Với Soạn bài Thiên Trường vãn vọng trang 43 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.
Soạn bài Thiên Trường vãn vọng trang 43 (Kết nối tri thức)
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 43 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?
Trả lời:
Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn bởi vì cảnh hoàng hôn rất đẹp, gợi cảm giác yên bình trong lòng người.
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Biện pháp tu từ điệp ngữ và hình thức đối trong hai câu thơ đầu.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: dường
- Hình thức đối: Trước xóm/ sau thôn/ tựa khói lồng.
Bóng chiều/ dường có/ lại dường không.
2. Hình dung: Hình ảnh con người và thiên nhiên.
- Hình ảnh con người: Mục đồng
- Hình ảnh thiên nhiên: Khói, bóng chiều, trâu, cò trắng liệng xuống đồng
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật.
Trả lời:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:
+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.
+ Về luật thơ: luật trắc.
Trả lời:
- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).
- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.
Trả lời:
Hình ảnh ở hai câu thơ cuối:
- Tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng
- Từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng
=> Bức tranh trong hai câu thơ cuối gợi khung cảnh trở nên sinh động nhờ xuất hiện âm thanh và hoạt động của sự vật. Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Trả lời:
Những khoảng không gian tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người thoe trình tự được miêu tả trong bài thơ:
- Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều
- Không gian đồng quê:
+ Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau
+ Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng
→ Tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.
Trả lời:
Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng: Chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao. Những tình cảm của tác giả đối với quê hương được bộc lộ kín đáo: nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình.
Trả lời:
Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).
Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.
Trả lời:
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
Đoạn văn tham khảo
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Soạn bài Ca Huế trên sông Hương trang 46
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.