Tác giả tác phẩm Bàn về đọc sách – Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo)

323

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Bàn về đọc sách Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Bàn về đọc sách – Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả

                                Bàn về đọc sách - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chu Quang Tiềm (19 tháng 9 năm 1897 -  6 tháng 3 năm 1986)

- Quê quán: Trung Quốc

 

 Các tác phẩm chính: Tâm lí học văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách… 

II. Tác phẩm Bàn về đọc sách

1. Thể loạiNghị luận xã hội

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm nằm trong sách Ngữ văn 9 tập 2, Nguyễn Khắc Phi( Tổng chủ biên), Trần Đình Sử dịch, NXB Việt Nam(2011)

3. Phương thức biểu đạt: nghị luận

4. Tóm tắt Bàn về đọc sách

- Văn bản bàn về việc đọc sách mang lại những lợi ích gì cho người đọc , và đưa ra 2 vấn đề trở ngại lớn của việc đọc sách, cuối cùng tác giả đưa ra các bí quyết để đọc sách hiệu quả hơn

Bàn về đọc sách - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Bàn về đọc sách

- Phần 1: từ đầu…làm kẻ lạc hậu: Tầm quan trọng của sách

- Phần 2: tiếp theo…những cuốn sách quan trọng , cơ bản: trở ngại của việc đọc sách

- Phần 3: còn lại: bí quyết của việc đọc sách

6. Giá trị nội dung tác phẩm Bàn về đọc sách

- Văn bản bàn  về giá trị và bí quyết của việc đọc một cuốn sách

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bàn về đọc sách

- Đưa ra ý kiến, giả thích dễ hiểu

- Lý lẽ mang tính thuyết phục cao

- Sắp xếp các ý kiến theo thứ tự hợp lý

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bàn về đọc sách

1. Lợi ích và những trở ngại của việc đọc sách

- Lợi ích của việc đọc sách

+ Đọc sách là một con đường quan trọng trong học vấn

+ Sách vở ghi chép, lưu truyền lại lịch sử của nhân loại

+ Kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần

- 2 trở ngại của việc đọc sách

+ Sách đáng quý nhưng chỉ là một thứ tích lũy

+ Nó có thể làm trở ngại cho việc nghiên cứu

- Tác giả đã đưa ra và làm rõ trở ngại  của việc đọc sách

+ Sách khiến người ta không chuyên sâu

+ Sách nhiều  dễ khiến cho chúng ta lạc hướng

+ Người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất

2. Bí quyết của việc đọc sách

- Tác giả đưa ra nhiều bí quyết để đọc sách trở nên tốt hơn

+ Phải chọn cho tinh,đọc cho kĩ

+ Số lượng nhiều không bằng đọc chất lượng

+ Nếu đọc mười quyển sách mà lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc muòi lần

+ Đọc sách không thể đọc nhiểu coi là vinh dự, đọc ít  không thể coi là xấu hổ

+ Đọc ít nhưng mà kĩ, luyện nếp nghĩ sâu xa

+ Đọc để bản thân hiểu, biết thêm kiến thức chứ không phải  để lừa dối bản thân mình

Đánh giá

0

0 đánh giá