Bài 2 trang 113 Toán 11 Tập 1 | Cánh Diều Giải Toán lớp 11

297

Với giải Bài 2 trang 113 Toán 11 Tập 1 Cánh Diều chi tiết trong Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Bài 2 trang 113 Toán 11 Tập 1 | Cánh Diều Giải Toán lớp 11

Bài 2 trang 113 Toán 11 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AA’, C’D’, AD’. Chứng minh rằng:

a) NQ // A’D’ và NQ = 12 A’D’;

b) Tứ giác MNQC là hình bình hành;

c) MN // (ACD’);

d) (MNP) // (ACD’).

Lời giải:

a)

Toán 11 (Cánh diều) Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp (ảnh 11)

Trong mp(ADD’A’), xét DAA’D’ có N, Q lần lượt là trung điểm của AA’ và AD’

Do đó NQ là đường trung bình của tam giác

Suy ra NQ // A’D’ và NQ = 12 A’D’.

b)

Toán 11 (Cánh diều) Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp (ảnh 12)

Ta có: A’D’ // AD // BC, mà NQ // A’D’ (câu a) nên NQ // BC hay NQ // MC.

Ta cũng có A’D’ = AD = BC, mà NQ = 12 A’D’ (câu a) nên NQ = 12 BC

Lại có BM = MC = 12 BC (do M là trung điểm BC)

Do đó NQ = MC.

Tứ giác MNQC có NQ // MC và NQ = MC nên là MNQC hình bình hành.

c)

Toán 11 (Cánh diều) Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp (ảnh 13)

Do MNQC hình bình hành nên MN // QC

Mà QC ⊂ (ACD’) nên MN // (ACD’).

d)

Toán 11 (Cánh diều) Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp (ảnh 14)

Gọi O là trung điểm của ABCD.

Trong (ABCD), xét DABC có O, M lần lượt là trung điểm của AC, BC nên OM là đường trung bình của tam giác

Do đó OM // AB và OM = 12 AB.

Mà AB // D’P nên OM // D’P.

Lại có D’P = 12 D’C’ và D’C’ = AB nên OM = D’P.

Xét tứ giác D’PMO có OM // D’P và OM = D’P nên là hình bình hành

Suy ra PM // D’O

Mà D’O ⊂ (ACD’) nên PM // (ACD’).

Ta có: MN // (ACD’);

           PM // (ACD’);

           MN, PM cắt nhau tại điểm M và cùng nằm trong mp(MNP)

Do đó (MNP) // (ACD’).

Đánh giá

0

0 đánh giá