Giải Toán 11 trang 31 Tập 1 (Kết nối tri thức)

399

Với giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức trang 31 chi tiết trong Bài 4: Phương trình lượng giác cơ bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 31 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Mở đầu trang 31 Toán 11 Tập 1Một quả đạn pháo được bán ra khỏi nòng pháo với vận tốc ban đầu có độ lớn v0 không đổi. Tìm góc bắn α để quả đạn pháo bay xa nhất, bỏ qua sức cản của không khí và coi quả đạn pháo được bắn ra từ mặt đất.

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ giải quyết được bài toán trên như sau:

Chọn hệ trục tọa độ có gốc tọa độ đặt tại vị trí khẩu pháo, trục Ox theo hướng khẩu pháo như hình dưới đây.

Toán 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Phương trình lượng giác cơ bản (ảnh 1)

Khi đó theo Vật lí, ta biết rằng quỹ đạo của quả đạn pháo có dạng đường parabol có phương trình y=g2v02cos2αx2+xtanα (với g là gia tốc trọng trường).

Cho y = 0 ta được g2v02cos2αx2+xtanα=0, suy ra x = 0 hoặc x=v02sin2αg.

Quả đạn tiếp đất khi x=v02sin2αg.

Ta có x=v02sin2αgv02g , dấu bằng xảy ra khi sin 2α = 1.

Giải phương trình sin 2α = 1, ta được α = π4+kπ,  k.

Do 0απ2 nên α=π4 hay α = 45°.

Vậy quả đạn pháo sẽ bay xa nhất khi góc bắn bằng 45°.

HĐ1 trang 31 Toán 11 Tập 1Nhận biết khái niệm hai phương trình tương đương

Cho hai phương trình 2x – 4 = 0 và (x – 2)(x2 + 1) = 0.

Tìm và so sánh tập nghiệm của hai phương trình trên.

Lời giải:

+) Ta có: 2x – 4 = 0, suy ra x = 2.

Vậy tập nghiệm của phương trình 2x – 4 = 0 là S1 = {2}.

+) Ta có: (x – 2)(x2 + 1) = 0

Vì x2 ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ nên x2 + 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ.

Do đó, (x – 2)(x2 + 1) = 0 khi x – 2 = 0 hay x = 2.

Vậy tập nghiệm của phương trình (x – 2)(x2 + 1) = 0 là S2 = {2}.

+) Nhận thấy S1 = S2 = {2}. Vậy hai phương trình đã cho có cùng tập nghiệm.

Đánh giá

0

0 đánh giá