Giáo án Tri thức ngữ văn trang 39 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 8

 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 39 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.

- Nhận biết được một số yếu tố: bố cục, vần, nhịp, đối, niêm và luật bằng trắc trong thể thơ Đường luật.

- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.

- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS biết yêu quý, trân trọng những giá trị văn hóa, văn học truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài,  thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV mời một số HS chia sẻ: Theo em, để lưu giữ những giá trị tinh thần trong nền văn hóa, văn học, chúng ta cần phải làm gì?

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề, giới thiệu bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Vẻ đẹp cổ điển.

+ Nêu tên và các thể loại các văn bản đọc và văn bản đọc kết nối chủ đề.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các văn bản trong bài 2.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời 2-3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. => Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu giới thiệu bài học

- Chủ đề Vẻ đẹp cổ điển bao gồm các bài thơ Đường luật với vẻ đẹp cổ điển đặc sắc của nền văn học dân tộc.

- Tên và thể loại của các văn bản đọc chính và văn bản đọc kết nối chủ đề:

+ Thu điếu: thất ngôn bát cú Đường luật

+ Thiên trường vãn vọng: thất ngôn tứ tuyệt

+ Ca Huế trên sông Hương: bút kí.

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nắm được một số yếu tố hình thức của thơ Đường luật: thất ngôn bát cú và tứ tuyệt.

- Nắm được khái niệm và đặc điểm, chức năng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng thanh và từ tượng hình.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung tri thức ngữ văn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc các thông tin về yếu tố trong thơ Đường luật trong phần Tri thức ngữ văn.

+ Nêu đặc điểm về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối của thể thất ngôn bát cú Đường luật.

 

Đặc điểm

Bố cục

 

Niêm

 

Luật

 

Vần

 

Nhịp

 

Đối

 

+ Chỉ ra kết cấu của bài thơ tứ tuyệt.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiến hành suy nghĩ để hoàn thành bài tập.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày phần bài làm của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét các phần trình bày bài làm cũng như câu trả lời của HS, chốt kiến thức.

II. Khám phá Tri thức ngữ văn

1. Thơ Đường luật

- Khái niệm: là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc), gồm hai thể chính:

+ Bát cú Đường luật.

+ Tứ tuyệt Đường luật.

- Các bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hòa thanh, về niêm, đối, vần và nhịp.

- Ngôn ngữ: cô đọng, hàm súc, bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình,...

a. Thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục: 4 cặp câu (đề - thực –luận – kết).

- Niêm và luật: bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ.

- Vần: chỉ gieo một vần – vần bằng ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8, riêng vần câu 1 linh hoạt.

- Nhịp: thường ngắt nhịp 4/3.

- Đối: hai câu thực và hai câu luận.

b. Tứ tuyệt Đường luật

- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có năm hoặc bảy chữ.

- Bố cục: khởi – thừa – chuyển – hợp.

- Luật: tương tự quy định ở thể thất ngôn bát cú, không bắt buộc đối.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 8 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Tri thức ngữ văn trang 39 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Tri thức ngữ văn trang 39 Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách (cuốn truyện lịch sử)

Giáo án Củng cố, mở rộng trang 34

Giáo án Thu điếu

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 42

Giáo án Thiên Trường vãn vọng

Đánh giá

0

0 đánh giá