việc và không trùng với bất kì cách chọn nào của phương án khác, áp dụng quy tắc cộng có: 5+4+3 = 12 (cách)

Vậy Nam có 12 cách chọn một cuốn sách để mượn.

 

 

 

Đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Toán 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo

Để mua Giáo án Toán 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Hoán vị, chỉnh vị và tổ hợp

Giáo án Bài 3: Nhị thức Newton

Giáo án Bài tập cuối chương VIII

Đánh giá

0

0 đánh giá