Giải Toán 11 trang 23 Tập 1 (Kết nối tri thức)

322

Với giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức trang 23 chi tiết trong Bài 3: Hàm số lượng giác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 23 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Luyện tập 1 trang 23 Toán 11 Tập 1Tìm tập xác định của hàm số y=1sinx.

Lời giải:

Biểu thức 1sinx  có nghĩa khi sin x ≠ 0, tức là x ≠ kπ (k ∈ ℤ).

Vậy tập xác định của hàm số y=1sinx là ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}.

HĐ2 trang 23 Toán 11 Tập 1Cho hai hàm số f(x) = x2 và g(x) = x3, với các đồ thị như hình dưới đây.

Toán 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Hàm số lượng giác (ảnh 1)

a) Tìm các tập xác định Df, Dg của các hàm số f(x) và g(x).

b) Chứng tỏ rằng f(– x) = f(x), ∀ x ∈ Df. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y = f(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?

c) Chứng tỏ rằng g(– x) = – g(x), ∀ x ∈ Dg. Có nhận xét gì về tính đối xứng của đồ thị hàm số y = g(x) đối với hệ trục tọa độ Oxy?

Lời giải:

a) Biểu thức x2 và x3 luôn có nghĩa với mọi x ∈ ℝ.

Vậy tập xác định của hàm số f(x) = x2 là Df = ℝ và tập xác định của hàm số g(x) = x3 là Dg = ℝ.

b) ∀ x ∈ Df, ta luôn có f(– x) = (– x)2 = x2 = f(x). Vậy f(– x) = f(x), ∀ x ∈ Df.

Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số f(x) = x2 đối xứng với nhau qua trục tung Oy.

c) ∀ x ∈ Dg, ta luôn có g(– x) = (– x)3 = – x3 = – g(x). Vậy g(– x) = – g(x), ∀ x ∈ Dg.

Từ hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số g(x) = x3 nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.

Đánh giá

0

0 đánh giá